“Cơn lốc” mang tên Clowncore – Khi ai ai cũng muốn trở thành những chú hề

Ngày đăng: 14/04/23

Không hài hước cũng không khiến mọi người bật cười, Clowncore có lẽ là một “giao diện” vui vẻ và vô tư đúng nghĩa – những điều mà cuộc sống hiện tại của chúng ta không còn!

Có lẽ rạp xiếc đã có mặt tại thế giới thời trang! Xuyên suốt tháng thời trang đến những màn lăng xê của các ngôi sao trong suốt thời gian vừa qua, dường như chúng ta cũng dễ dàng nhận ra được âm hưởng của sân khấu, của nghệ thuật đang “xâm chiếm” thế giới thời trang.

Christopher John Rogers đã bắt đầu mọi thứ với bộ sưu tập Pre-Fall 2023 của mình, nhà thiết kế trình làng giới mộ điệu bộ suit chú hề màu trắng ngà kỳ diệu, điểm xuyết những bông hoa lụa để tăng thêm phần kịch tính. Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của những chú hề dường như đã đạt đến đỉnh cao, rồi dần tạo nên một hiện tượng cụ thể – Clowncore – một làn sóng dữ dội trên đường đua xu hướng thời trang trong thời đại mới. Clowncore thực sự đã ghi danh ở khắp mọi nơi, cụ thể như tại các show diễn haute couture mùa xuân năm 2023 ở Paris. Chúng ta có màn giới thiệu của Dior với một chiếc cổ áo chú hề lạ mắt lấy cảm hứng từ tủ quần áo của Josephine Baker; trong khi Armani Privé hoàn toàn cống hiến ngôn ngữ sáng tạo cho các họa tiết và hoa văn harlequin lấp lánh. Show diễn của Armani Privè tựa như sự tái hiện tinh vi của phong cách chú hề đầy táo bạo của Harley Quinn; bao gồm những chiếc váy maxi nhẹ nhàng và có đường cong được tô điểm bằng những đường diềm xếp nếp theo phong cách Pierrot và được làm nổi bật bởi các họa tiết kim cương, đường băng còn là một bản phối hoàn hảo của màu xanh mòng két, màu hoa cà, xanh nhạt và vàng. Những chiếc mũ và nơ trang trí trên đầu tại Chanel gợi nhắc đến hình ảnh của những chú hề “thủ lĩnh”  Ngay cả show diễn mùa thu 2023 của Marni, diễn ra ở Nhật Bản, chúng ta cũng đã thấy được những phom dáng, bản in và màu sắc hoàn hảo cùng đó là sự ngớ ngẩn đặc trưng dành cho những chú hề. 

Christopher John Rogers Pre-Fall 2023
Christopher John Rogers Pre-Fall 2023
Armani Privè
Armani Privè
Marni
Chanel Couture Spring 2023
Tomo Koizumi

Tomo Koizumi

Năm 2023 cũng không hẳn là lần đầu tiên Clowncore được các nhà thiết kế “nhắc” tên các đường băng của họ. Từ Dior, Valentino Undercover, Rick Owens cho đến Nanushka, các thương hiệu thời trang cao cấp đã đem vẻ đẹp kỳ dị đặc biệt của những chú hề vào mùa Thu năm 2021 của mình. Các bộ sưu tập Xuân Hè 2022 của Givenchy và Saint Sintra cũng là những minh họa thú vị cho những chú hề nghịch ngợm, chuẩn chỉnh từ bản in, họa tiết đến màu sắc. Puppets and Puppets ở cả hai mùa giải năm 2020 cũng đã mang đến những váy kiểu dáng độc đáo, những lớp trang điểm ấn tượng và những phụ kiện kỳ quặc, khiến người xem phải thốt lên Clowncore! BST Pre-Fall 2022 của Batsheva Hay cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với năng lượng tích cực và vui vẻ của những chú hề cùng những chiếc váy bồng bềnh.

