Thảm đỏ đã từ đâu trở thành biểu tượng của các lễ trao giải?

Ngày đăng: 13/04/23

Thảm đỏ đối với nhiều người mang đến “cảm giác” về danh tiếng, địa vị và vô vàn sự xa hoa. Tuy nhiên hiếm có ai biết đến nơi đặt nền móng cho định nghĩa này trong tiềm thức chúng ta.

Nhắc đến màu đỏ, ta ngay lập tức cảm nhận được biểu thị của sức nóng, sự cuồng nhiệt và năng lượng cháy bỏng. Vào hàng thế kỷ về trước, giới cầm quyền đã sử dụng sắc đỏ trong thời trang của họ như một cách để thể hiện quyền lực, sang trọng trong suốt hàng trăm năm, ấn định vào tâm trí của con người về ý nghĩa của màu sắc. Từ đó màu đỏ là màu sắc quan trọng không thể thiếu đối với một số sự kiện lớn, trong đó không thể không kể đến các lễ trao giải, nơi những tấm thảm có sắc màu này được trải dài dọc trên lối đi. 


Vào thời kỳ Hy lạp cổ, trong vở kịch Agamemnon được viết vào năm 458 Trước Công Nguyên, viết về vua Agamemnon, ông vua khi trở về từ trận chiến thành Troy đã được đón chào bằng tấm thảm đỏ trải trên lối đi. Nhưng nghi thức đó vốn được tin rằng chỉ dành để phục vụ cho các vị thần bước trên tấm thảm để tránh chạm phải mặt đất giống như người phàm. Và vì sắc đỏ vốn là màu biểu trưng cho sự cao quý và quyền lực, điều này dấy lên một sự lo sợ cho nhà vua, gây nên sự chùn bước trước viễn cảnh chà đạp lên những “vẻ huy hoàng nhuốm màu”. Khoảnh khắc đó như được ấn định rằng các đấng tối cao sẽ không tha thứ cho Agamemnon.

Vậy nhưng vào thời kỳ Phục Hưng, những phàm nhân nhỏ bé đi lại trên những tấm thảm đỏ mà không mang lại bất kỳ sự trừng phạt nào cho họ, tuy nhiên không phải ai cũng có được đặc quyền đó. Các bức họa thời Renaissance đã cho thấy chỉ những người lãnh đạo của các tôn giáo hay quý tộc là những người duy nhất được bước đi trên những tấm thảm màu đỏ vì chúng là sắc màu rất đắt giá và quý hiếm. Được nhuộm từ một loài bọ có vảy đỏ là cánh kiến, có nguồn gốc từ châu Mỹ và chỉ những người có gia tài khổng lồ mới có thể đưa chúng băng qua Đại Tây Dương. 

Tua đến những năm 1900s, thảm đỏ đã được tung ra cho các ngôi sao vào thời kỳ đầu của nền công nghiệp điện ảnh. Người dẫn chương trình quá cố của Hollywood – Sid Grauman đã tạo ra truyền thống thảm đỏ bằng việc trải một lối đi màu đỏ thẫm trước Nhà hát Ai Cập của ông cho buổi ra mắt bộ phim Robin Hood ở Los Angeles vào năm 1922. Đây được cho là năm đầu tiên thảm đỏ “đón” các diễn viên bước vào khi họ xuất hiện tại buổi công chiếu. Tuy nhiên người xem bị mắc kẹt với những tấm hình hai sắc trắng, đen cho đến khi ảnh và phim có màu dần trở nên phổ biến. Ý nghĩa lịch sử của thảm đỏ đã đi từ bản án của vua Agamemnon tới biểu tượng của sự giàu có và quyền thế, tách biệt khỏi bất kỳ một quý tộc hay vị thần nào. Mặc dù có lịch sử lâu đời, đây là thời gian mà “lớp phủ sàn” giá trị nhất thế giới lần đầu tiên được kết hợp với sự xa hoa của Hollywood.

Thảm đỏ ngày nay gắn liền với hàng loạt lễ trao giải, đặc biệt nhất là Lễ trao giải lớn nhất màn bạc – Oscars. Cốt truyện của Thảm đỏ không thay đổi kể từ khi nó được trải xuống lần đầu tiên trong buổi công chiếu phim Hollywood vào 101 năm trước, câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để sáng tạo cho mỗi tấm thảm khác nhau một chút?”. Đáp án nằm ở các diễn viên thuộc thập niên 70s, “Express Yourself” 80s, và những năm đầu của thập niên 90s,… cùng những bộ cánh xuất hiện độc đáo. Bắt nguồn từ bộ vest Scaasi trong suốt, đính sequin mà Barbra Streisand mặc trong lễ nhận giải Oscars năm 1969 (phim Funny Girl).

Barbra Streisand trong lễ nhận giải Oscars năm 1969 (Funny Girl)

Sau khoảnh khắc đình đám trên bục vinh quang đó, các ngôi sao đã bắt đầu chăm chút cho vẻ ngoài của mình hơn tại các thảm đỏ bằng gu thời trang phong phú của họ. Kịch bản bất ngờ này kết hợp với văn hóa quan tâm tới giới nổi tiếng ngày càng lớn nhờ sự ra đời của tạp chí People năm 1974, tất cả đã đưa tấm thảm đỏ lên trên một tầm cao mới. 

