Đằng sau mỗi Tuần lễ thời trang: Sự kiện chỉ diễn ra trong thoáng chốc, nhưng rác thải để lại phía sau thì không như vậy!

Ngày đăng: 26/09/19

54 show diễn thời trang tại London, 32.000 dặm xe cộ, 20.000 chiếc cốc cà phê, 5000 ly rượu vang đỏ. Đây là tổng thống kê thu được sau sự kiện Tuần lễ thời trang London tháng 9 vừa qua từ British Fashion Council. Những con số nói lên một điều: đó là những lãng phí đằng sau sự hào nhoáng mỗi khi tuần lễ thời trang danh giá này diễn ra. 

Orsola de Castro, nhà đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo của tổ chức phi lợi nhuận Fashion Revolution cho biết: “Tháng thời trang là thời điểm tiệc tùng. Nó rất vui vẻ, nhưng dạng niềm vui đó không phải là kiểu vui lâu dài”. 

Những chuyến bay quốc tế và những chiếc xe vượt băng băng trên đường xả ra khí thải của những vị khách mời. Không chỉ vậy, sân khấu và không gian của những buổi biểu diễn được lắp đặt và gỡ bỏ chóng vánh cho show diễn không tới vài giờ, rồi các đạo cụ nhanh chóng bị vứt bỏ. Những bao rác thải chứa những mẫu sample, đó là chưa kể những túi nhựa chứa trang phục trình diễn. 

Vừa qua, tại London, nhóm hoạt động môi trường Extcellence Rebellion đã kêu gọi Hội đồng Thời trang Anh (BFC) hủy bỏ Tuần lễ thời trang London. và thay thế bằng một hội nghị người dân về tình trạng khẩn cấp khí hậu; khi BFC không đáp ứng được những yêu cầu này, cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch thay cho hội nghị.

“Sự kiện chỉ diễn ra trong thoáng chốc, nhưng rác thải để lại phía sau thì không như vậy” – Nick Marks, nhà sáng lập và điều hành tổ chức sản xuất bền vững Ecobooth. 

Xem xét để thay đổi từ 4 tổ chức thời trang lớn nhất toàn cầu 

Không có con số thống kê chính xác những gì tuần lễ thời trang tác động đến môi trường. Nhưng từ 4 tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới của 4 thành phố London, New York, Milan và Paris – Bốn tổ chức BFC, The Council of Fashion Designers of America, Camera Nazionale della Moda Italiana và La Fédération de la haute couture et de la Mode hầu như đều không thu thập dữ liệu về lượng chất thải được tạo ra bởi các chương trình, và tiến hành phân tích nghiêm túc về tác động khí hậu của các sự kiện.

Vừa qua, bộ sưu tập thời trang nam mới nhất của Louis Vuitton, đã được trình diễn tại Place Dauphine, thương hiệu cho biết toàn bộ chất thải của chương trình gần như bằng không.

Tuy nhiên, cả bốn tổ chức trên đều phát biểu đề cao tính bền vững trong chương trình nghị sự của họ và thực hiện các bước để thúc đẩy sự thay đổi. BFC cho biết họ đã xem xét tất cả các nhà cung cấp của mình để đảm bảo rằng họ đang sử dụng các sản phẩm bền vững nhất hiện có và luôn tìm cách thuê hoặc tái sử dụng các vật liệu bất cứ khi nào có thể. Kể từ tháng 9 năm 2019, BFC tổ chức Triển lãm Nhà thiết kế Tuần lễ Thời trang Luân Đôn, cũng như hỗ trợ các NTK gia tăng tính bền vững. 

