Doanh số son môi nói gì về sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới?

Ngày đăng: 17/08/24

Son môi và sự lên xuống của nền kinh tế tưởng chừng không liên quan nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hiệu ứng son môi (Lipstick Effect) chỉ ra rằng người tiêu dùng thường có xu hướng mua những món xa xỉ phẩm nhỏ như son môi trong thời kỳ suy thoái.

Pin page

Ý kiến này lần đầu tiên được đưa ra bởi giáo sư kinh tế và xã hội học Juliet Schor trong cuốn sách “Người Mỹ chi tiêu quá mức” năm 1998.

Bà cho rằng những phụ nữ đang gặp khó khăn về tài chính mua son môi đắt tiền để giải tỏa áp lực khi phải đối mặt với một tương lai kinh tế bấp bênh, đồng thời khiến người khác trầm trồ bởi những sản phẩm đắt đỏ mà họ sở hữu.

Schor viết trong cuốn sách: “Thứ mà họ tìm kiếm là cảm giác xa hoa, sự hào hứng khi mua sắm tại một cửa hàng cao cấp, đắm mình trong ảo tưởng về sắc đẹp và sự quyến rũ. Họ mua “hy vọng” trong các chai mỹ phẩm đó như một cách để thoát khỏi cuộc sống thường ngày tẻ nhạt”.

Top 10 Most Luxurious Shopping Centers Worldwide - Mytour.vn
Mua sắm xa xỉ phẩm là cách để tạm quên đi tình hình khó khăn hiện tại.

Lý thuyết của Schor đã trở nên nổi tiếng vào năm 2001, khi chủ tịch Estee Lauder, Leonard Lauder cho biết doanh số son môi của thương hiệu đã tăng vọt sau các vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc: “Mọi người không ngừng mua các mặt hàng xa xỉ trong giai đoạn suy thoái kinh tế sau cuộc khủng bố ngày 11/9″.

Theo các nhà kinh tế học, rất khó để biết được nguyên nhân và kết quả chính xác của hiện tượng thú vị này. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng sự tăng trưởng doanh số son môi có xu hướng xuất hiện ngay trước hoặc ngay sau khi nền kinh tế suy thoái.

Jonathan Ernest, phó giáo sư kinh tế tại Khoa Quản trị Weatherhead thuộc Đại học Case Western Reserve, cho rằng: “Đây là một điều kỳ lạ, trái ngược với các quy tắc thông thường. Chúng ta thường cho rằng nếu tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn, người tiêu dùng sẽ ít mua các mặt hàng không cần thiết. Nhưng trong trường hợp này, có vẻ như họ đang tìm đến những mặt hàng đắt tiền để quên đi những vấn đề tài chính của mình.”

“Họ có thể đã tiết kiệm tiền với ước mơ mua một căn nhà hoặc chiếc du thuyền, nhưng lãi suất quá cao đã khiến họ nản lòng”. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng chuyển sang mua các mặt hàng xa xỉ có giá trị nhỏ hơn, chẳng hạn như son môi.

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng này xuất phát trực tiếp từ nhu cầu của người tiêu dùng muốn cải thiện tâm trạng, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn.

Jill Blanchard, chủ tịch Advantage Solutions, một công ty cung cấp dịch vụ bán hàng và tiếp thị cho các nhà bán lẻ, cho rằng: “Căng thẳng kinh tế có những tác động đến tài chính và cảm xúc”. Trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng, mọi người có xu hướng tham gia vào các sự kiện, như hòa nhạc hoặc đi nghỉ mát để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn.

“Khi những thứ đó trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng tìm kiếm những cảm xúc tích cực theo cách khác, chẳng hạn như chăm sóc bản thân với những món ăn xa xỉ, sản phẩm làm đẹp đắt tiền hoặc các liệu pháp spa tại nhà.”

From lip balms, lip tints to lipsticks, here's 18 Korean celeb-approved picks for a perfect pout

Cũng có khả năng những người này chỉ đơn giản là trung thành với các thương hiệu mỹ phẩm – nhất là khi họ biết chắc rằng sản phẩm đó sẽ mang lại hiệu quả tốt. Lightman chỉ ra rằng mọi người có xu hướng mua sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng vì họ tin tưởng vào các thương hiệu đó. Ngoài son môi, xu hướng này cũng áp dụng cho các loại mỹ phẩm khác.

“Điều này cũng liên quan đến cách mà xã hội nhìn nhận về thương hiệu, lý giải cho việc người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu nhiều hơn ngay cả khi nền kinh tế suy thoái. Họ chấp nhận hy sinh mức giá cao hơn để có được cảm giác mình đang tìm kiếm.”

Chuyển ngữ: Thanh Mai

Theo QUARTZ