CEO LVMH – Tỷ phú Bernard Arnault tính chuyện thâu tóm đối thủ Richemont?

Ngày đăng: 18/07/24

Richemont, tập đoàn xa xỉ sở hữu Cartier và các thương hiệu trang sức khác, thường xuyên là chủ đề của những tin đồn thâu tóm mà người sáng lập của tập đoàn, tỷ phú Johann Rupert luôn phủ nhận.

Bernard Arnault, giám đốc điều hành của tập đoàn LVMH, đế chế đứng đầu ngành thời trang cao cấp đang tích lũy cổ phần tại Richemont. Động thái này cho đến nay đã gây ra nhiều câu hỏi và sự bàn tán rằng liệu tỷ phú Arnault có đang tính chuyện thâu tóm Richemont?

Luxury tycoon Bernard Arnault unleashes legal blitz on Visa and Mastercard
Bernard Arnault, người đứng đầu đế chế thời trang LVMH.

Hai tháng trước, Richemont tuyên bố giám đốc điều hành mới Nicolas Bos sẽ kế nhiệm Johann Rupert, 74 tuổi. Điều gì khiến Richemont trở thành một tài sản có giá trị? Hãy nhìn vào những con số mà tập đoàn này tạo ra:

Trang sức trên vương miện

Richemont Sales Slide Amid Challenging Asia Market

Trong năm tài chính 2023/2024 tính đến cuối tháng 3, doanh thu của Richemont là 20,6 tỷ euro (22,5 tỷ USD).

Đây là công ty đứng thứ hai hoặc thứ ba thế giới trong lĩnh vực thời trang xa xỉ, cùng với tập đoàn Kering của Pháp, tùy thuộc vào doanh thu hàng năm.

Đồ trang sức chiếm 69% doanh thu của Richemont nhờ thương hiệu chủ lực Cartier, được mệnh danh là “thợ kim hoàn của các vị vua và vua của các thợ kim hoàn”.

Richemont không tiết lộ doanh số bán hàng của từng thương hiệu, nhưng theo Jean-Philippe Bertschy, một nhà phân tích tại công ty quản lý đầu tư Thụy Sĩ Vontobel, doanh thu của Cartier rơi vào khoảng 11 tỷ euro trong năm vừa qua. Richemont cũng sở hữu Van Cleef & Arpels, thương hiệu trang sức cao cấp đã chứng kiến sự tăng trưởng “phi thường” trong những năm gần đây.

Alhambra - Van Cleef & Arpels

Với chiến lược tập trung vào đồ trang sức, Richemont có khả năng phục hồi tốt hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái, vì đồ trang sức cao cấp hướng đến nhóm khách hàng siêu giàu ít bị chịu tác động bởi những thăng trầm của nền kinh tế.

Đồng hồ, thời trang xa xỉ và hơn thế nữa

Richemont sở hữu tám thương hiệu đồng hồ, chiếm 18,2% doanh thu của công ty. Các thương hiệu này bao gồm Baume & Mercier, IWC Schaffhausen và Piaget. Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Morgan Stanley và công ty Thụy Sĩ LuxeConsult ước tính doanh số của thương hiệu đồng hồ lớn nhất, Vacheron Constantin đã đạt 1,09 tỷ franc Thụy Sĩ vào năm 2023, trở thành một trong tám thương hiệu Thụy Sĩ có doanh thu vượt quá một tỷ franc.

Vacheron Constantin's Historiques Collection: The Highlights | Swisswatches Magazine

Năm 1997, thương hiệu bút Montblanc của công ty cũng lấn sân sang đồng hồ. Montblanc thuộc bộ phận tập hợp khoảng 10 thương hiệu về phụ kiện và thời trang (bao gồm Chloe, Alaia và giày Gianvito Rossi). Năm ngoái, Richemont nắm giữ đa số cổ phần của bộ phận này. Theo các nhà phân tích, đây là bộ phận yếu nhất của tập đoàn, với các thương hiệu hoạt động kém hiệu quả trong nhiều năm. Tuy nhiên, bộ phận này chỉ chiếm 12,6% doanh thu hàng năm của Richemont.

Nhà sáng lập Richemont, Johann Rupert vẫn nắm giữ 51% quyền biểu quyết

Năm 1988, Johann Rupert đã thành lập Richemont để tổng hợp các tài sản từ khắp nơi trên thế giới của tập đoàn Nam Phi Rembrandt, bao gồm việc kinh doanh thuốc lá của cha ông, Anton Rupert.

Watch Spotting: Johann Rupert of Richemont in the FT | SJX Watches
Johann Rupert, Founder tập đoàn Richemont.

Thông qua các thương vụ mua lại, tập đoàn dần rút lui khỏi thuốc lá để tập trung vào hàng xa xỉ. Rupert chỉ nắm giữ 10% vốn nhưng có đến 51% quyền biểu quyết thông qua cấu trúc kép gồm cổ phiếu loại A và B.

Cấu trúc này giúp bảo vệ tập đoàn khỏi các cuộc đấu thầu không có lợi, đồng thời giúp ngăn chặn những nỗ lực nhằm thay đổi hội đồng quản trị vào năm 2022. Sự phòng thủ này làm tăng thêm những nghi vấn về ý định thâu tóm tập đoàn của Arnault, một trong những người giàu nhất thế giới.

Vào cuối tháng 6, Bloomberg News đưa tin rằng ông chủ LVMH đã mua cổ phần tại Richemont, với số lượng cổ phần chưa được tiết lộ.

Chuyển ngữ: Thanh Mai

Theo Fashion United