Ở Tomo Koizumi, giới mộ điệu sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp vui vẻ của những chú hề, của bảng màu sặc sỡ cùng phom dáng được phóng đại khổng lồ được cắt nghĩa bằng một ngôn ngữ thiết kế lãng mạn đặc trưng. “Tinh thần Clowncore của bộ sưu tập xuất phát từ mong muốn được vui vẻ, không quá nghiêm túc. Mong muốn này cũng xuất phát từ thời đại khó khăn và buồn tẻ mà chúng ta đang trải qua. Thế giới hiện tại thật đáng sợ và nghiệt ngã đến nỗi những bộ quần áo nghiêm túc và gò bó dường như xuất hiện quá nhiều. Ngoài ra, việc sống tách biệt hơn với thế giới trong hai năm qua đã cho phép tôi chơi đùa nhiều hơn, giống như một đứa trẻ trong tủ quần áo của chúng, và việc này đã khiến tôi khám phá ra và xây dựng một nhân vật giống như một chú hề trong thế giới thời trang của mình.” nhà thiết kế chia sẻ. Cột mốc năm 2023 trong quyển biên niên sử thời trang, Clowncore cũng là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà mốt đình đám từ Christian Dior cho đến Moschino, Maison Margiela và Christopher John Rogers. Vào thời điểm đấy, nhắc đến Clowncore có lẽ giới mộ điệu sẽ không quên thời huy hoàng của Gallino tại Dior – một tiền thân “iconic” của tinh thần Clowncore.

Undercover Fall 2021
Givenchy SS22
Batsheva Hay Pre-Fall 2022
Valentino Couture Fall 2021
Noir Kei Ninoyima, fall 2021 ready-to-wear
Valentino Fall 2021
Tomo Koizumi
Triều đại Gallino tại Dior – một tiền thân “iconic” của tinh thần Clowncore.

John Galliano tại Dior

John Galliano và những diện mạo chú hề iconic tại Maison Margiela

Xuất hiện trên khắp đường băng thời trang từ lâu, từ dòng RTW đến Haute Couture, vậy Clowncore thực chất là gì? Có phải thuật ngữ này chỉ xoay quanh những bộ đồ kỳ dị và tinh nghịch? Clowncore chỉ đơn giản là một sợi dây liên kết chặt chẽ hơn giữa “hóa trang” và “thời trang” nhưng ranh giới đó gần hơn một chút với khía cạnh xoay quanh định nghĩa về hóa trang. Clowncore cũng đặc trưng với tinh thần ngộ nghĩnh của Camp và trong thế giới Haute Couture xa xỉ, vẻ đẹp này còn có thể bị xem là thiếu sang trọng! Không bàn luận đến bản chất gây cười và tính giải trí của chúng, Clowncore – một xu hướng thời trang mang đến thật nhiều niềm vui cho người mặc. 

The Clown Couture Collection by Antoinette Beenders
Schiaparelli Spring 2019 Couture
Schiaparelli Spring 2016 Couture

Jeremy Scott Fall 2015

Mỗi khi nhắc về những chú hề, chắc hẳn ngay lập tức trong đầu của chúng ta đầu sẽ gợi lên hình ảnh về bữa tiệc sinh nhật của trẻ em, các vở hài kịch vui nhộn; những nhân vật u ám trong Joker và rùng rợn như Pennywise; hay những bản phối đầy khó chịu từ sự xung đột trên màu sắc, bản in, kiểu dáng trang phục, chất liệu rẻ tiền; lớp trang điểm harlequin và chiếc mũi đỏ. Nói không khoa, những chú hề sẽ có nhiều hình ảnh khác nhau tương ứng với những lĩnh vực mà chúng để lại dấu ấn cũng như những mường tượng riêng biệt của từng cá thể. Những chú hề có thể hài hước, đáng sợ, nhưng ở thế giới thời trang những nét đặc trưng về diện mạo của nhân vật này còn gắn liền với haute couture. Và đối với hội tín đồ yêu thích thời trang từ khắp nơi, thậm chí là trên TikTok cùng loạt đường băng hiện nay, có vẻ như những gã hề trong trang phục lòe loẹt đã trở thành nguồn cảm hứng thú vị – tạo nên một hiện tượng thời trang mới mang tên Clowncore. 

Harley Quinn một biểu trưng hiện đại cho những chú hề

Họa tiết hay những dấu ấn đặc trưng nhất của chú hề vốn đã xuất hiện từ rất lâu trong thế giới thời trang. Trên thực tế, những chú hề đầu tiên được biết đến có từ Vương triều thứ Năm của Ai Cập, khoảng năm 2400 trước Công nguyên. Với sự gắn liền sâu sắc với những bộ đồng phục, nên cũng từ đây, vẻ ngoài của những chú hề cũng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cụ thể trong nhiều thế kỷ. Pierrot, nhân vật kịch câm cổ điển gắn liền với đoàn biểu diễn người Ý vào thế kỷ 17 ở Paris, có lẽ là chú hề thời trang nhất mọi thời đại. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo huyền thoại của nhà thiết kế, từ John Galliano đến Vivienne Westwood. Một trong những người đầu tiên bị mê hoặc bởi những chú hề chính là NTK vĩ đại Elsa Schiaparelli, người đã giới thiệu bộ sưu tập Circus vào năm 1938, bao gồm những chiếc áo khoác được dệt bằng lông vũ, bản in về những chú ngựa đang nhảy múa và cả hàng nút mô phỏng lại cơ thể của các diễn viên nhào lộn trong rạp xiếc do Jean Schlumberger thiết kế.

