Cuộc chiến chống lại thời trang nhanh của những nghị sĩ người Pháp
Ngày đăng: 19/02/24
Cuộc chiến chống lại ‘thời trang nhanh’ dường như đã không còn xa lạ và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Theo công ty nghiên cứu Coresight, với doanh số bán hàng gần như hoàn toàn đến từ kênh online, Shein đã thu về khoảng 23 tỷ USD doanh thu toàn cầu vào năm 2022.
Hai nghị sĩ Pháp, Anne-Cécile Violland và Antoine Vermorel-Marques, đã đệ trình dự thảo luật nhằm thay đổi tình trạng này và nỗ lực làm chậm lại sự bùng nổ ấy. Một sáng kiến của hai nghị sĩ ấy đã nhận được sự khen ngợi từ nhiều phía, bao gồm cả các nhà bán lẻ nhỏ.
Cả hai đều đang muốn thúc đẩy một thế giới nơi những quảng cáo hào nhoáng đến từ các thương hiệu thời trang nhanh đột nhiên biến mất khỏi màn hình của chúng ta. Bà Anne-Cécile Violland đã đề xuất lệnh cấm hoàn toàn những quảng cáo như thế của những thương hiệu thời trang.
Khi các nhà mốt không còn có thể sử dụng những chiến lược quảng cáo như thế, các công ty sẽ buộc phải tái chiến lược hướng tới đối tượng người tiêu dùng, thoát khỏi vòng lặp của thời trang nhanh, ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Đó là một cách tiếp cận nhằm mục đích viết lại kịch bản tiêu dùng quá mức không kiểm soát được trong thế giới thời trang.
Hành động đóng góp sinh thái mới
@joinramuri Marketing strategies do influence our behaviors but fast fashion has gone too far‼️#overconsumption #fastfahsion #greenwashing #overproduction #fashion #marketing
Nghị sĩ của đảng Horizons cũng đã đưa ra khái niệm nhằm đem đến những đóng góp xanh cho hệ sinh thái. Các công ty được khuyến khích tài chính để áp dụng các hoạt động bền vững hơn. Điều chỉnh thuế sinh thái theo tác động môi trường của các công ty có thể là đòn bẩy làm thay đổi thị trường thời trang. Nó giống như việc khen thưởng những học sinh giỏi và gây áp lực tài chính cho những ‘người chơi’ chậm chân.
Các công ty sẽ được khuyến khích giảm thiểu lượng tác động môi trường của họ. Người tiêu dùng sẽ được thông tin về những hoạt động của các công ty để có thể đưa ra quyết định. Về phần mình, Antoine Vermorel-Marques đã thành công trong việc chinh phục mọi người bằng kế hoạch “bonus-malus” của mình. Họ sẽ áp dụng mức thuế cao đối với các công ty ra mắt hơn 1.000 mặt hàng mới mỗi ngày. Gióng lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ để nhắc nhở các doanh nghiệp rằng việc sản xuất quá mức không còn được chấp nhận.
Pháp đã đặt trách nhiệm kinh tế làm trọng tâm trong cuộc chiến chống thời trang nhanh. Các công ty sẽ buộc phải suy nghĩ lại về hoạt động của mình. Bên cạnh đó, điều ấy còn khiến người tiêu dùng có thể đưa ra những lựa chọn có tác động tích cực và sáng suốt khi mong muốn ủng hộ các thương hiệu đạo đức.
Giảm thuế đối với những mặt hàng “Made in France”
Thought French luxury brands were charging sky-high prices for their highly skilled craftsmen?
"India Is Making Luxury Fashion for the World." – Bloomberg, 28 Sep 2023.
French brands add the "Made in France" label for the last 10% or so of the value chain.
— Truth Or Dare (@WhyTruthOrDare) February 14, 2024
Hãy tưởng tượng nếu ‘Made in France’ đột nhiên bị đánh thuế ít hơn so với những sản phẩm bị gắn mác ‘Made in China’. Chiến thuật này sẽ ‘hồi sinh’ lại nghề thủ công địa phương và ngăn chặn ‘cơn sốt’ những mặt hàng được sản xuất quy mô lớn.
Chi phí thuế và giá rẻ hơn sẽ trở thành đòn bẩy để kích thích nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại địa phương, khuyến khích thời trang thân thiện với môi trường hơn. Và những đề xuất này không chỉ là lời nói trên giấy. Chúng mang đến tia hy vọng về sự thay đổi tích cực trong ngành thời trang, nêu bật các hành vi đạo đức, tính bền vững và minh bạch. Giờ đây chính phủ và các nhân vật trong ngành phải xây dựng một thế giới thời trang có trách nhiệm hơn.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Nss Mag