70% người tiêu dùng xa xỉ tại châu Á quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn hình ảnh thương hiệu
Ngày đăng: 25/03/24
Có một sự thay đổi đáng chú ý trong xu hướng tiêu dùng xa xỉ trên khắp châu Á, khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về chất lượng, uy tín và giá trị đầu tư của các sản phẩm, theo báo cáo mới của Tập đoàn Bluebell, nhà phân phối và điều hành thương hiệu hàng đầu tại châu Á.
Báo cáo ‘Lối sống người tiêu dùng tại châu Á’ lần thứ tư, bao gồm khách hàng ở sáu thị trường – Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á (Singapore và Malaysia) – chỉ ra rằng 70% người được khảo sát đang ưu tiên chất lượng thủ công của sản phẩm hơn là danh tiếng thương hiệu hoặc thiết kế.
Tuy nhiên, uy tín thương hiệu vẫn tiếp tục là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng xa xỉ, với sự đồng tình từ 96% đối tượng khảo sát từ Trung Quốc, Đông Nam Á ở mức 91% và Đài Loan ở mức 90%. Đặc biệt, có một sự ưu ái ngày càng lớn dành cho các thương hiệu chất lượng cao của châu Á. Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng với tỷ lệ ủng hộ mạnh mẽ lên đến 85% cho các thương hiệu châu Á chất lượng cao, tiếp theo là Đông Nam Á với 83%.
Hơn nữa, xu hướng tiêu thụ có ý thức đang gia tăng, với 74% người tiêu dùng cho biết họ có xu hướng cân nhắc giá trị bán lại của các mặt hàng.
Ngoài những yếu tố trên, người tiêu dùng châu Á đang chú ý đến chất lượng dịch vụ, với mong muốn được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ các thương hiệu trong quá trình mua sắm, đặc biệt là ở Trung Quốc (97%), Đài Loan (92%), và Hồng Kông (91%).
Những phát hiện này cũng làm nổi bật tầm quan trọng của việc điều chỉnh chất lượng dịch vụ tại cửa hàng và ngoài phạm vi cửa hàng để đáp ứng các nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng trên khắp châu Á. Trong thực tế, người tiêu dùng cho biết họ sẵn lòng chấp nhận giá cả tăng nếu các thương hiệu mang đến chất lượng sản phẩm và tay nghề thợ thủ công tuyệt vời, với sự ủng hộ mạnh mẽ tại Trung Quốc (88%) và Đông Nam Á (78%).
Trong thực tế, người tiêu dùng cho biết họ sẵn lòng chấp nhận giá cả tăng nếu các thương hiệu mang đến chất lượng sản phẩm và tay nghề thợ thủ công tuyệt vời, với sự ủng hộ mạnh mẽ tại Trung Quốc (88%) và Đông Nam Á (78%).
Cuối cùng, sở thích mua sắm trực tuyến tại các thị trường có sự khác biệt rõ rệt, khi một số người tiêu dùng ưa thích các trang web chính thức của thương hiệu để tương tác trực tiếp, trong khi những người khác chọn các nhà bán lẻ đa thương hiệu cho họ nhiều sự lựa chọn, giá cả và sự thuận tiện.
Các thương hiệu được khuyến nghị điều chỉnh mức giá đồng nhất tại các kênh bán hàng khác nhau để giữ hình ảnh thương hiệu nhất quán và giảm thiểu nguy cơ tổn thất uy tín thương hiệu.
Chuyển ngữ: Thanh Mai
Theo Fashion Network