Thị trường Streetwear đã thay đổi ra sao trong thời gian gần đây?
Ngày đăng: 28/06/23
Thị trường Streetwear đã thay đổi ra sao trong thời gian gần đây sẽ được thể hiện qua báo cáo của Launchmetrics.
Năm nay, trong làng thời trang đường phố diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ, chẳng hạn như sự hợp tác của Tiffany với Nike, Gucci với adidas và lần thay đổi bao bì hộp mới đây nhất của Yeezy. Lí giải cho những cú bắt tay này có lẽ là bởi vì họ đã trở nên “ngán ngẩm” với những thiết kế giản đơn được ra mắt qua từng mùa như những chiếc áo hoodie và giày thể thao có logo. Do đó, họ cần tìm ra một cách mới để thu hút sự chú ý của công chúng.
Theo báo cáo của Launchmetrics, năm 2022 dường như là một bước tiến mới trong toàn ngành, các ông lớn đang phải đau đầu với những chiến dịch để chinh phục nhóm khách hàng mới, những người có tầm ảnh hưởng và chủ đề mới, tất cả thu về tổng doanh thu truyền thông là 185,9 tỷ USD.
Trong một cuộc phân tích tác động truyền thông của các thương hiệu quần áo thể thao trên toàn thế giới, Launchmetrics dựa trên những chỉ số MIV (Giá trị tác động truyền thông) tương ứng của các thương hiệu khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau.
Theo đó, Châu Mỹ đã tăng trưởng đều đặn 7% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt MIV hiện tại là 2,7 tỷ USD, trong khi đó EMEA tăng 4%, ở mức 2,2 tỷ USD và Trung Quốc đã thu về hơn 50%, hiện ở mức 1,8 tỷ USD. Sự tăng trưởng đáng kể này, đã được Giám đốc điều hành của công ty phân tích Michael Jaïs giải thích rằng điều này phụ thuộc vào một số yếu tố: “chẳng hạn như thay đổi sở thích của người tiêu dùng, sự tập trung ngày càng nhiều vào sức khỏe đời sống và tinh thần trong thế giới hậu đại dịch cũng như ý thức rèn luyện thể thao dần dần thống trị thời trang như một xu hướng. Do đó, trang phục thể thao không còn bị giới hạn trong lĩnh vực thời trang biểu diễn và các hoạt động hay sự kiện thể thao, mà đã được tích hợp vào trang phục hàng ngày nhờ sở hữu những đặc tính như thoải mái và đa dạng”.
Để đạt “lên được đỉnh vinh quang” và gặt hái được nhiều thành công trong thế giới đồ thể thao ngày nay với những con số ấn tượng như vậy, thì chúng ta không thể quên đi công lao của thị trường giày thể thao – chiếm 43,3% của toàn bộ lĩnh vực. Phong cách streetwear trở thành tấm gương phản chiếu văn hóa của thế giới xung quanh, giày thể thao giờ đây không chỉ là một vật dụng như trước giờ mà chúng còn là “phương tiện” để thể hiện tính nghệ thuật trong âm nhạc và phim ảnh, đồng thời là biểu tượng địa vị ngang hàng với các món phụ kiện xa xỉ.
Gần đây nhất, ta có thể chứng kiến màn hợp tác giữa hai ông lớn nức tiếng trong ngành trang sức và thể thao: Tiffany và Nike, những thiết kế trong bộ sưu tập chủ yếu lấy tông màu đen và ngọc lam đơn giản đã mang lại cho thương hiệu hơn 16,7 triệu đô la MIV từ giới truyền thông. Nghiễm nhiên trở thành cái “tên vàng” trong danh sách những chiến lược hợp tác lớn nhất giữa những tên tuổi có tiếng trong lĩnh vực xa xỉ và thể thao.
Chúng đem đến nhiều lợi ích hơn đối với hai hãng và chiếm được sự thu hút một phần nhờ những người có ảnh hưởng, và cụ thể hơn là những người có ảnh hưởng vi mô. Đây là “vũ khí tiếp thị bí mật” trên mạng xã hội khi các Influencer sở hữu vài nghìn người theo dõi và dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng trong bất kỳ sản phẩm nào. Mặc dù định nghĩa Influencer đã tồn tại trong nhiều thế kỷ trước, nhưng trong trường hợp này, họ đem đến nhiều lợi ích khác hơn so với những đại sứ truyền thống được biết đến như những người nổi tiếng trong các lĩnh vực liên quan.
Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra rằng Influencer chính là một yếu tố tạo ra MIV cao nhất trong ngành trang phục thể thao và ngược lại, tác động của những ngôi sao hay đại sứ truyền thông của hãng đang giảm nhẹ hàng năm. Có lẽ là vì những người có tầm ảnh hưởng dễ kết nối với cộng đồng hơn, nhóm yếu tố này đã đạt mức tăng trung bình 52% tổng MIV trong suốt năm 2022.
Điểm cuối cùng được nêu ra trong báo cáo Launchmetrics: dự đoán thời trang dạo phố trong tương lai bằng cách đưa ra một điểm quan trọng. Trong những năm gần đây, các thương hiệu thể thao đã bắt đầu tìm kiếm thêm nhiều sự hợp tác với các thương hiệu xa xỉ và thuê những người có ảnh hưởng cũng như những người nổi tiếng trong nhiều ngành nghề để duy trì hình ảnh đa dạng và tăng giá trị của hãng, do đó, thời trang streetwear tại khoảng thời trang này sẽ phải hết sức chú ý đến các bước đi tiếp theo. Theo phân tích của Launchmetrics đã nêu lên mối quan tâm đến tính bền vững chỉ chiếm 1% MIV trong vấn đề liên quan đến trang phục thể thao. Vì vậy, các chuyên gia đang tìm cách để khách hàng quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề này.
Khi đặt điều này lên “cán cân” đạo đức và môi trường, chúng ta phải suy xét rất nhiều góc độ: không chỉ liên quan đến phù hợp với các giá trị của người tiêu dùng, mà còn cải thiện MIV tổng thể của họ và tác động chung của toàn ngành. Nhiều thương hiệu lâu đời, chẳng hạn như Nike và adidas, đã tham gia vào mục tiêu bền vững này với các dự án như End Plastic Waste (Chấm dứt rác thải nhựa) and Run For The Oceans (Hành động vì đại dương) nhưng vẫn cần phải thành lập nhiều dự án như thế hơn nữa.
Thực hiện: Mỹ Tâm