Gen Z, Skincare và mạng xã hội: Mối nguy hại từ Skinfluencing

Ngày đăng: 27/02/24

Gen Z đang ngày càng mày mò nghiên cứu nhiều hơn vào skincare, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Mặc dù vậy, khi phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin đến vậy, Gen Z đang đối mặt với mối nguy hiểm “skinfluencing”, với các thử thách như tiêu xài quá mức và những tiêu chuẩn làm đẹp phi thực tế.

10 Trending Skincare Ingredients of 2023 - Dr Nerina Wilkinson + Associates

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “skinfluencing” – chăm sóc da có ảnh hưởng? Và cả  “skintellectual” – có nhiều kiến thức về chăm sóc da? Mạng xã hội đã trở thành công cụ quan trọng của ngành công nghiệp làm đẹp, khi TikTok đã thu lại 260 tỷ lượt xem chỉ từ những video dưới hashtag #skincare, tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

“Skintellectual” là một trong những khái niệm gắn liền với Gen Z. Sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về những xu hướng mới nhất và những sản phẩm “phải có”, Gen Z không chỉ đầu tư tiền bạc vào skincare mà còn đầu tư rất nhiều thời gian. Điều này dẫn tới nhiều xu hướng chăm sóc da được tạo ra và dẫn đầu bởi Gen Z, như là “prejuvination” – xu hướng chống lão hóa cho những làn da trẻ tuổi, trước cả khi quá trình lão hóa da bắt đầu.

Gen Z và #SkinTok

TikTok có tới 1 tỷ người dùng mỗi năm, 60% trong số đó là Gen Z. Những xu hướng phổ biến của ngành công nghiệp làm đẹp đều xuất phát từ TikTok, hay còn gọi là #skintok, bao gồm cả xu hướng viral #everythingshower, slugging và “skinimalism”. Phần lớn các xu hướng này không nhất thiết phải yêu cầu một sản phẩm nhất định, nhưng các “skinfluencers” – influencer mảng skincare – và các thương hiệu mỹ phẩm vẫn tận dụng các điểm mới này. Ví dụ, khi tham gia vào xu hướng chăm sóc da như “slugging” (thoa sáp dầu khoáng lên mặt), các influencer sẽ sử dụng một sản phẩm được chứng minh là sẽ có hiệu quả. Đây là một cách vô cùng hữu hiệu để một thương hiệu quảng bá sản phẩm của mình, khi hiện tại Gen Z thường tìm đến các influencer nhiều nhất để học hỏi về cách chăm sóc da.

Xây dựng mối quan hệ với các influencer được Gen Z ưa chuộng là chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với các thương hiệu có tệp khách hàng tập trung vào Gen Z, khác hẳn với thế hệ millennials thường mua hàng dựa trên các ảnh hưởng từ quảng cáo.

Xây dựng mối quan hệ với các influencer được Gen Z ưa chuộng là chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với các thương hiệu có tệp khách hàng tập trung vào Gen Z, khác hẳn với thế hệ millennials thường mua hàng dựa trên các ảnh hưởng từ quảng cáo.

Forget YouTube – TikTok is your newest platform for beauty education
Các “skinfluencer” nổi tiếng trên TikTok

Vì Gen Z coi trọng sự trung thực và hình thành mối quan hệ quen thuộc khi mua các sản phẩm skincare, sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu những sản phẩm tốt nhất có vẻ như là một trải nghiệm tích cực. Trên thực tế, 40% Gen X cảm thấy chu trình skincare của họ có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, mang lại những lợi ích về mặt tinh thần. Tuy nhiên, điều chắc chắn duy nhất của mạng xã hội là sự không chắc chắn của nó. Khi các xu hướng chăm sóc da mới phát triển và lan truyền hàng tuần trên TikTok và Instagram, thật khó và mệt mỏi để theo kịp.

Liệu “skinfluencing” là mối nguy hại với Gen Z?

Rõ ràng là Gen Z đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc chăm sóc da, tạo nên nỗi ám ảnh. Mặc dù Gen Z là những người “hiểu biết về chăm sóc da” và ưu tiên sự trung thực, nhưng mạng xã hội thường tìm ra cách truyền bá thông tin sai lệch. Nếu Gen-Z tin tưởng một skinfluencer, họ sẽ trở nên ấn tượng hơn và do đó, “có ảnh hưởng” hơn. Như đã đề cập trước đó, các khái niệm như “prejuvination” (tạm dịch: tiền trẻ hoá) đã được Gen-Z thúc đẩy để chăm sóc làn da của họ tốt hơn. Nhưng, “skinfluencing” đã xảy ra như thế nào ngay từ đầu?

