Tại sao các thương hiệu thời trang không mở các cửa hàng bán đồ lưu trữ của riêng mình?
Ngày đăng: 01/06/24
Có lẽ muốn thành công trong thị trường bán đồ cũ, các thương hiệu từ nhỏ đến đình đám phải tuân theo quy luật của khách hàng.
Vào cuối tháng 5, tại Brooklyn, ở góc phố với Công viên Carroll, cửa hàng mới của Stussy Archive chính thức mở cửa. Cửa hàng sẽ hoạt động trong suốt tháng 6, chuyên bán các mặt hàng có giá trị lịch sử cao trong quá khứ của thương hiệu, các sản phẩm trong những lần hợp tác biểu tượng trước đây, cũng như các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất. Nhìn chung, đó chính là mô hình thanh lý thời trang mang đầy tiềm năng. Nhìn vào cách các ngôi sao nổi tiếng ngày nay lăng xê các thiết kế archived trên thảm đỏ, là chúng ta cũng sẽ hiểu rõ. Ở những thương hiệu đình đám, đó sẽ không còn là một trải nghiệm mua sắm đồ cũ thông thường, thay vào đó, nên đây còn là nơi để các buyers thực hiện các giao dịch điên rồ, hay một cuộc khai quật những món đồ đình đám, thậm chí còn là những “viên ngọc ẩn giấu” bị thời gian chôn vùi trong kho lưu trữ không đáy của thương hiệu.
Mô hình kinh doanh này không phải là mới đối với Stussy, khi cửa hàng bán đồ lưu trữ đầu tiên của thương hiệu đã được mở ở New York dưới cửa hàng pop-up vào năm 2018. Chỉ kéo dài trong ba ngày, nhưng sự kiện thành công đến mức thương hiệu này đã mở một cửa hàng cố định ở California và ở Santa Ana chỉ trong một tháng sau đó. Quyết định của Stussy biến kho lưu trữ của mình (hoặc theo nhiều người hoài nghi có thể là hàng tồn kho chưa bán được) thành một trải nghiệm bán lẻ độc lập, ắt hẳn đã mang lại cảm giác hồi hộp và tò mò đặc trưng trong trải nghiệm mua sắm đồ cũ/ vintage cho khách hàng. Nhiều thương hiệu và thậm chí một số nhà bán lẻ đa thương hiệu trực tuyến đã bắt đầu khám phá khả năng của họ trong thị trường bán đồ lưu trữ. Tuy nhiên, phần lớn họ chỉ đạt được thành công ở mức độ vừa phải, bởi lẽ họ đều bán với cái giá cao, “khó được chấp nhận” trong thế giới đồ secondhand.
Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, thị trường mua bán đồ cũ ngày nay không còn đơn giản như chúng ta đã biết, thay vào đó là một đế chế hùng mạnh mà có lẽ địa hạt thời trang và làng mốt không có mấy thiện cảm.
Thị trường đồ cũ ngày nay không còn là sự lựa chọn thứ hai, mà lại chiếm vị trí ưu tiên mua sắm hàng đầu. Một khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến, thị trường đồ cũ trở thành một “mảnh đất phù sa” màu mỡ mà ai muốn tham gia.
Xem bài viết này trên Instagram
Thị trường đồ cũ ngày nay không còn là sự lựa chọn thứ hai, mà lại chiếm vị trí ưu tiên mua sắm hàng đầu. Một khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến, thị trường đồ cũ trở thành một “mảnh đất phù sa” màu mỡ mà ai muốn tham gia. Điển hình, Rickie De Sole, con gái của doanh nhân quyền lực – Domenico De Sole, đã rời vị trí phó giám đốc thời trang tại Nordstrom để gia nhập hội đồng quản trị của Vestiaire Collective – một nền tảng thương mại cộng đồng, mở ra cơ hội cho tất cả những người trong cộng đồng của họ được bán và mua lại những sản phẩm thời trang cao cấp ở tình trạng còn tốt nhất có thể. Tuy nhiên, từ đó, mặt tối của nó cũng được phơi bày.
Gần đây đã có một bài báo trên Grazia UK đã đăng tải một tiêu đề hấp dẫn: “Làm thế nào một biên tập viên thời trang mua lại một tủ quần áo thiết kế trên Vinted, và tiết kiệm được hàng ngàn”. Song song đó, trên Twitter, một người dùng đã chỉ ra rằng một món đồ thời trang couture của Dior từ vài năm trước đang được rao bán với mức giá cao hơn nhiều chiếc xe; trong khi giá bán lại của các sản phẩm Y2K từ Abercrombie & Fitch và Forever21 – các thương hiệu đại trà, đã bắt đầu tăng lên hàng trăm euro ở Vương quốc Anh. Một bài báo gần đây trên Vogue Business cũng đã đề cập đến trường hợp một chiếc quần đùi Forever21, được bán lại với giá 200 euro trên Depop, thậm chí còn nói về kỹ thuật sửa đồ – một “thủ thuật” rất phổ biến ở những người “kinh niên trên Vinted”. Họ sẽ mua một món đồ cũ nào đó, giá rẻ, không có xuất xứ thương hiệu rõ ràng hoặc không có giá trị lịch sử cao, đem về sửa lại, sau đó bán lại với số tiền cao hơn nhiều trên các nền tảng như Vinted, Vestiaire Collective hoặc Depop.
Vì sao làng mốt lại ưa chuộng mua đồ cũ? Nhiều chuyên gia của ngành thời trang cho rằng, nhiều khách hàng tìm đến Vinted, Vestiaire Collective và các nền tảng tương tự, không phải là để “cứu” môi trường hay không tiếp tay cho thời trang nhanh, mà chỉ đơn thuần là vì mức giá thấp, hấp dẫn của chúng.
Không những thế, những cửa hàng hay nền tảng mua, bán lại đồ vintage và archived đem đến trải nghiệm mua sắm dễ chịu hơn, ở đó khách hàng không ngại khi xem tag giá và cũng không cảm thấy “khó chịu” khi luôn có nhân viên tư vấn đi theo. Bên cạnh thuận tiện và giá cả phải chăng, việc dành thời gian lướt qua các ứng dụng mua sắm này cũng giống như những trò tiêu khiển, giải trí thú vị.
Hãy quay lại trường hợp của Stussy. Trong những năm qua, Stussy ngày nay được công nhận là “Chanel” của thời trang street wear, mặc dù mức giá của thương hiệu được phân loại vào hàng cao cấp nhưng vẫn có thể tiếp cận được với một bộ phận rất lớn khách hàng. Stussy vintage được đánh giá rất cao, hơn nữa, đặc biệt nếu là các sản phẩm đến từ thời mà thương hiệu này vẫn còn sản xuất tại Hoa Kỳ.
Với sự thành công từ Stussy, tại sao các nhà mốt đình đám hơn, khi có sẵn một kho lưu trữ đồ sộ như vậy hoặc hơn thế, lại không triển khai hoạt động mua bán tương tự? Câu trả lời rất đơn giản: nếu muốn thành công trong thị trường mua bán đồ lưu trữ này, có lẽ các thương hiệu phải chấp nhận chơi luật của khách hàng. Có nghĩa là phải chấp thuận giá bán ra phải thấp, và cũng phải linh hoạt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc hạ/ giảm giá cho các mặt hàng vintage hay archive có thể làm giảm giá trị của thương hiệu, đặc biệt là các nhà mốt lớn. Dù vậy, việc bước vào “trò chơi” thú vị này cũng là một cơ hội không nên bỏ qua để các thương hiệu mở rộng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Thực hiện Dory
Theo NSS Magazine