Pascal Morand, chủ tịch điều hành France France Fédération de la Haute Couture et de la Mode, cho biết ủy ban bền vững của tổ chức đang làm việc với các thành viên để thiết lập một bộ công cụ chia sẻ giúp các thương hiệu khi sản xuất chương trình. Tại Ý, CNMI đã xuất bản một bản tuyên ngôn về tính bền vững vào năm 2012, tập trung vào các vấn đề xã hội và môi trường lớn của ngành. Trong tuần lễ thời trang, tổ chức sử dụng vật liệu tái chế và tránh sử dụng nhựa ở các địa điểm và sự kiện của họ. CFDA đã tập hợp một hướng dẫn và sử dụng các vật liệu bền vững cho các sự kiện. Tuy nhiên, các tổ chức đều chỉ ra nhà sản xuất các chương trình là các thương hiệu tham gia trình diễn. 

Đến sự “thức tỉnh” từ các Megabrands

Trong nhiều năm liền, thế giới thời trang dường như đã thờ ơ với các vấn đề dành cho môi trường mà không bị phản đối quyết liệt như ngày nay. Vào tháng 6 vừa qua, show diễn thời trang nam giới của Saint Laurent đã bị chính quyền và các nhà hoạt động môi trường tại Malibu chỉ trích bị ảnh hưởng đến hệ sinh thái. 

Trong nhiều năm liền, thế giới thời trang dường như đã thờ ơ với các vấn đề dành cho môi trường mà không bị phản đối quyết liệt như ngày nay.

Vào tháng 6 vừa qua, show diễn thời trang nam giới của Saint Laurent đã bị chính quyền và các nhà hoạt động môi trường tại Malibu chỉ trích bị ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Giờ đây, dưới tác động của xã hội, những Megabrands như Louis Vuitton, Dior và Chanel lại càng không thể im lặng. Tập đoàn LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, sở hữu Louis Vuitton và Dior, đã có định hướng để các thương hiệu xa xỉ của họ tổ chức các sự kiện theo cách bền vững hơn. Chanel cho biết họ cam kết khôi phục, tái chế hoặc tái sử dụng các vật liệu trong các chương trình của mình bất cứ khi nào có thể. 

Show diễn Dior Spring 2020 với 164 cây xanh được đặt tại trường đua ngựa Longchamp tại Paris, sau buổi diễn những cái cây này sẽ được trồng ở xung quanh thủ đô của nước Pháp.

Trong khi đó, tại Luân Đôn, nhóm hoạt động môi trường Extcellence Rebellion đã kêu gọi Hội đồng Thời trang Anh hủy bỏ Tuần lễ thời trang Luân Đôn. “Điều quan trọng của tuần lễ thời trang cho thấy đây là một trung tâm văn hóa, mà văn hóa thì phải đi kèm với trách nhiệm” – Sara Arnold, nhà sáng lập của Higher Studio cho biết. “Chúng ta cần phải hiểu rằng nếu các show diễn cứ thế này, nó cho thấy rằng người ta không nghiêm túc với vấn đề này”. 

“Điều quan trọng của tuần lễ thời trang cho thấy đây là một trung tâm văn hóa, mà văn hóa thì phải đi kèm với trách nhiệm” – Sara Arnold, nhà sáng lập của Higher Studio cho biết.

Burberry cho biết, họ đã xem xét tác động thải carbon với môi trường từ chương trình sắp tới và trong số các bước vẫn đang được hoàn thiện, họ có kế hoạch bù đắp tác động carbon của các người mẫu và khách du lịch khi tới London tham gia buổi trình diễn.

Burberry cho biết, họ đã xem xét tác động thải carbon với môi trường từ chương trình sắp tới.

Có một điều chắc chắn, sự ảnh hưởng đến môi trường từ tuần lễ thời trang không thấm vào đâu so với chuỗi sản xuất của ngành công nghiệp thời trang đã không ngừng thải ra hỗn hợp khí độc và các hóa chất gây ô nhiễm nghiêm trọng đến hệ sinh thái. 

Các tuần lễ thời trang – và đặc biệt là các chương trình ready-to-wear ở New York, London, Milan và Paris hoạt động như một cách để các thương hiệu giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, nhất là trong thời đại phát triển của truyền thông xã hội. Nhưng cho đến nay, các thương hiệu thời trang bền vững lại hiếm khi xuất hiện trong các tuần lễ thời trang.