Skinfluencing thúc đẩy những tiêu chuẩn phi thực tế về cái đẹp

Mạng xã hội có xu hướng đưa ra những tuyên bố không có hoặc có rất ít bằng chứng để hỗ trợ. Skincare cũng không là ngoại lệ. Những nỗi lo âu về tuổi tác và làn da ngày càng tăng chính bởi vì các thương hiệu và influencer tạo ra những vấn đề về da mà Gen Z không hề hay biết và hiểu rõ. Lướt trên trang “dành cho bạn” trên TikTok khiến bạn nghĩ rằng tất cả những gì bạn đang xem đều đặc biệt dành cho bạn, đó là cách thuật toán hoạt động. Các influencer đang quảng bá những sản phẩm chống lão hoá để “giúp” người xem chống lại lại lão, mặc dù khoảng một nửa Gen Z thậm chí còn chưa là người trưởng thành. Đây chỉ là một ví dụ về mức độ phổ biến của các khái niệm như “prejuvination” vì sự bất an do mạng xã hội tạo ra.

Hailey Bieber Pairs Her Bikini With Glowing Skin — And Offers A Hint About Her Forthcoming Beauty Line | British Vogue

Những xu hướng khác như “skinimalism”, khuyến khích việc sử dụng tối giản makeup, cũng thường xuyên bị quảng cáo sai sự thật. Khuyến khích việc make up “tự nhiên” trên mạng xã hội có thể có tác động tiêu cực lên những người dùng dễ bị tổn thương. Nó gây ra nguy cơ khiến mọi người cảm thấy rằng họ sẽ không đủ đẹp nếu làn da của họ không láng mịn như những gì họ thấy trên mạng xã hội. Quan niệm sai lầm này đã thấm sâu vào mạng xã hội, cùng với các filter trang điểm khiến các tiêu chuẩn sắc đẹp ngày càng trở nên khó có thể đạt được trong cuộc sống thực tế. Rõ ràng là Gen Z phải chịu đựng những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế này, vì họ thường cảm thấy tiêu cực khi lên mạng xã hội hơn các thế hệ khác.

Skinfluencing gây nguy hiểm cho hành tinh

Theo như State of Beauty, 40% Gen Z mua một sản phẩm làm đẹp mới mà họ thấy trên mạng mỗi 2 tháng hoặc nhiều hơn. Sự tiêu thụ quá mức các sản phẩm skincare không chỉ là một vấn đề đắt đỏ đối với Gen Z, mà hành tinh chúng ta cũng phải trả mức giá đắt. Tốc độ lan truyền của các xu hướng và sản phẩm mới xuất hiện trên mạng xã hội đồng nghĩa với việc Gen Z không ngừng tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da mới để mua. Điều này có nghĩa là, khi càng mua nhiều sản phẩm chăm sóc da thì càng nhiều bao bì bị lãng phí, một vấn đề lớn mà ngành làm đẹp vẫn đang phải giải quyết.

TikTok Has Developed A Money Saving Beauty Trend | Hypebae

Giải pháp nào cho skinfluencing?

Ảnh hưởng tiêu cực mà skinfluencing gây ra cho sức khỏe tinh thần của Gen Z và hành tinh là một vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù có một số quy định được đưa ra về thông tin sai lệch nhưng vẫn có quá nhiều nội dung để có thể kiểm soát. Tuy nhiên, Gen-Z đang bắt đầu phản ứng lại với những vấn đề, thách thức này theo cách riêng của họ, ví dụ như bỏ ngoài tai những video giới thiệu sản phẩm, thực sự lắng nghe làn da và tối giản lại chu trình skincare của mình.

Làm thế nào để tránh được áp lực của skinfluencing

Kể cả là một thế hệ “kỹ thuật số”, Gen-Z vẫn dễ bị ảnh hưởng khi tìm hiểu về chăm sóc da trên mạng xã hội. Tuy nhiên, có nhiều cách để vượt qua những áp lực skinfluencing này.

Ví dụ, nghiên cứu nhiều hơn về sản phẩm bạn định mua trước khi quyết định nó có thực sự dành cho bạn hay không. Kiểu da và độ tuổi đều là yếu tố cá nhân, nên việc biết rằng sản phẩm này sẽ hoạt động tốt nhất trên da bạn và phù hợp với độ tuổi là vô cùng quan trọng. Sử dụng hết sản phẩm trước khi mua đồ mới cũng sẽ giúp giảm bớt rác thải thừa và tiết kiệm tiền. Đồng thời, điều này sẽ cho bạn đủ thời gian để thấy rằng sản phẩm có thực sự hiệu quả trên da bạn hay không, và cũng đừng bỏ nó đi nếu bạn không thấy có kết quả chỉ sau vài ngày.

Câu nói “less is more” – ít hơn là tốt hơn – được nhiều người công nhận cũng là có cơ sở, đặc biệt là trong làm đẹp. Do đó, sử dụng ít sản phẩm hơn vẫn có thể mang lại lợi ích cho làn da của bạn và cho cả hành tinh.

Thực hiện: Lexi Han

Theo Luxiders