Gucci dần giảm nhiệt tại thị trường Trung Quốc, theo khảo sát RBC Capital Market

Ngày đăng: 18/09/19

Lần đầu tiên sau ba năm qua, Gucci rời khỏi top 5 bảng xếp hạng đánh giá túi xách và trang phục được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của RBC Capital Market.

Sau Mỹ, giờ đến Trung Quốc là thị trường mà Gucci hạ nhiệt, theo báo cáo gần đây nhất của RBC. Một bảng khảo sát dành cho đối tượng khách hàng xa xỉ Trung Hoa đã chỉ ra, Gucci hiện rời khỏi top 5 thương hiệu thời trang sở hữu những món đồ được khao khát nhất. Khảo sát này được thực hiện với 750 người tiêu dùng Trung Quốc giàu có, được thực hiện từ ngày 3-6/09, từ RBC Capital Market. 

Một bảng khảo sát dành cho đối tượng khách hàng xa xỉ Trung Hoa đã chỉ ra, Gucci hiện rời khỏi top 5 thương hiệu thời trang sở hữu những món đồ được khao khát nhất.

Có 30% số người được hỏi trả lời sẽ cân nhắc mua một chiếc túi Gucci trong 12 tháng tới, đặt thương hiệu ở vị trí 6 sau Chanel, Hermès, Louis Vuitton, Prada và Dior.

Có 30% số người được hỏi trả lời sẽ cân nhắc mua một chiếc túi Gucci trong 12 tháng tới, đặt thương hiệu ở vị trí 6 sau Chanel, Hermès, Louis Vuitton, Prada và Dior. Trong khảo sát trước đó vào tháng Tư, Gucci đứng ở vị trí thứ 2. Tuy nhiên, RBC lưu ý rằng khoảng cách giữa các thương hiệu xếp hạng thứ 3 và thứ 6 là rất ngắn, với 33% trong số những người được khảo sát nói rằng họ quan tâm đến việc mua một chiếc túi Vuitton, 32% chú ý đến việc mua hàng của Prada và 31% ủng hộ cho Dior.

Chanel và Giorgio Armani duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng. Đây là lần đầu tiên, Gucci nằm ngoài top 5 sau ba năm dài chiếm lĩnh bảng xếp hạng này. 

Chanel và Giorgio Armani duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng.

Sau vài năm tăng trưởng nhanh chóng dưới thời giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và giám đốc điều hành Marco Bizzarri, Gucci đang chứng kiến ​​sự bình thường hóa trong tốc độ tăng trưởng của mình.

Cổ phiếu của công ty mẹ Kering đã giảm 9% kể từ khi báo cáo kết quả quý II vào tháng Bảy được công bố. Doanh thu tại Gucci chỉ tăng 12,7% trong giai đoạn này, thấp hơn so với mức tăng trưởng 20% đạt được vào quý một và 40% vào năm trước. 

Sau vài năm tăng trưởng nhanh chóng dưới thời giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và giám đốc điều hành Marco Bizzarri, Gucci đang chứng kiến ​​sự bình thường hóa trong tốc độ tăng trưởng của mình.

Doanh số bán lẻ của Gucci ở Bắc Mỹ đã giảm 2% trong quý II. Jean-Marc Duplaix, giám đốc tài chính của Kering, đã đưa ra một lưu ý trấn an, nói rằng thương hiệu Gucci vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi doanh số bán lẻ tăng 23% trong quý II. 

Về trang sức, Cartier tụt xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng so với vị trí dẫn đầu vừa qua.

Tăng trưởng ở Trung Quốc đại lục đặc biệt khả quan khi người mua sắm Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn ở quê nhà nhờ vào các biện pháp của chính phủ khuyến khích mua sắm, bao gồm giảm thuế nhập khẩu, nhằm gạt bỏ những lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và tác động của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

Cuộc khảo sát của RBC cho thấy người mua sắm Trung Quốc có ý định mua Gucci đã không còn mãnh liệt như vài năm trước. Tuy nhiên, có một số tin tức tích cực cho Kering, khi các thương hiệu của tập đoàn này như Balenciaga và Bottega Veneta tăng trưởng trong bảng xếp hạng.

Về trang sức, Cartier tụt xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng so với vị trí dẫn đầu vừa qua. Người tiêu dùng xa xỉ Trung Quốc cho biết lựa chọn hàng đầu của họ cho lĩnh vực này là Tiffany, tiếp theo là Bulgari. Tuy nhiên, trong đồng hồ, Cartier đã nhảy từ vị trí thứ tư đến vị trí đầu tiên, đi trước Longines, Omega và Bulgari.

Thực hiện: Côn Quân