Triển lãm Duotopia: Sự mắc kẹt giữa hư cấu và thực tế bởi Cao Fei

Ngày đăng: 28/07/23

Mắc kẹt giữa hư cấu và thực tế, buổi triển lãm cá nhân phản ánh ý nghĩa của việc làm người giữa những làn sóng thay đổi không ngừng của thế kỷ 21.

Trong suốt lịch sử nhân loại, nền văn minh luôn bị cuốn vào guồng quay của sự đổi thay liên tục, trong sự căng thẳng lên xuống giữa những ý niệm truyền thống với hiện đại. Không đâu khác, suy nghĩ này có lẽ hiện diện nhiều nhất ở trong sự phát triển không ngừng của công nghệ – thứ đã điều hướng chúng ta xuyên suốt và kết quả là nó không ngừng thay đổi cách chúng ta trải nghiệm cuộc sống hàng ngày.

Là người thường xuyên quan sát văn hóa, nghệ sĩ Trung Quốc Cao Fei đã dành 20 năm qua để tìm hiểu rõ ràng, sâu sắc về hơn ý nghĩa của con người giữa những tiến bộ, phát triển nhanh chóng của thế kỷ 21.

Và cách để cô bày tỏ, truyền đạt điều đó là thông qua những tác phẩm, triển lãm cá nhân. Trưng bày tại phòng trưng bày Sprüth Magers ở thành phố Berlin, triển lãm Duotopia là nơi Cao Fei gửi gắm suy nghĩ của mình, bằng cách biến toàn bộ phòng trưng bày thành một không gian tư duy phi thế giới, cô đặt ra những suy ngẫm về những ranh giới nhòe mờ giữa thực tại và sự phát triển không ngừng của lĩnh vực kỹ thuật số trong metaverse. Nổi tiếng với nghệ thuật sắp đặt phối cảnh công phu, mỗi khía cạnh của phòng trưng bày đều được cô tinh tế xếp lớp với các cách tiếp cận độc đáo từ ánh sáng và ô cửa sổ màu cho đến đề can dán tường và màn hình LED, tất cả được tạo ra nhằm mang đến cảm giác chung – siêu việt và vô thực.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Sprueth Magers (@spruethmagers)

Bổ sung cho không gian nội thất cầu kỳ là một loạt phim và tác phẩm sắp đặt ăn ý giới thiệu một số tác phẩm gần đây nhất của Fei, chẳng hạn như Isle of Instability (2020), ghi lại giai đoạn đầu của quá trình cách ly ở Singapore, nơi nghệ sĩ tạo ra một hòn đảo giả trong phòng khách cho con gái của mình, như một lối thoát khỏi sự giam cầm trong không gian chật chội, tù túng thời đại dịch; hay như Nova (2019), một câu chuyện trầm buồn xen kẽ việc khám phá các khái niệm về thời gian, không gian và địa chính trị hư cấu. Với phấn sau là một nhà khoa học Trung Quốc đang cố gắng khám phá bí ẩn về du hành thời gian với một nhà khoa học người Nga, người mà anh ta yêu. Đến khi câu chuyện mở ra, anh ta vô tình nhốt con trai mình trong một không gian liên tục – tạo tiền đề cho một loạt các cuộc vượt ngục tương lai hoài cổ.

Nếu một người suy ngẫm về ý tưởng du hành thời gian, điều thường nảy ra trong đầu – không chỉ là trải nghiệm bản thân thời kỳ đó, với tất cả các sắc thái của nó – mà còn là sự khăng khăng tiếp cận về việc liệu một sự kiện có thực sự diễn ra theo cách mà nó đã được ghi lại hay không. Tuy nhiên, những tác phẩm của Fei không như vậy, nó “không phải là sắp xếp và lưu trữ mọi thứ, cũng không phải là tiết lộ những lịch sử đã bị lãng quên,” mà đúng hơn, nó là cả một sự thiền định đầy kịch tính và điên cuồng về những biến động xã hội, trong không gian cả vật lý và ảo, cùng với chủ đề tuổi già đi đôi với tình yêu hòa với niềm đau buồn khôn xiết.

Về Duotopia

Tiêu đề của triển lãm, Duotopia, bắt nguồn từ từ tiếng Quan Thoại, “多 (duō)”, có nghĩa là nhiều — mỗi bộ phim và tác phẩm sắp đặt mang đến nhiều khả năng khác nhau, trong đó quá khứ gặp gỡ hiện tại, hứa hẹn pha trộn với nguy hiểm, giữa ảo và vật chất lẫn lộn, tất cả được kết hợp thành một suy ngẫm về sự không chắc chắn của thời đại.

Cũng tại đây – triển lãm Duotopia, Fei sẽ lần đầu tiên ra mắt các tác phẩm mới hơn bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như Meta-mentary (2022), trong đó hàng ngày phỏng vấn mọi người về suy nghĩ của họ liên quan đến metaverse. Và khi được hỏi họ sẽ làm gì trong thế giới ảo, một người đàn ông đã trả lời: “Có lẽ tôi sẽ cố gắng rời đi”.

Là một trong những triển lãm cá nhân lớn nhất của cô cho đến nay, Duotopia sẽ được trưng bày tại phòng trưng bày Sprüth Magers cho đến ngày 19 tháng 8.

Thực hiện: S.

Theo Hypebeast