Định nghĩa thời trang thầm lặng: Sức hấp dẫn toàn cầu của Helmut Lang

Ngày đăng: 17/09/23

Helmut Lang – nhà thiết kế người Áo đã tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng trong ngành. Cho dù sau khi ông ấy đã không còn hoạt động trong lĩnh vực này thì những tác phẩm thời trang của Helmut Lang vẫn trường tồn với thời gian và đem đến nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế khác.

Nổi bật với tỉ mỉ trong từng đường chỉ may, những ứng dụng sáng tạo và sự sang trọng tinh tế xuyên suốt mọi tác phẩm của mình, Lang được xem như là một người tiên phong trong thế giới thời trang xa xỉ của thời đại mới. 

メンズ HELMUT LANG - helmut lang の通販 by kx's shop|ヘルムートラングならラクマ トップス
Helmut Lang – ông hoàng đứng trên đỉnh thời trang ít ai có thể là đối thủ xứng tầm

Nhà thiết kế người Áo đã trình diễn bộ sưu tập đầu tiên của mình vào năm 1986 và sớm đạt được thành công, nhưng “triều đại” của ông chỉ bắt đầu khi bước vào giữa những năm 1990. Trên cuộc hành trình chinh phục làng mốt từ năm 1990 cho đến khi “tạm biệt” thương hiệu cùng tên vào năm 2005 thì dường như không có nhiều người có thể được xem như là đối thủ của ông và mỗi bộ sưu tập đều được xây dựng dựa trên bộ sưu tập trước đó. Tất cả đều phải dựa trên một tiêu chuẩn đầy cảm hứng mà rất ít nhà thiết kế có thể chạm tới được.

Thay vì tập trung vào những ý tưởng đổi mới và tiên phong của Helmut Lang, thì bài viết này sẽ tập trung vào cách những bộ quần trang phục tối giản đã gầy dựng nên danh tiếng của Lang. Có thể thấy, trong khi hầu hết các nhà thiết kế yêu thích chủ nghĩa tối đa (Maximalism) thì Helmut Lang đã không bao giờ quên mình đã bắt đầu như thế nào.

Bộ áo khoác và quần Jean không cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng

Khi còn nhỏ, nghệ nhân người Áo đã lớn lên ở Vienna và cha mẹ bảo thủ của ông đã buộc ông phải mặc bộ đồ của cha mình đến trường. Nhưng vì không được các bạn học xem trọng nên Lang đã tự học may vá, bắt đầu thiết kế những bộ quần áo “dễ nhìn” và thoải mái hơn nhiều so với những bộ vest quá khổ. Cho đến đầu những năm 1960 ở Vienna, phong trào hippie, quần Jeans và denim nổi lên như một xu hướng. Sau khoảng thời gian “làm quen” với nền văn hóa này, “mối tình đầu của ông – áo phông và quần jean – vẫn luôn là chấp niệm trong suốt cuộc đời của mình.

20 năm trên con đường sự nghiệp, nhà thiết kế đến từ Áo vẫn cho rằng việc không được thể hiện bản thân là động lực chính cho công việc thiết kế của mình. Tuy nhiên, khi đã có được tự do, cách thể hiện của ông ấy lại hoàn toàn trái ngược với những gì mà hầu hết mọi người định nghĩa. Một chiếc áo phông cotton, quần jean và quần derby đen, luôn xuất hiện trong các thiết kế từ ngày này qua ngày khác. Những bộ quần áo đơn giản này đã bộc lộ cảm giác đồng cảm đặc biệt đối với người mặc, mối liên kết ngày càng sâu sắc hơn nhờ sự đầu tư vào chất lượng của sản phẩm. Ông ấy biết rất rõ cảm giác chán nản trước những lựa chọn có sẵn cho mình và đã tạo cho mọi người những phương pháp đơn giản và hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề đó.

Sau này, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời và thành công vang dội về lĩnh vực thương mại và văn hóa của Helmut Lang Jeans, nhãn hiệu phụ của nhà tiên phong Lang. Những nỗ lực toàn diện mà ông đã làm để hoàn thiện chiếc quần cơ bản nhưng đầy tinh túy. Ông không muốn bất kỳ ai phải chịu đựng “sự không thoải mái trong trang phục thường ngày” như ông vào thời điểm hàng thập kỷ trước. 