Pierrot

Elsa Schiaparelli, The Circus Collection 1938
Elsa Schiaparelli, The Circus Collection 1938
Vivienne Westwood 1994

Vivienne Westwood, John Galliano, Dior và Moschino là những cái tên theo sau, đã mang đến những sàn catwalk cùng hàng loạt thiết kế thu hút, quyến rũ và lập dị của những chú hề từ Pierrot đến Harlequin – tạo nên những dấu ấn sáng tạo đi vào lịch sử của làng mốt. Bạn còn nhớ hình ảnh iconic của Karlie Kloss trong vai chú hề Pierrot tại đường băng Dior Couture Fall 2011 hay Bella Hadid trong vai Harlequin trên sàn diễn của Moschino SS20 không?Vào năm 1989, Vivienne Westwood cũng đã thử nghiệm với những bản in Harlequin. Ở bộ sưu tập Menswear SS18 của Vivienne Westwood, các chú hề lại đến “gõ cửa” một lần nữa – ở đây chúng ta có những chiếc cổ áo quá khổ, cách trang điểm từ những chú hề buồn bã cách điệu đến những nhân vật Joker đáng sợ. Vào năm 2009, show diễn Ready-to-Wear Thu Đông hoành tráng của Alexander McQueen tại Tuần lễ thời trang Paris đã gây ấn tượng sâu sắc với sự xuất hiện táo bạo của những khuôn mặt trắng toát, đôi lông mày được tẩy trắng cùng đôi môi đỏ lấp lánh như chú hề, cùng đó là bản họa tiết harlequin đan xen với những đường sọc đặc trưng. Ở bộ sưu tập Thu Đông 2001, Alexander McQueen đã lấy cảm hứng từ cách trang điểm và quần áo từ concept Clown-Go-Ground để tạo ra những chú hề gothic hơi đáng sợ và đầy ma mị – trái ngược hoàn toàn với tinh thần vui tươi và hạnh phúc mà Clowncore hướng đến. 

Vivienne Westwood 1989
Vivienne Westwood 1989
Karlie Kloss, Dior Couture Fall 2011

Dior Couture Fall 2011
Dior Couture Fall 2011
Alexander McQueen Fall 2001
Alexander McQueen Fall 2001
Alexander McQueen Fall 2009

Tại Gucci Spring 2018, làng mốt cũng đã thấy được một bộ suits phom dáng không khắc bộ đồ chuyên dụng của các chú hề cùng kích thước quá khổ với những đường diềm xếp nếp ở tay áo và chân; cùng các ngôi sao và mặt trăng lấp lánh làm điểm nhấn. Ở tuần lễ haute couture fashion week SS19, đã có một rạp xiếc của những chú hề nhưng thanh lịch và sang trọng hơn một chút tại nhà mốt Christian Dior, có lẽ người xem ngày hôm đấy chẳng mấy chú tâm vào các màn nhào lộn, thay vào đó là các chiếc mũ lấp lánh, bản in đặc trưng cùng những đường kẻ sọc nhiều màu, cổ áo cùng chiếc áo choàng đồ sọ và cả những lớp makeup được lấy cảm hứng từ chú hề. Và ở thế giới vui nhộn của Moschino đặc biệt dưới triều đại của nguyên GĐST Jeremy Scott, cụ thể là ở mùa Xuân Hè năm 2020, giới mộ điệu đã hiếm hoi thấy được hai chị em làng mẫu Gigi và Bella Hadid bước trên sàn diễn trong trang phục lấy cảm hứng từ những chú hề thực thụ. Những vụ nổ “tiên phong” đấy là một tiền đề vững vàng cho hàng loạt làn sóng phía sau cùng sự hiện đại, phá cách và kỳ lạ hơn theo từng giai đoạn. 

Dior Couture SS19
Dior Couture SS19
Dior Couture SS19
Moschino SS20
Moschino Resort 2019

Vivienne Westwood

Không chỉ càn quét các đường băng trong thế giới thời trang hào nhoáng, Clowncore được “hồi sinh” và tái định nghĩa nhờ vào cộng đồng thời trang trên TikTok, nơi mà hashtag #clowncore đã thu hút hơn 500 triệu lượt xem. Được “hồi sinh” ở thời đại mới, Clowncore gắn liền với những gam màu tươi sáng, họa tiết vui nhộn đôi khi kỳ lạ và lập dị, cùng bóng dáng và phom dáng được phóng đại giống như cách mà ngày nay các nhà thiết kế “bơm hơi” của Loewe và Bottega Veneta hay đôi bốt đỏ khổng lồ viral của MSCHF.

