Doanh số LVMH tăng bất ngờ ở thị trường Mỹ và châu Á
Ngày đăng: 19/10/20
Tập đoàn xa xỉ công bố doanh số bán hàng tăng trưởng ở mảng thời trang, bộ phận hoạt động tích cực nhất.
LVMH đã gây bất ngờ cho thị trường khi doanh số bán hàng thời trang và đồ da tăng trong quý 3 nhờ vào những thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Dior, khi người dân châu Á chi tiêu trở lại và sự tăng trưởng của Mỹ bất chấp đại dịch Covid-19.
Tập đoàn xa xỉ của Pháp cho biết doanh số bán hàng tại bộ phận thời trang và đồ da của họ đã tăng 12% lên 5,9 tỷ euro, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường sau khi thị trường đóng cửa ở Paris, nhưng cảnh báo rằng “những bất ổn tiếp tục”. Doanh số bán hàng của tập đoàn này đã giảm 24% trong nửa đầu năm nay.
Chris Hollis, giám đốc tài chính truyền thông cho biết đó là “một bước chuyển mình mạnh mẽ” trong cuộc họp báo công bố thu nhập quý 3 của công ty.
Các nhà phân tích cho biết, ở Mỹ nơi mà mua sắm online đang phát triển cao, và chính quyền Mỹ đang hỗ trợ cho người tiêu dùng. Giám đốc tài chính của LVMH, Jean-Jacques Guiony, đã chỉ ra Loewe, Celine và Fendi với sự “phát triển lớn” và miêu tả tăng trưởng tại Louis Vuitton là “đồng nhất với các ngành hàng”. Các nhà phân tích cho biết quy mô và sự đầu tư của tập đoàn xa xỉ lớn nhất toàn cầu đã có ích so với các công ty cùng ngành trong thời kỳ đại dịch, nhờ chính sách cắt giảm ngân sách tiếp thị.
Nhà phân tích Erwan Rambourg cho biết: “Trong kỷ nguyên Covid, sự tách biệt giữa các thương hiệu lớn và nhỏ sẽ gia tăng đáng kể với Louis Vuitton là một thương hiệu nổi bật.”
LVMH nói rằng Louis Vuitton “tiếp tục thể hiện động lực và sự sáng tạo đặc biệt” trong khi Christian Dior “cho thấy động lực đáng kể.”
Guiony cho biết thêm, khách hàng Trung Quốc chuyển sang “tích cực trong quý thứ ba tại Vuitton”, trong khi “khách hàng Bắc Mỹ hoạt động rất tốt”. Châu Âu cũng mạnh nhưng “điều đó không có nghĩa là con số đó đủ để bù đắp cho sự biến mất của khách du lịch ở Châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi vui mừng thông báo rằng các khách hàng Đức, Pháp, Anh của chúng tôi đặc biệt làm rất tốt ở quê nhà của họ”. Trong khi đó chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản là “tiêu cực”.
Tuy nhiên, triển vọng không chắc chắn. “Chúng tôi không mong đợi tất cả những điều này sẽ bình thường hóa trong vòng vài tháng” và thương hiệu sẽ tiếp tục thận trọng, kiểm soát chi phí và chọn lọc trong các khoản đầu tư của mình.
“Chúng tôi đang tranh chấp pháp lý với Tiffany,” ông nói. Được các nhà phân tích thúc ép bình luận về chiến lược của LVMH, ông nói “Chúng tôi vẫn tin rằng Tiffany là một thương hiệu tuyệt vời, rằng thị trường chứng khoán không nhất thiết phải là ngôi nhà tốt nhất – với quan điểm ngắn hạn về hàng quý thu nhập – điều đó đã ngăn cản Tiffany phát triển một chiến lược tiếp thị hợp lý. Đây là những gì chúng tôi sẽ thực hiện.”
Thực hiện: Koi
Theo Vogue Business