BST Menswear mùa Xuân năm 1998 của thương hiệu Helmut Lang

Có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh ý kiến cho rằng Helmut Lang là “kẻ không thích” thời trang (anti-fashion). Nhưng trong một vài góc độ nào đó, điều đó không sai. Ông ấy chống lại sự tiêu dùng thiếu đạo đức (anti-consumption), chống lại những hoạt động gây chú ý bằng truyền thông và không thích việc trở thành một nhà thiết kế thời trang hiện đại. Tuy nhiên, nghệ nhân ấy chắc chắn không chống lại việc đề cao cá tính qua những sản phẩm của mình. Ông tin vào một định nghĩa về thời trang có thể mang lại giá trị cho người tiêu dùng mà không khiến họ bị mắc kẹt trong tâm lý không thỏa mãn khi mua đồ. Đây là một điều trái ngược hoàn toàn với các mô hình kinh doanh nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, ông đã tạo ra những bộ quần áo được thiết kế đặc biệt để ngăn khách hàng mua thêm.

Standard
Cho đến cửa hàng cũng phải mang “dấu ấn” của ông

Nếu như tiếp thị bền vững đang là xu hướng hiện nay, với các chiến dịch “mua tốt hơn, mặc lâu hơn” (buy better, wear longer) thì Lang là một trong những người đầu tiên tiếp cận khái niệm này với một thái độ nghiêm túc. Ông thường quan tâm nhiều đến kết quả cuối cùng dành cho khách hàng trong thầm lặng hơn là truyền tải thông điệp về các quan điểm của mình. Nhà thiết kế người Áo đã sử dụng trang phục để nói lên tất cả điều đó: tất cả các thiết kế đều được làm bằng chất liệu và kết cấu chất lượng. Và một phần là do bắt nguồn từ cách tiếp cận trang phục lấy cảm hứng từ quân đội của Lang nên không khó hiểu khi ông đặt sự đơn giản lên hàng đầu khiến cho khách hàng cảm thấy những bộ đồ sang trọng đến từ thương hiệu này có thể mặc thường ngày tạo nên một vẻ ngoài quý phái. Được thiết kế theo hướng thực dụng, trang phục của Helmut Lang không bao giờ lỗi mốt. Cảm hứng quân sự được thể hiện ở phần vải bền, những đường cắt và đường khâu đẹp mắt. 

“Theo một nghĩa nào đó, Helmut Lang đã giải quyết được vấn đề nên mặc gì: khi bạn có một vài bộ quần áo đến từ thương hiệu này, bạn không cần phải mua thêm một bộ nào nữa.” – Theo The New Yorker, 2000

Có một sự thật rằng các tín đồ thời trang thông của Helmut Lang nếu thử sử dụng các sản phẩm của những thương hiệu khác, họ sẽ nhận ra không có thứ gì tốt hơn những thiết kế của ông. Và đây cũng chính là mục tiêu của nghệ nhân ấy. Theo một khách hàng đã từng chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình: “Quần áo của Lang khiến tôi cảm thấy hài lòng tuyệt đối và tôi thắc mắc rằng tại sao tôi không cảm thấy như vậy khi mặc bất cứ thứ gì khác”. Helmut Lang quan tâm sâu sắc đến khách hàng của mình vượt xa quan điểm kinh doanh và giống như mọi việc khác ông làm, ông thể hiện điều đó thay vì nói ra.

Những bộ trang phục dưới thời Helmut Lang từ 1986 đến 2005

Tất cả các nhà thiết kế luôn đặt dấu ấn cá nhân vào các tác phẩm của mình, nhưng có một tiêu chuẩn đã xác định ranh giới giữa một sản phẩm tốt và một sản phẩm tuyệt vời: tạo ra những bộ quần áo có tính độc đáo mà người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng trong cuộc sống thường ngày của họ là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Helmut Lang đã tạo ra những bộ quần áo giúp thỏa sức bộc lộ cá tính. Ông ấy là những người thầm lặng làm việc ở phía sau để cải thiện cuộc sống của những người diện tác phẩm của mình để họ có thể thấm nhuần ý nghĩa cá nhân của trang phục.

Thời trang có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh thích hợp, nhưng chúng ta cần phải cẩn thận nếu không muốn rơi vào những trường hợp tiêu cực. Đừng nên cố gắng tỏ ra là người có văn hóa và tiên phong hơn mọi người khác, và chi hàng nghìn đô la cho những bộ quần áo không thể sử dụng và trông kỳ lạ đến mức khiến những người xung quanh xa lánh. Và hãy “tạm biệt” những sản phẩm thời trang nhanh bởi vì chúng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Thực hiện: Mỹ Tâm