Với độ phủ kinh khủng trên khắp nền tảng, giờ đây chúng ta không chỉ thấy những chú hề trên sàn diễn thời trang, các ngõ ngách trên phố mà còn trên những thảm đỏ sang trọng dưới những bộ cánh xa hoa. David Bowie, Freddie Mercury, và Harry Styles, đều để lại dấu ấn khó phai trong lịch sử thời trang bằng những diện mạo của các chú hề. Chú hề buồn bã kinh điển – Pierrot cũng là tài liệu tham khảo chính cho diện mạo mà Emma Corrin (ngôi sao của The Crown) xuất hiện tại Qủa cầu vàng 2021. Đó là một bộ cánh của Miu Miu đầy sang trọng, đôi mắt kiểu Twiggy kèm theo một giọt nước mắt lấp lánh, kết hợp cùng mái tóc đen bóng mượt tựa như chiếc mũ trùm đầu của chú hề Pierrot; và một chiếc cổ áo xếp nếp màu trắng quá khổ nằm trên chiếc váy dài chấm đất thanh lịch với cánh tay áo phồng phóng đại cũng như mảng họa tiết chấm bi điểm xuyết với những viên pha lê lấp lánh. Những chiếc váy ngoại cỡ với phom dáng được “thổi phồng” ngộ nghĩnh – trang phục quen thuộc của những chú hề cũng là nguồn cảm hứng cho vẻ ngoài của Michelle Williams trong một buổi photoshoot cho W Magazine hoặc bộ đồ latex mà Sam Smith đã diện tại Brit Awarads 2023. Sự khởi đầu cho “cơn cuồng” chú hề trong thời gian sắp tới ắt hẳn còn phụ thuộc vào bộ phim Joker 2. Dù vẫn đang trong quá trình quay, nhưng những bức ảnh đầu tiên của Lady Gaga trong vai Harley Quinn cùng chiếc áo hở ngực, áo khoác sa tanh đỏ với tay áo bằng vải tuyn, váy ngắn bằng da và tất đen trong suốt, kết hợp của bản in Harlequin đặc trưng, đã trở thành tâm điểm chú ý của báo chí truyền thông đặc biệt là những tạp chí, trang tin thời trang nổi bật. 

David Bowie và Freddie Mercury
Harry Styles
Harry Styles trong concert của mình
Sam Smith tại Brit Awards 2023
Michelle Williams chho W Magazine
Emma Corrin tại Qủa cầu vàng 2021
Twiggy in The Boy Friend, 1971
Lady Gaga trong Joker 2

Nhưng tại sao vào năm 2023, những chú hề lại trở thành “nàng thơ” được thế giới thời trang khao khát? Clowncore lại trở thành một xu hướng thời trang mới trong làng mốt? Có lẽ đó là một phản ứng “hợp lý” đối với khía cạnh khác của chủ nghĩa tối giản cứng nhắc, đang “thống trị” thời trang hiện nay. Khi trải qua một khoảng thời gian khó khăn từ tác động của dịch bệnh và bắt đầu thích ứng với nhịp sống bình thường mới, thì cũng là lúc chủ nghĩa tối đa cũng như xu hướng Dopamine dressing được lên ngôi và được lăng xê từ sàn diễn đến đời thực. Nói cách khác, dường như ai ai, mọi tín đồ đều muốn thể hiện cá tính bên trong thông qua sự “cuồng loạn” từ những bản phối thời trang. Tuy nhiên, cùng với đó là mặt trái của quang phổ, bên cạnh sự lên ngôi của chủ nghĩa tối đa, mọi người đang còn khao khát sự “hợp lý và thực tế trong thời trang. Giờ đây, những thiết kế mới trong thời trang không chỉ phải đảm bảo được sự cá tính trong kiểu dáng mà còn phải thực sự tiện năng, ứng dụng cao. Bằng chứng là sự phấn khích của làng mốt trước sự trở lại đắc thắng của Phoebe Philo. Gần đây, Bottega Veneta cũng đã đánh đổi chất liệu da và sequin nhiều màu sắc để lấy lại những thước denim làm từ da, còn Miu Miu và Valentino thì đẩy mạnh sự xuất của những trang phục trung tính, đậm chất thường nhật. Vì thế, màn biểu diễn của những chú hề tựa như một sự phản ứng nhanh nhẹn và không biến mất dù bị lấn át bởi những xu hướng trái ngược hoàn toàn. Được định nghĩa cùng những màu sắc rực rỡ nhất, sự phóng đại từ phom dáng đến họa tiết, những mảng hoa văn kim cương, đường xếp ly ngay ngắn, và cả sự vui nhộn nhưng cũng đầy lập dị không dễ thay thế, sự có mặt của Clowncore cùng những chú hề tựa như sự song hành hoàn hảo cho vẻ đẹp tối giản được ưa chuộng hay xu hướng “quiet luxury” đang thịnh hành. 

