Câu chuyện về Franca Fendi và mối gắn kết cùng Karl Lagerfeld
Ngày đăng: 19/10/22
Fraca Fendi và chị em gái của cô đã đưa thương hiệu xa xỉ Fendi lên một tầm cao mới bằng cách mời Karl Lagerfeld gia nhập nhà mốt vào năm 1960.
Đứng trước sự ra đi của một di sản sống trong nghành công nghiệp thời trang, bà Fraca Fendi người vừa qua đời ở tuổi 87 vào ngày 5 tháng 10 vừa qua. Hãy cùng Style Republik tìm hiểu và chiêm nghiệm những giá trị từ một trong những nhân tài đã tạo ra thành công của thương hiệu xa xỉ trăm năm tuổi – Fendi.
Frace Fendi là ai?
Franca Fendi, một trong 5 chị em gái thừa kế một xưởng sản xuất đồ da nhỏ ở La Mã và cùng nhau biến nó thành một hãng thời trang sang trọng, đã qua đời tại Rome hôm thứ Hai ở tuổi 87 tuổi. Cha mẹ bà, Edoardo và Adele Fendi, đã thành lập hãng thời trang vào năm 1925, bắt đầu từ một cửa hàng bán túi xách và lông thú nhỏ ở Via del Plebiscito. Các chị em nhà Fendi – Paola, Anna, Franca, Carla và Alda – sau đó tiết lộ rằng họ thường bị buộc phải ngủ trong ngăn kéo trong cửa hàng do thời gian làm việc dai dẳng của bố mẹ.
Sinh năm 1935, từ khi còn trẻ, bà France đã tham gia quản lý công ty. Từ những năm 1960 trở đi, dưới sự hướng dẫn của các chị, Franca Fendi đã giúp thương hiệu trở thành một công ty xa xỉ toàn cầu trứ danh với những chiếc áo khoác lông cổ điển.
Mối gắn kết giữa Karl Lagerfeld và ngôi nhà Fendi
Sau khi bị đột quỵ, người cha Edoardo đã để lại quyền kiểm soát thương hiệu cho các con gái của mình, trong đó Franca trở thành Giám đốc mua hàng. Năm 1965, bà và các chị gái của mình đã mời Karl Lagerfeld gia nhập, lúc đó là một nhà thiết kế trẻ, với mục tiêu tạo ra dòng sản phẩm may sẵn dành cho nữ giới.
Giám đốc sáng tạo người Đức vốn được biết đến nhiều hơn với công việc của mình tại Chanel, nhưng đối với Fendi, ông đã cống hiến 54 năm trong cuộc đời làm việc của mình – sự hợp tác lâu nhất từ trước đến nay giữa một nhà thiết kế và thương hiệu thời trang – trở thành điều mà chị em nhà Fendi mô tả như một danh dự. Ông như một thành viên trong gia đình bà. Lagerfeld, đã qua đời vào năm 2019, từng so sánh chị em nhà Fendi với năm ngón tay của bàn tay: “Không thể tách rời, liên kết với nhau và luôn hoạt động đồng bộ.”
Niềm đam mê bất tận
Trước đó, Silvia Venturini Fendi, con gái của Anna và cháu gái Franca, đồng thời là giám đốc sáng tạo phụ kiện và quần áo nam và trẻ em của thương hiệu này cho biết: “Năm chị em nhà Fendi là những người đầu tiên bước vào văn phòng và là người cuối cùng tắt đèn. Vào thời điểm đó, không có thảm đỏ và bộ phận xây dựng chiến lược. Tất cả mọi thứ đã được thực hiện vì niềm đam mê. Mẹ và các dì của tôi chuẩn bị các bộ sưu tập vào ban đêm, trong khi các văn phòng đóng cửa. Atelier là một nơi nhiệt huyết, để gặp gỡ và thảo luận. “
Fendi dưới sự quản lí của LVMH
Năm 2001, hai chị em đã bán cổ phần kiểm soát cho tập đoàn xa xỉ của Pháp LVMH. Mặc dù đã tiếp quản, Carla Fendi vẫn là chủ tịch danh dự cho đến khi bà qua đời vào năm 2017. Sau khi Lagerfeld qua đời, Kim Jones được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của bộ sưu tập thời trang cao cấp, quần áo may sẵn và lông thú dành cho phụ nữ trong khi tiếp tục là giám đốc nghệ thuật của Dior Men. Song song, con gái của Silvia, Delfina Delettrez Fendi hiện là giám đốc sáng tạo đồ trang sức.
Hồi tháng 9, nhà mốt kỷ niệm 25 năm chiếc túi baguette với sự kiện quy tụ dàn sao tại tuần lễ thời trang New York. Hai tuần sau, Fendi tổ chức một buổi trình diễn thứ hai trong mùa giải ở Milan. Không giống như các tập đoàn xa xỉ khác, Fendi dưới thời LVMH tiếp tục sử dụng lông thú thật, tuy nhiên đã gây nhiều sự tranh cãi về những cam kết về sự bền vững của thương hiệu.
Điều gì tạo ra sự đoàn kết hoàn hảo giữa 5 chị em?
Franca có bốn người con và đã kết hôn với Luigi Formilli. Năm 2018, bà đã viết một cuốn sách dành riêng cho chồng mình với tựa đề You are with Me. Trong cuốn sách, Franca kể chi tiết tình yêu của bà dành cho Formilli, người đã qua đời vào năm 2001, và sự ra đời của nhà mốt Fendi.
Trong một đoạn văn, bà viết: “Mỗi người chúng ta đều có một lĩnh vực công việc để thể hiện sự sáng tạo của mình. Điều này có nghĩa là công ty đã đa dạng hóa, nhưng luôn hướng tới một mục tiêu chung: mong muốn kết hợp với đam mê đưa thương hiệu Made in Italy ra thế giới.”
Bà đã nhắm mắt yên nghỉ vào ngày thứ Ba, ngày mùng 5 tháng 10 năm nay. Theo cáo phó, cô ấy đã bị một cơn bệnh đột ngột tấn công. Sự ra đi của Franca có lẽ là một trong những sự mất mát đối với nghành công nghiệp thời trang Ý nói chung và Fendi nói riêng. Tuy nhiên những cố gắng và di sản mà bà để lại cùng các người chị em mình, đã đem tới sự thành công cho thương hiệu Fendi ngày nay sẽ là những giá trị tinh thần không thể thay thế, tiếp nối cho các thế hệ sau.
Thực hiện: Trung Kisuke