Fendi “chào sân” Menswear Xuân/Hạ 2024 với những chiếc túi làm từ giấy washi và vỏ cây
Ngày đăng: 07/07/23
Nhà mốt Ý Fendi đã hợp tác với kiến trúc sư Nhật Bản Kengo Kuma lấy cảm hứng từ các kỹ thuật thủ công cổ xưa của Nhật Bản. Bộ sưu tập phụ kiện ấy đã được giới thiệu tại sàn diễn trang phục nam mới nhất của Fendi.
Buổi trình diễn thời trang nam giới Xuân Hè 2024 của Fendi đã được tổ chức tại Nhà máy Fendi ở Florence. Sự kết hợp lịch sử ấy đã đánh dấu màn hợp tác giữa vị kiến trúc sư tài ba và đội nhóm thiết kế của nhà mốt Fendi để cho ra mắt túi Peekaboo của Fendi, Baguette Soft Trunk và Flow Sneakers.
Một số chiếc túi được làm bằng waranshi, một loại giấy washi kết hợp từ bông và sợi vỏ cây thường được sử dụng trên trong các vật dụng truyền thống của Nhật như origami, đèn lồng và kimono. Waranshi được sử dụng như một loại vải có kết cấu mềm và tạo thành cấu trúc cơ bản của túi. Bề mặt lốm đốm, không hoàn hảo của nó đã được sử dụng làm vật trang trí bên ngoài túi.
Chiếc túi thứ hai thì được sáng tạo từ vỏ cây bạch dương nhạt kết hợp với họa tiết sọc Pequin của Fendi. Vỏ cây thô đã được xử lí và đính bên ngoài túi, bên trong được cố định bằng khung và các chi tiết phần cứng khác thì được làm từ gỗ ô liu Tuscan.
“Tôi luôn coi Kengo Kuma là một bậc thầy về kiến trúc theo chủ nghĩa tự nhiên, ông ấy là một trong những người đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của việc đưa thiên nhiên vào kiến trúc cả bên trong lẫn bên ngoài” – Silvia Venturini Fendi, giám đốc nghệ thuật phụ kiện và trang phục nam của Fendi, cho biết. “Ông ấy rất điêu luyện trong việc kết nối giữa tương lai với quá khứ của quê hương. Do đó, tôi cảm thấy chúng tôi có thể tạo ra một BST kết hợp tinh hoa của Nhật Bản và savoir-faire để tạo ra giá trị mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Ý” – Fendi tiếp tục – “Đây không đơn thuần chỉ là một cuộc đối thoại giữa thời trang và kiến trúc mà còn là một cuộc trò chuyện giữa một nhà thiết kế trong ngành nghề khác và đưa ra nhiều lựa chọn hơn về vật liệu”.
Cấu trúc bên trong của túi Peekaboo của Fendi được chế tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp dệt yatara ami, một kỹ thuật sử dụng các mảnh mịn để tạo ra các dạng lưới dệt. Kỹ thuật dệt truyền thống này cũng được sử dụng để tạo nên hình dạng của đế giày thể thao Flow và Kuma đã tạo ra hai kiểu thiết kế khác nhau cho buổi trình diễn bao gồm mũ đan bằng vải poly-cotton tái chế và mũ waranshi.
Thiết kế giày Flow của kiến trúc sư đến từ Nhật Bản đã được giới thiệu phần trên có dây buộc và khóa kéo được kết hợp với đế bằng nút chai và đế được làm bằng etyl vinyl axetat sinh học (EVA) không nhuộm màu.
“Trong những năm gần đây, các dự án nghệ thuật của Fendi đã tiếp tục phát triển bên ngoài nước Ý. Vì vậy, chúng tôi nhận ra rằng sự sáng tạo trên quy mô lớn không bao giờ là công việc của một người mà đó là sự hợp tác giữa nhiều bàn tay và khối óc cũng như các tài năng và nguồn lực khác nhau từ khắp nơi trên thế giới” – Silvia nói Venturini Fendi.
Bên cạnh đó, Kengo Kuma cũng chia sẻ rằng thiên nhiên và nghệ thuật thủ công luôn là trọng tâm trong công việc của ông. Khi nhận được cơ hội hợp tác với thương hiệu Ý, nhà thiết kế khiêm kiến trúc sư đã nghĩ chúng giống như những dự án kiến trúc nhỏ nhưng trên quy mô con người. “Tôi đã thêm một số chi tiết vào thiết kế dành cho nam đặc trưng của Silvia Venturini Fendi bằng các kỹ thuật và chất liệu truyền thống của Nhật Bản, thể hiện niềm đam mê chung của chúng tôi đối với thiên nhiên và thiết kế sáng tạo”.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Dezeen