Đối với Haute Couture mùa xuân năm 199, John Galliano khi ở giai đoạn đầu của sự thổi hồn cảm hứng lãng mạn cho nhà mốt Dior. Sở hữu cho mình một bộ sưu tập tinh tế và sắc sảo, có thể kể đến như chiếc đầm lụa màu xanh cốm với họa tiết thêu chinoiserie (Chinese-like) lấy cảm hứng từ các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc của các bậc thầy phương Đông cùng với đường viền lông thú đính ở đường xẻ bên tạo nên một kiệt tác rất mê hoặc. Tại lễ trao giải Oscars lần thứ 69, Nicole Kidman đã một lần nữa, mãi mãi thay đổi trang phục trên thảm đỏ một cách đầy độc đáo.

Nicole Kidman trong chiếc đầm Dior bởi Galliano tại Oscars 1997
Được xem như một trong những “đặc sản” khi nhắc về Oscars, tuy nhiên vào Lễ trao giải Oscars 2023, làng mốt và cả giới giải trí đã vô cùng bất ngờ khi chiếc thảm đỏ đặc trưng lần đầu tiên bị thay màu thành sắc vàng ánh kim long lanh của rượu Champagne.

Trong khi độ phổ biến của thảm đỏ vẫn tương đối ổn định kể từ những năm 1990s, có thể nhận thấy thảm đỏ dần xuất hiện những mô hình kinh doanh từ khoảng năm 2007, cùng sự thịnh hành của mạng xã hội đẩy nhanh những sự quan tâm đến các sự kiện thảm đỏ và thời trang của các celebs.

Kể từ đó, các thương hiệu thời trang đã nhận ra và bắt đầu tận dụng sức mạnh của thảm đỏ cho mục đích riêng của họ, ký hợp đồng với các ngôi sao để chứng thực độc quyền – Jennifer Lawrence với Dior, Margot Robbie với Chanel – đảm bảo rằng những ngôi sao này sẽ chỉ mặc đồ của họ tại các lễ trao giải Academy Awards, biến các ngôi sao thành những “biển quảng cáo” cho những sản phẩm mà họ có.

Balmain Haute Couture là lựa chọn của Kylie Jenner tại Lễ trao giải Grammy 2019. Diện trên mình bộ jumpsuit màu hồng cùng đôi găng tay đặc biệt kết hợp với chiếc thắt lưng làm điểm nhấn cho trang phục.

Rihanna tại Grammy Award 2015 trong thiết kế của nhà mốt Giambattista Valli Spring/Summer 2015 Haute Couture.

Hay như Rihanna khi không hề nao núng, diện lên mình một chiếc váy công chúa nhiều tầng của thương hiệu Giambattista Valli, họa một vẻ đẹp lộng lẫy tại lễ trao giải Grammy 2015. Giọng ca hoàng oanh mặc một chiếc đầm có phần áo quây được đính kết tinh xảo, phần thân váy màu hồng được làm thủ công với những đường thêu vô cùng cầu kỳ. 

Cardi B tại Grammy Awards 2019 trong thiết kế của nhà mốt Thierry Mugler, Fall/Winter 1995 Haute Couture.

Cardi B không những gây ấn tượng bởi màn trình diễn ca khúc Money tại Grammy 2019 mà còn là diện mạo nữ ca sĩ trong bộ cánh Haute Couture của Thierry Mugler. Cô khơi lại một thiết kế lâu đời của nhà mốt từ 90s trong chiếc đầm lấy cảm hứng từ sự ra đời của nữ thần tình yêu và sắc đẹp (“The birth of Venus”)

Bên cạnh những Lễ trao giải về các loại hình nghệ thuật như phim ảnh hay âm nhạc, thảm đỏ cũng là một phần quan trọng, không thể thiếu tại các lễ trao giải thời trang, dưới đây là một vài looks thảm đỏ nổi bật nhất của các ngôi sao tại Fashion Awards 2022 vừa qua.

Hơn hết, không thể không nhắc tới một trong những thảm đỏ đang ngày được trở nên quan trọng bậc nhất đó là Met Gala. Được dẫn dắt bởi bàn tay Anna Wintour của tạp chí Vogue, sự kiện thảm đỏ Met Gala dễ dàng trở thành thảm đỏ hào nhoáng, quyến rũ và thu hút nhất trong năm. Khác với việc diễn ra trước một vài show trao giải lớn, thảm đỏ tại Met Gala chính là một show diễn thời trang thực thụ hay còn được làng mốt biết đến như một trong những thảm đỏ quan trọng nhất trong giới thời trang – đại sảnh thời trang lớn nhất hành tinh mà ngôi sao nào cũng ao ước được một lần tham dự!

Người mẫu 28 tuổi xuất hiện tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan trong bộ trang phục táo bạo của thương hiệu Versace. Bộ jumpsuit màu đỏ tía được tô điểm bằng chiếc corset ôm sát, tôn lên vóc dáng và đường cong quyến rũ. Gigi khoác ngoài chiếc áo phao puffer jacket bằng lụa khổng lồ tạo nên một tổng thể hài hòa và cân đối, gây choáng váng với cái nhìn đầy mê hoặc khiến cho công chúng lóa mắt bởi vẻ đẹp ngoạn mục.

Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng lượng theo dõi các lễ trao giải kỳ cựu lớn như Oscars đang ngày càng giảm đi sự thu hút và thậm chí có thể sẽ được chuyển thành các chương trình truyền hình trực tuyến trong tương lai dựa theo bài viết của Jackson Weaver (nhật báo CBC News). Nhưng ngay cả khi điều đó có thực sự xảy ra thì thảm đỏ vẫn sẽ tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác bởi tầm quan trọng và sự đặc biệt đã đi sâu vào tiềm thức của công chúng. 


Thực hiện: Linh