Đằng sau những cú “bắt tay” giữa thương hiệu cao cấp và thời trang nhanh 

Ngày đăng: 22/08/23

Nếu như các thương hiệu lâu đời như Dior đã có từ năm 1946 thì khoảng 44 năm sau, thời trang nhanh mới bắt đầu gõ cửa ngành may mặc, bắt đầu với những thương hiệu như Zara. Mặc dù ngày nay thời trang nhanh đã trở nên khá phổ biến, nhưng các thương hiệu thời trang xa xỉ vẫn tồn tại trên thị trường và họ là một đế chế tạo ra xu hướng mà các thương hiệu thời trang nhanh vẫn đang cố gắng sao chép rất nhiều thiết kế.

Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn khám phá lý do tại sao các thương hiệu lâu đời vẫn giữ được “chỗ đứng” trong cuộc đua này.

3 yếu tố quan trọng mà bất kì thương hiệu xa xỉ nào cũng phải có 

Bất kì ai cũng thích tỏa sáng trong bộ quần áo đắt tiền bởi vì những thương hiệu cao cấp cho chúng ta cảm giác quyền lực. Bất chấp giá cả gấp nhiều lần những bộ trang phục bình thường, nhưng hầu hết các khách hàng sang trọng đều hiểu tại sao quần áo hàng hiệu lại có mức giá như thế và không ngại trả thêm tiền để mặc chúng. Những người không hiểu có thể sẽ nói rằng những người mua hàng xa xỉ chỉ trả tiền vì tên thương hiệu, nhưng sự thật thì họ đang trả tiền cho nhiều thứ hơn thế. 

Thời gian thiết kế, tạo nguồn và sản xuất

Pile of stacked clothes

Thị trường yêu thích quần áo hàng hiệu cũng như thị trường ưa chuộng thời trang nhanh. Nhưng, điều gì làm cho những món đồ xa xỉ có giá trị hơn nhiều? Một phần là vì họ đầu tư thời gian, chi phí và kỹ năng cần thiết để lên kế hoạch, phác thảo và thiết kế những bộ quần áo này. Đây không phải là những sản phẩm nhái được lấy từ sàn diễn của nhà thiết kế khác mà là những thiết kế ban đầu. Và phần còn lại được dùng để “trả lương” cho những nhà thiết kế cao cấp đã dành thời gian, công sức và trình độ tay nghề cao của họ.

Ngược lại, với công nghệ tiên tiến, các công ty thời trang nhanh có thể tung ra hàng may mặc nhanh gấp bốn lần so với các thương hiệu xa xỉ. Một thương hiệu xa xỉ có thể mất khoảng bốn đến sáu tuần để hoàn thành một bộ quần áo hay một bộ sưu tập và đôi lúc các nghệ nhân của họ không được trả công xứng đáng cho từng chút thời gian đó.

Chi phí nhân công 

Louis Vuitton Just Opened a New Factory in France - Bloomberg

Lý do tiếp theo khiến những sản phẩm may mặc này đắt đỏ là những nghệ nhân làm việc trong công xưởng. Rất nhiều công ty thời trang nhanh sở hữu các xưởng bóc lột sức lao động – thật không may, một số thương hiệu xa xỉ cũng vậy. Đáng buồn thay, hầu hết các công nhân bóc lột sức lao động chỉ nhận được khoảng 3 USD một giờ hoặc lên đến 6 USD một giờ, tùy thuộc vào công ty. Đó hầu như không phải là mức lương đủ sống, ngay cả ở những nền kinh tế kém phát triển hơn so với Hoa Kỳ, Anh hoặc Úc.

Họ nên được trả lương một cách xứng đáng cho tất cả sức lao động của họ bởi vì họ đã làm thêm giờ và môi trường làm việc kém chất lượng. Ở Mỹ, mức lương tối thiểu là hơn 7 USD. Nhưng nhiều người nghĩ rằng, các công nhân nên được trả cao hơn số tiền đó. Các thương hiệu xa xỉ trả lương công nhân của họ cao hơn bởi vì những chi phí lao động đó đã được tính vào chi phí may mặc nói chung.

Nguyên liệu chất lượng cao 

What really goes into making a Chanel handbag? Behind the scenes at its top-secret Paris workshop | London Evening Standard | Evening Standard

Các thương hiệu xa xỉ không sản xuất một lượng quần áo ồ ạt. Do đó họ có đủ khả năng sử dụng các vật liệu cao cấp nên chi phí sản phẩm cuối cùng rất đáng giá. Điều này tạo nên giá trị sản phẩm của họ.

Đằng sau những cú “bắt tay” giữa thương hiệu cao cấp và thời trang nhanh 

Luxury clothes

Bất chấp sự khác biệt của họ, các thương hiệu thời trang cao cấp và thời trang nhanh đã từng hợp tác với nhau trong quá khứ. Bạn có nhớ khi Balmain, một thương hiệu xa xỉ của Pháp và H&M hợp tác không? Balmain đã giúp H&M tạo ra những sản phẩm may mặc cao cấp hơn với giá cả phải chăng. Khi cả hai làm việc cùng nhau, thiết kế của họ đã tiếp cận được một lượng lớn khán giả hơn và đã thành công trong việc thu hút những người thường không mua sắm tại cửa hàng. Hợp tác thương hiệu là một chiến lược quảng cáo khôn ngoan vì nó giúp truyền bá thông tin về thương hiệu và các thiết kế. Tóm lại chúng có thể mang lại lợi ích cao hơn.

Mặc dù sự hợp tác là tuyệt vời, nhưng nó có thể gây hiểu lầm cho một số người. Khi các thương hiệu xa xỉ hợp tác với các thương hiệu thời trang nhanh tạo ra những thiết kế có giá rẻ hơn, khán giả mua hàng sẽ mong đợi lần hợp tác này sử dụng chất liệu loại A giống như các thương hiệu xa xỉ sử dụng cho các bộ sưu tập riêng của họ. Tuy nhiên, sự thật là hầu hết các trường hợp “bắt tay” như thế này, quần áo đó có thể sẽ không sử dụng cùng chất liệu như những gì họ bán trên trang web hoặc trong cửa hàng của họ.

How to Shop Balmain x H&M on Thursday - Fashionista
H&M x Balmain

Tóm lại, thời trang sang trọng sẽ vẫn như vậy. Mặc dù các thương hiệu thời trang nhanh và xa xỉ cạnh tranh ở một mức độ nào đó, nhưng họ sẽ không bao giờ “gặp nhau tại đường ranh thời trang”. Các thương hiệu thời trang cao cấp không cần phải lo sợ thời trang nhanh vì vật liệu, nhân công và thời gian cần thiết đã tạo ra những sản phẩm chất lượng. Khoác lên mình những bộ trang phục đắt tiền luôn là ước mơ của hầu hết mọi người và đó là một lý do tại sao thời trang nhanh phải bắt chước các thương hiệu thiết kế.

Bên cạnh đó, quá trình thiết kế, tìm nguồn cung ứng và sản xuất của các hãng cao cấp cũng khác biệt đáng kể so với những sản phẩm được sản xuất đại chúng. Qua đó, các thiết kế gốc vẫn giữ được vị thế trong nền văn hóa của chúng ta, các thương hiệu xa xỉ sẽ luôn dẫn đầu về thời trang.

Thực hiện: Mỹ Tâm