Đâu chỉ có sợi tơ làm từ sen, thế giới còn có sợi tơ làm từ chuối

Ngày đăng: 02/12/18

Ngành công nghiệp thời trang hiện nay đang tìm kiếm những chất liệu thân thiện với môi trường để thay thế cho cotton – đang rất phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay (vốn tiêu tốn khá nhiều tài nguyên khi trồng), hay các loại chất liệu có gốc dầu hỏa như acrylic, polyester, nylon và spandex. Trong khi quá trình sản xuất những loại chất liệu này vẫn đang tổn hại đến hành tinh, nhiều công ty đang tìm kiếm nguồn vải có nguồn gốc tự nhiên nhằm hướng đến thời trang bền vững. Sợi tơ có nguồn gốc từ chuối – loại chất liệu được cho là có tính đột phá trong ngành công nghiệp hiện nay có thể là một giải pháp thích hợp.

Tơ có nguồn gốc từ chuối, hay còn gọi là sợi musa, được biết đến với khả năng dẻo dai bậc nhất. Ngoài khả năng phân hủy sinh học, loại sợi tự nhiên làm từ thân cây chuối này còn bền chắc.

Thân cây chuối vốn xốp, bên trong có các vách dầy liên kết với nhau, thân cây có một loại nhựa là hỗn hợp giữa cellulose, hemicelluloses và lignin. Tơ từ chuối tương tự như sợi tơ làm từ tre, có độ khỏe và chắc chắn. Sợi chuối có thể được dùng làm thành chất liệu dùng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo độ dày mỏng, dựa trên từng phần của thân cây chuối làm ra sợi. Phần vỏ cây chuối, có thể cho ra các sợi có độ dày lớn hơn, trong khi đó phần ruột cây chuối có thể cho ra sợi có độ mịn hơn.

Một sản phẩm làm từ tơ chuối của Valerie Dumaine

Sợi tơ từ chuối – một lựa chọn bền vững hơn tơ tằm

Kỹ thuật lấy tơ từ chuối thật ra đã có từ thế kỉ 13 tại Nhật Bản tuy nhiên loại chất liệu này bị lấn át khi cotton và tơ lụa, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, trở nên phổ biến. Nhưng giờ đây tơ từ chuối đã trở lại với ngành công nghiệp thời trang. Ngày nay tơ chuối đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, và phổ biến khắp thế giới với nhiều sản phẩm, từ túi lọc trà đến lốp xe hơi, sari, tờ tiền của Nhật.

Kỹ thuật lấy tơ từ chuối thật ra đã có từ thế kỉ 13 tại Nhật Bản tuy nhiên loại chất liệu này bị lấn át khi cotton và tơ lụa, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, trở nên phổ biến.

Từ thân cây chuối trải qua nhiều công đoạn xử lý có thể thành sợi tơ để dùng trong công nghiệp và thời trang

Sợi từ chuối có thể dùng để làm dây thừng, thảm, vải dệt và giấy thủ công. Một công ty có trụ sở tại đảo Kosrae, Micronesia, có tên là Green Banana Paper, đang sử dụng sợi từ chuối để làm ví, túi đựng và giấy. Được thành lập bởi Matt Simpson, Green Banana Paper làm ra những sản phẩm từ thân cây chuối, loại cây mọc tự do trên đảo. Công ty mua chuối để tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Sợi từ chuối có thể dùng để làm dây thừng, thảm, vải dệt và giấy thủ công.

Công ty cho biết: “Loại sợi tơ này làm ra được loại giấy rất tốt, thân thiện với môi trường, dùng để thay thế cho các loại chất liệu không thể phân hủy hay chất liệu có nguồn gốc từ động vật trong ngành công nghiệp và thời trang”. Cần phải nói thêm rằng loại sợi này còn có khả năng kháng nước, chống cháy và có thể tái chế được, theo ghi nhận của Green Banana Paper. Để sản phẩm được bền hơn, công ty đã thêm vào giấy một lớp sáp mỏng.

Tơ có được từ chuối, thân thiện với môi trường, dùng để thay thế cho các loại chất liệu không thể phân hủy hay chất liệu có nguồn gốc từ động vật trong ngành công nghiệp và thời trang

Làm sợi từ thân chuối bị bỏ đi

Chuối là loại cây chỉ ra trái một lần, người nông dân thu hoạch chuối sau đó đốn bỏ toàn bộ thân cây. Số lượng thân cây chuối bị bỏ mỗi năm hơn 1 tỷ tấn. Theo nghiên cứu, cần có 37kg thân cây để sản xuất 1kg tơ chuối. Kể từ năm 2014, Green Banana Paper đã tái chế 80.000kg thân cây chuối vốn bị bỏ đi. Theo thống kê, chỉ có 10% thân chuối bỏ đi được tái chế.

Tơ từ chuối có thể làm giấy hoặc dệt thành vải

Tuy nhiên, việc sản xuất ra sợi chuối từ thân cây chuối không hề đơn giản. Quá trình rất vất vả, người ta phải vận chuyển những thân cây bị bỏ từ nhiều cánh đồng trồng trọt về bằng xe tải, tước vỏ cây thành từng lớp mỏng, sau đó bỏ vào máy để tách sợi. Sau đó, quá trình làm ra giấy bắt đầu. Còn vải phải qua một quy trình xử lý khác. Đầu tiên, những mảnh vỏ từ thân cây chuối được nấu sôi trong dung dịch kiềm để mềm và rã. Khi đã rã ra, người ra sẽ se sợi ướt để tránh sợi giòn gãy. Sau đó, là nhuộm màu cho sợi hoặc dệt thành vải.

Quy trình xử lý thân chuối cho ra tơ sợi, dệt thành vải vóc tại một nhà máy Nhật Bản 

Vải được làm từ sợi chuối có độ mềm và dẻo dai, cũng như độ thoáng khí và thấm hút tự nhiên. Nó được đánh giá là tốt hơn cả lụa. Về hướng bền vững, vải từ sợi chuối có thể thay thế cho cotton và vải tơ tằm.

Vải được làm từ sợi chuối có độ mềm và dẻo dai, cũng như độ thoáng khí và thấm hút tự nhiên.

Ví được làm từ chất liệu tơ chuối của công ty Green Banana Paper
Một sản phẩm thân thiện với môi trường

Offset Warehouse, một cộng sự trước đây với tổ chức phi chính phủ NGO tại Nepal đã cung cấp loại vải được dệt thủ công từ sợi chuối. Công ty THIS Co. cung cấp loại vải được dệt từ chuối trồng ở Philippines và Frabjous Fibers mang đến sợi len hay các tấm vải màu sản xuất từ thân cây chuối.

Sản phẩm từ Offset Warehouse

Tuy nhiên, dù vậy sợi chuối vẫn còn khá xa lạ trong ngành công nghiệp thời trang, trong khi các công ty và thương hiệu vẫn còn gắn bó với các chất liệu quen thuộc. Trong tương lai, loại sợi này nếu trở nên phổ biến có thể giúp cho mục tiêu hướng đến thời trang bền vững của con người trở nên dễ dàng hơn.

Thực hiện: Hoàng Khôi

Theo Fashion United