Balletcore cho nam giới, tại sao không?
Ngày đăng: 02/07/22
Thời đại mới, thế hệ mới, tư duy mới thì chắc chắn sẽ chẳng có một quy tắc rõ ràng về giới tồn tại. Và bạn đã từng nghĩ Balletcore – một “thế giới thời trang” chỉ dành cho phụ nữ, bay bổng và mềm mại với những tấm vải tulle trắng hay những thước dây ruy băng, sẽ trông như thế nào khi những “công dân nam” xuất hiện?
Balletcore là một trong những xu hướng thời trang nổi bật nhất trong năm, khuấy động tất cả mọi nền tảng xã hội. Kể từ đầu năm 2022, lượt tìm kiếm của “Balletcore” cũng tăng 1,566% trên Pinterest, #Balletcore cũng đã thu hút hơn 23 triệu lượt xem trên nền tảng xã hội dàng cho giới trẻ – TikTok. Xu hướng thời trang của những vũ công ballet không chỉ được nhiều tín đồ nữ yêu thích mà còn được các nhà mốt lăng xê nhiệt tình trên các sàn diễn từ MiuMiu, Chanel đến Simone Rocha.
Sự tinh tế của ballet xuất hiện trong thế giới thời trang xa xỉ từ 200 năm trước, khi vũ công nổi tiếng Marie Taglioni – nữ diễn viên ba lê đầu tiên thực hiện kỹ thuật en pointe. Kể từ đó bà đã thiết lập nên hình ảnh nguyên mẫu hay tiêu chuẩn cho nữ diễn viên ba lê, với phần áo vừa vặn và tùng váy vải tuyn mỏng manh. Sau đó vào đầu thế kỷ 20, những nghệ thuật mang tính đột phá của Ballets Russes đã đưa đam mê cháy bỏng với ba lê đến với thế giới phương Tây và củng cố thẩm mỹ trong thời trang của phụ nữ.
Vào năm 1941, ba lê đã trở thành xu hướng thịnh hành khi những đôi giày ballet được huyền thoại Diana Vreeland khuyến khích dân Mỹ ứng dụng vào thời trang đường phố. Và chính nhờ nhà thiết kế Claire McCardell mà những ý tưởng về giày ballet của bà được đưa lên một tầm cao mới. Bà cũng đã cùng thiết kế Ceil Chapman khơi lên trào lưu lãng mạn khi phối đầm ballet cùng với nơ. Kể từ đó, nhờ bà mà các nhà thiết kế, các thương hiệu từ Dior đến Chanel đã mang âm hưởng balletic vào thời trang cao cấp dành cho phụ nữ.
Đến thập niên 2000, balletcore mang một tinh thần đậm chất punk, nổi loạn và vô cùng phóng khoáng. “He was a punk / She did ballet” – Sk8er Boi (2002, Avril Lavigne) đã trở thành một chủ đề nóng bỏng, trùng khớp với bối cảnh của thế giới vào thời điểm đấy – thời điểm chuyển giao thế kỷ, giữa cái cũ và cái mới, một phép ẩn dụ thực tế cho cuộc đổ bộ của những nền văn hóa nhỏ, lẻ với tinh thần tự do, phóng khoáng vào thế giới ballet bay bổng. Đôi giày ballet rách rưới của giọng hát huyền thoại Amy Winehouse hay phong cách Indie Sleaze thác loạn trong những buổi tiệc tùng,… ắt hẳn vẫn để lại ấn tượng sâu sắc với hình tượng balletcore vô cùng đặc biệt.
Nói đến sự trở lại đầy ngoạn mục của balletcore trên đường đua xu hướng thời trang ngày nay thì không thể không nhắc đến thời đại balletcore vào những năm 2010. Không tập trung vào quá nhiều vào sự nữ tính đặc trưng của ballet, balletcore lúc bấy giờ mạnh mẽ, cá tính, năng động và đậm chất thể thao hơn vì sự ảnh hưởng đầy cảm hứng của diễn viên Natalie Portman với vai Nina Sayers trong Black Swan. Thay vì cách bộ trang phục chuẩn chỉnh được đầu tư kỹ lưỡng để diễn trên sân khấu, xu hướng này tận dụng các trang phục diễn tập của những vũ công hơn như leotards, những bộ thiết kế với kỹ thuật wrapping, áo khoét cổ sâu, tất ống chân, quần legging, ruy băng và thậm chí cả các đôi bốt đi tuyết shearling. Đặc biệt, balletcore còn chú trọng vào cách phối layering nhiều lớp.
