Các ông lớn xa xỉ đã vững độ “khan hiếm” trong kỷ nguyên bán lại như thế nào?
Ngày đăng: 05/07/23
Trong thời đại bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành xu hướng, các thương hiệu đi đầu ngành đang cố gắng “bảo vệ” sự khan hiếm sản phẩm của mình.
Thị trường túi xách đã gây ra nhiều chấn động trong năm qua: Chanel đã tăng giá chiếc túi nắp gập mang tính biểu tượng của mình lên hơn 10.000 USD, Hermès sẽ không bán Birkin cho khách hàng không có lịch sử mua sắm xa xỉ phẩm của hãng nhiều lần và Telfar đã tuyên bố kết thúc Bag Security Program – hay còn gọi là Chương trình Bảo mật Túi (BSPII) một sự kiện bán trước cho khách hàng muốn “custom” chiếc túi theo kích thước, màu sắc hoặc chất lượng riêng mà họ đặt ra. Vì vậy có thể thấy rằng trong thời đại bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành xu hướng, các thương hiệu đi đầu ngành đang cố gắng “bảo vệ” sự khan hiếm sản phẩm của mình.
Cynthia Houlton, Trưởng bộ phận Thời trang và Phụ kiện Toàn cầu của Sotheby cho biết: “Định giá luôn là một bài toán khó giúp các ông lớn có thể duy trì tính độc quyền và tính chất khan hiếm là một yếu tố góp phần phức tạp hóa. Trong trường hợp cầu nhiều hơn cung, điều đó sẽ tạo ra sự mất cân bằng trên thị trường. Vì vậy, có lẽ khi tăng giá thành của một vật phẩm nào đó sẽ có thể giúp giảm đi nhu cầu mua sắm trên thị trường” – Tiffany James, người sáng lập, nhà đầu tư và nhà sưu tập túi xách Modernblkgirl đã chia sẻ. Tuy nhiên, một số thương hiệu đang tăng giá một cách quá mức.
“Ý tưởng về việc Chanel tăng giá vì lạm phát tiền đầu tư cho nguyên vật liệu đã thành công giúp hãng đạt được doanh thu cao hơn vào năm ngoái, nhưng thị trường thực tế trong năm nay đã thay đổi. Tôi nghĩ họ thật điên rồ khi tiếp tục tăng giá” – cô lập luận. Đặc biệt là khi so sánh với một chiếc túi Hermès Birkin, thì chất lượng sản phẩm chất lượng của Chanel không thể bì được.
Nhưng nếu như xa xỉ phẩm cố gắng giảm giá thì sẽ mất đi giá trị của chúng – Houlton chỉ ra. Đó cũng là lý do tại sao các thương hiệu như Louis Vuitton, đã ngừng bán trực tuyến chiếc túi xách Neverfull vào tháng 5, để hạn chế khả năng tiếp cận của người dùng với nguồn cung của nó.
Tính độc quyền luôn là một phần quan trọng trong chiến lược của các thương hiệu xa xỉ, nhưng những hoạt động bán lại gần đây lại ảnh hưởng những mặt hàng này. Khi mà nhiều người tiêu dùng lại thích mua lại những sản phẩm cũ với mức giá thấp hơn. Chúng giúp họ có thể khoác lên mình những món đồ đắt tiền nhưng không cần bỏ ra quá nhiều. Và cho đến năm 2027, thị trường đồ cũ toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp đôi, đạt giá trị 350 tỷ USD – theo Fortune.
Đến năm 2027, thị trường đồ cũ toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp đôi, đạt giá trị 350 tỷ USD – theo Fortune.
“Thông thường, tình trạng khan hiếm bắt buộc phải có trong ngành hàng xa xỉ nhằm mục đích tăng sức hấp dẫn của thương hiệu và tính độc quyền đối với một sản phẩm nhất định, khiến người tiêu dùng cân nhắc mọi cách để có được mặt hàng đó. Nếu sản phẩm tương đối dễ mua trên thị trường thứ cấp, thì sức ảnh hưởng của tính khan hiếm có thể sẽ giảm nhẹ” – Giám đốc tiếp thị của Rebag Elizabeth Layne viết qua email.
Tuy nhiên, hành động tăng giá của các nhà thời trang xa xỉ có thể dẫn đến tình trạng lạm phát. Sarah Davis, người sáng lập và chủ tịch của Fashionphile đã đưa ra dự đoán về hành động tạm dừng chiến dịch BSPII của Telfar: “Nếu như không có chương trình như vậy được ra mắt, rất có thể chúng ta sẽ thấy giá bán lại của những chiến túi sẽ tăng lên”. Những chiến lược duy trì tính khan hiếm này cũng góp phần vào xu hướng ngày càng tăng của các nhà sưu tập coi xa xỉ phẩm của họ là danh mục để đầu tư tài sản.
Charis Marquez, phó chủ tịch mảng thời trang toàn cầu của eBay, đã đưa ra kết luận trong một báo cáo hợp tác với Business of Fashion Insights phát hành năm ngoái: “Người mua sắm coi các mặt hàng xa xỉ là tài sản có thể đầu tư. Và chúng cho thấy rằng 62% người bán lại đã bán các phụ kiện cao cấp với giá nhỉnh hơn rất nhiều so với số tiền họ bỏ ra để mua, đây cũng là lí do tại sao nhiều người lại thích sưu tập các phụ kiện đắt giá này”.
Thực hiện: Mỹ Tâm