Nhưng cho đến nay, các thương hiệu thời trang bền vững lại hiếm khi xuất hiện trong các tuần lễ thời trang.

Trung tâm Copenhagen đang vật lộn với thử thách, tổ chức này đã cấm sử dụng chai nhựa dùng một lần tại các sự kiện trong tuần lễ thời trang và bắt đầu bù đắp lượng khí thải do khách quốc tế. Cuối năm nay, tổ chức Copenhagen sẽ đưa ra kế hoạch ba năm giới thiệu các tiêu chuẩn bền vững tối thiểu cho các thương hiệu muốn trình diễn ở Đan Mạch. 

Giám đốc điều hành Tuần lễ thời trang Copenhagen, ông Cecilie Thorsmark cho biết: “Nếu chúng tôi đặt mục tiêu quá cao thì sẽ có rủi ro là chúng tôi không thể tham gia vào ngành này và nếu chúng tôi không có được sự tham gia của ngành này thì sẽ không tác động được gì hết”. 

Tuy nhiên, các thương hiệu lớn và nhỏ đang ngày càng thực hiện các bước độc lập để chương trình của họ diễn ra một cách có trách nhiệm hơn. Một dấu hiệu nhỏ, nhưng quan trọng, của sự thay đổi là bây giờ các thương hiệu khá lưu ý về mặt thư mời gửi đến khách hàng trong thời đại số hóa. LVMH có một bộ guideline hướng dẫn để vận chuyển hàng và thiết bị, và yêu cầu sử dụng ánh sáng LED tiết kiệm năng lượng, ưu tiên vật liệu tái chế để trang trí và quy định xem xét thời gian sử dụng trong giai đoạn thiết kế, để đảm bảo chúng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế một lần nữa. Các hướng dẫn không bắt buộc, nhưng được khuyến khích. Vừa qua, bộ sưu tập thời trang nam mới nhất của Louis Vuitton, đã được trình diễn tại Place Dauphine, thương hiệu cho biết toàn bộ chất thải của chương trình gần như bằng không. 

Unilever Deodorants, hợp tác với các cửa hàng tiết kiệm Savers, với tác phẩm sắp đặt Stain-Less, Waste-less, tại The Oculus tại Trung tâm thương mại thế giới Westfield ở thành phố New York, bao gồm hàng ngàn mảnh quần áo được tái sử dụng để mang lại nhận thức về vấn đề này chất thải quần áo vào ngày 6 tháng 2 năm 2018 tại thành phố New York.

Khi Tuần lễ thời trang Copenhagen đo lường tác động của họ đã phát hiện ra rằng khía cạnh sử dụng nhiều carbon thứ hai sau các chuyến bay quốc tế là 100 chiếc áo phông mà mỗi nhân viên phải mặc mỗi mùa. Sắp tới, tổ chức có kế hoạch làm áo phông mà không có thương hiệu để có thể lấy lại và tái sử dụng. 

Thương hiệu Na Uy Holzweiler, đã tái sử dụng vải phông nền sân khấu để làm túi tote. Tháng 8 này, thương hiệu đã sử dụng ánh sáng tiết kiệm năng lượng, chai nước bằng kim loại cho nhân viên và người mẫu, cũng như sử dụng cốc cà phê từ tre cho khách mời. Chất thải được tạo ra bởi toàn bộ chương trình chỉ là 1 mét băng keo, giám đốc sáng tạo Susanne Holzweiler cho biết.

Các thương hiệu và công ty sản xuất vẫn thường thích xây dựng mọi thứ thật mới mẻ bởi vì điều này đơn giản và dễ dàng. Thách thức cho các tuần lễ thời trang, trong kỷ nguyên mà con người được nâng cao nhận thức về môi trường, là khách hàng đòi hỏi thương hiệu phải có tiêu chí bền vững trong quá trình vận hành và sản xuất, cũng như tổ chức các show diễn. 

Thực hiện: Côn Quân

Theo BOF