Thom Browne và Clowncore
Maison Margiela và Dior

Sara Camposarcone – một trong những tín đồ maximalism và clowncore chính hiệu

 

@saracampz Welcome to the freak show hehe🤡🎪🎡#fyp #grwm #fashiontiktok #styleinspo #maximalism #maximalist #vintage #thrifted #betseyjohnson #clowncheck #clownmakeup #clowncore #halloweencostume #ootd #ootn ♬ original sound – Sara Camposarcone

@saracampz The “It” inspired outfit of my dreams🎈🤡🎡🎟️🎠 Now off to a carnival themed photoshoot❤️ #fyp #grwm #styleinspo #fashiontiktok #ootd #photoshootstyling #loewe #loeweballoonpumps #loewesunnies #clowncore #carnivalclown #maximalism #maximalist #vintage #thrifted #designershoes ♬ 99 Luftballons – Nena

@bixbop Reply to @_tessaclark FREAKING CLOWN MODE🤡 #clowncore #clownaesthetic #dailystyleinspo #outfitoftheday✨ #vintageclowns #GetTheWChallenge ♬ original sound – bixbop

Đúng với bản chất của những chú hề về tính sân khấu – phẩm chất thoát ly thực tế này cũng là lý do khiến Clowncore dần trở nên phổ biến hiện nay. Thật vậy, dường như chúng ta đang mong muốn trở nên ngớ ngẩn, hóm hỉnh nhưng cũng không kém sang trọng khi mọi thứ xung quanh trở nên đen tối. Con người cần tìm thấy niềm vui ở đâu đó và có lẽ việc mặc những bộ quần áo vui nhộn như những chú hề này, cho phép chúng ta thể hiện cái tôi, những xúc cảm và cả niềm vui của chính mình. Sự trỗi dậy của những chú hề cũng trùng khớp với tình hình của nền kinh tế hiện tại. Bởi lẽ, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, dường như con người đều trở nên hoài niệm về những điều tốt đẹp trong quá khứ như những ký ức tuổi thơ vui nhộn và đầy hồn nhiên; những tiết mục vui vẻ trong rạp xiếc cũng như của các chú hề đã kéo mọi người ra khỏi màn sương mù ảm đạm mà chúng ta đã và đang trải qua kể từ năm 2020. 

@thatcurlytopp we love supporting small susty designers for #NYFW ♬ the perfect pair – beabadoobee

@kelley.heyer More of these looks coming soon #clowncore #fashiontrends2022 ♬ SugarCrash! – ElyOtto

Xét cho cùng, có lẽ Clowncore là một “giao diện” vui vẻ và vô tư – điều mà cuộc sống của chúng ta hiện tại không có. Và vẻ đẹp của chú hề cũng nằm ở đó. Đôi khi, thời trang cũng tương tự với hóa trang, theo nghĩa nó là một bộ trang phục được mặc để thể hiện một diện mạo hoặc gu thẩm mỹ nhất định; hoặc nó sẽ là chiếc áo giáp nhân cách hàng ngày, là lăng kính mà chúng ta muốn thế giới nhìn mình. Mong muốn trở thành những chú hề còn như một hành động tự khẳng định và bênh vực cho phiên ồn ào nhất và táo bạo nhất của bản thân. Đây còn là một động thái có ý nghĩa đặc biệt vào thời điểm mà thời trang đang khuyến khích sự thể hiện con người thật trong mỗi chúng ta mà không một chút xấu hổ. Tại sao không cười, không chơi đùa với thời trang khi cảm thấy cuộc sống hàng ngày hơi đáng sợ, hoặc thậm chí tệ hơn là nhàm chán? Và có lẽ vẻ đẹp lập dị, kỳ lạ, hài hước đặc trưng của những chú hề hay Clowncore sẽ khiến cuộc sống đầy mệt mỏi này thêm dễ dàng đối với chúng ta hơn một tí!

Moschino
Moschino

Thực hiện Huỳnh Trân

Theo Vogue, Harper’s Bazaar, nssgclub