Hậu đại dịch, thời trang là một trong số nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng và buộc phải thay đổi để có thể thích nghi. Cách ăn mặc của con người cũng dần thay đổi, thể thao và thoải mái hơn. Vì thế, quay trở lại từ quá khứ, balletcore ngày nay khoác trên mình một tinh thần mới thể thao, năng động và ứng dụng cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, balletcore còn trở nên phổ biến trong giới trẻ ngày nay là nhờ “balletok” – những chiếc video của các vũ công ballet chuyên nghiệp trên khắp thế giới chia sẻ về cuộc sống thường nhật sau ánh đèn sân khấu của họ trên nền tảng xã hội. Không chỉ giới thiệu cho người trẻ về loại hình nghệ thuật này, “ballettok” mà còn khiến họ cảm thấy gần gũi hơn, am hiểu hơn về thời trang cũng như tính nghệ thuật của bộ môn này.
Như chúng ta có thể thấy, độ phổ biến cũng như quang phổ ảnh hưởng của balletcore từ quá khứ đến hiện tại phải khiến các xu hướng khác phải “dè chừng”. Từ trang bìa nổi tiếng năm 1947 của nhà mốt Dior – khi những đôi giày múa ba lê được xem một kiểu giày mới cho phụ nữ đến “Russian Collection” năm 1976 của Yves Saint Laurent – khi những chiếc váy dạ hội biểu diễn của những người vũ công ba lê được mang lên sàn diễn, hay những lớp vải tulle trong BST Haute Couture năm 2017 của Viktor & Rolf và cả những sáng tạo mới nhất của Miu Miu trong mùa Spring Summer 2022. Tuy nhiên sự thống trị của Balletcore vẫn nằm trong tay phụ nữ.
Nhưng khi tìm hiểu lại biên niên sử của xu hướng thời trang này thì balletcore đã có một mối liên hệ giữa khái niệm “gender fluid” từ đầu những những năm 1990 với thời đại của Sergei Diaghilev tại Ballet Russes cùng hàng loạt bộ cánh trình diễn sang trọng và lộng lẫy được thiết kế bởi Paul Poiret, Mariano Fortuny, Pablo Picasso và Henri Matisse. Bên trong những nhà hát lớn nhất của Paris, các vũ công Nga đắp trên người những tấm vải quý khiến những người Pháp bên dưới phải say mê và lòng tham lam trỗi dậy vì một vẻ đẹp mới lạ cuốn hút. Tuy nhiên vào thời điểm đó, sức hấp dẫn kỳ lạ và sức nóng của Ballets Russes được đẩy lên đến đỉnh điểm với màn trình diễn điêu luyện và lôi cuốn của hai vũ công nam – Michel Fokine, biên đạo đầu tiên trong lịch sử cho bộ môn nhảy hiện đại và Vaclav Nižinsky, một vũ công hàng đầu, người thường trở thành chủ đề của những vụ bê bối tình dục đồng giới.
Trải qua hàng loạt màn biểu diễn, các nhà thiết kế đồ trình diễn cho Ballets Russes đã không ngừng tạo ra những chiếc váy với những đường nét mềm mại uyển chuyển, nhanh chóng thay đổi thời trang của phụ nữ thời bấy giờ – vốn đã bị bão hòa bởi tất cả những chiếc áo nịt ngực bó buộc cơ thể của họ. Và có lẽ những chiếc váy dài sặc sỡ sắc màu cùng lớp sequins lấp lánh của Vaclav Nižinsky, thời đại đẹp đẽ dần được mở ra, xóa dần những quy tắc mà thời trang áp đặt trong những thế kỷ trước và sẵn sàng đón chào những thử nghiệm mới, sáng tạo và tự do hơn.
Tuy nhiên, một tin không vui là từ những thời đại trước đến tận ngày nay, các vũ công nam vẫn là “nạn nhân” của những định kiến của xã hội, những định kiến buộc họ phải biểu diễn nam tính và thể hiện sự nam tính rõ ràng hơn. Điều đó cũng khiến những bộ trang phục trình diễn của nam vũ công ba lê trở nên buồn chán hơn. Hình ảnh bóng bẩy của những nam vũ công ballet cũng khác hẳn những ngày trước. Và kết quả là thời trang ballet cũng bị hạn chế lại thành những chiếc váy tầng vải tulle bồng bềnh.
Theo dòng thời gian với những biến đổi trong tư duy của người trẻ, balletcore ngày nay dần lấy lại được thời kỳ huy hoàng của mình, trở thành xu hướng thời trang dành cho mọi cơ thể và đa dạng giới tính.
Theo dòng thời gian với những biến đổi trong tư duy của người trẻ, balletcore ngày nay dần lấy lại được thời kỳ huy hoàng của mình, trở thành xu hướng thời trang dành cho mọi cơ thể và đa dạng giới tính. Những chiếc váy tulle nổi bật trên cơ thể của những người phụ nữ ngoại cỡ, màu trắng thêm phần tinh khiết trên làn da khỏe khoắn của phụ nữ người da màu hay những chiếc nơ ruy băng trên bộ cánh của nam giới,… đang giúp thay đổi hình ảnh “người da trắng” đặc trưng trong mọi vở ba lê da trắng trong vở ba lê, cũng như khuyến khích những điều tích cực về giới tính của như sự đa dạng của mọi cá thể.
Simone Rocha và Molly Goddard – những nhà thiết kế đã xây dựng thương hiệu của họ theo nét đẹp truyền cảm hứng của điệu múa ba lê với cách tiếp cận sắc sảo hơn. Khi nhắc đến hai nhà thiết kế, ắt hẳn giới mộ điệu không thể không nhắc đến những chiếc váy quá khổ, không có cấu trúc, được kết hợp xen kẽ với các chi tiết nam tính thông thường hay những thiết kế mang đậm tinh thần balletcore được Goddard thiết kế dành riêng cho nam giới. Bạn còn nhớ chiếc váy tầng bồng bềnh mà nam ca sĩ Harry Styles diện trên bìa album mới của anh ấy? Bức ảnh đấy, thần thái đầy tính nữ đấy cùng chiếc váy đậm chất balletcore của Goddard đã tạo nên một cái nhìn hoàn toàn khác với xu hướng thời trang vốn dành cho nữ này.
Balletcore ngày nay không chỉ đơn thuần là xoay quanh những thước vải tulle hay màu trắng mơ mộng mà còn mở rộng với những thiết kế giày ba lê chuẩn chỉnh, đang thách thức các tiêu chuẩn về phong cách ăn mặc của nam giới. BST mang tinh thần của vũ điệu flamenco và điệu múa ballet, được thiết kế riêng dành cho nam giới của Palomo Spain là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên nếu xác về thời gian thì trước đó Dries Van Noten cũng đã từng khuấy động làng mốt khi giới thiệu dòng giày ba lê trên đường băng trong BST SS15. Tiếp đó là nhà mốt đình đám Gucci, kế tiếp là Jil Sander – với đường băng menswear SS16 và SS20, kết hợp những đôi ballet flats với những bộ vest lịch lãm. Xu hướng này cũng xuất hiện không lâu tại Maison Margiela và Comme Des Garçons, những nhà thiết kế đã tạo nên xu hướng với hai mẫu giày ba lê,cùng phiên bản Tabi và mũi vuông. Nhưng chỉ trong vài tháng gần đây, môn múa ba lê mới trở nên phổ biến trong nam giới nhờ vào bộ váy tulle Gucci được ngôi sao Harry Styles diện trên bìa tạp chí danh giá Mỹ.
Từ Lanvin, Jil Sander, Bode, Wales Bonner đến E. Tautz, giày ballet dần được “đa dạng hóa” về kiểu dáng cũng như màu sắc như dép da kín đáo đến giày mũi vuông sáng bóng, hay thêm thắt với chi tiết giữ độ chắc giống như Mary Janes. Tuy nhiên, chúng đều có một đặc điểm chung là độ cong tương đối cao, khiến chiếc giày ba lê của nam giới gần với giày công sở, chẳng hạn như giày lười nên các tín đồ nam cũng dễ dàng ứng dụng vào các bản phối thời trang của mình.
Nhà thiết kế Austin Moro chia sẻ: “Sự trở lại của Balletcore như sự trở lại của vẻ đẹp thanh lịch, mang lại cảm giác thoải mái vừa phóng khoáng vừa thiết thực cho thời trang nam.” Campbell Irvine, một nghệ sĩ / nhạc sĩ lớn lên cùng nghệ thuật múa ba lê chia sẻ: “Balletcore thật sự làm nổi bật cơ thể của nam giới theo một cách hấp dẫn và vô cùng thể thao.”
Thực hiện: Huỳnh Trân
Ảnh: Tổng hợp