H&M, Zara và nghi vấn chiêu trò marketing bằng nhãn mác thời trang bền vững?

Ngày đăng: 10/08/19

Vừa qua, trên trang Fastcompany, tác giả Elizabeth Segran đã đưa đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của việc công bố sử dụng chất liệu bền vững từ những thương hiệu thời trang, trong đó có 2 thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng là H&M và Zara. Đi cùng với bài viết là những hoài nghi về tính minh bạch về nhãn mác thời trang bền vững mà những thương hiệu này đã đưa ra công chúng. Thời trang bền vững thực sự hay đơn thuần chỉ là chiêu trò marketing?

Nguyên liệu bền vững, sự thật ra sao?

BST mang tên Conscious của H&M, với mức giá bình dân đã nhận được nhiều ủng hộ của các tín đồ thời trang, từ $4.99 cho một chiếc áo, $34.99 cho một chiếc đầm và $29.99 cho một chiếc quần jeans. Tuy nhiên, trong phần miêu tả về sản phẩm trên website, không hề có thông tin gì đặc biệt về việc vì sao những sản phẩm này thân thiện với môi trường hơn những sản phẩm khác của H&M. Tác giả Elizabeth Segran đã đặt ra nghi vấn phải chăng đây chỉ là chiêu trò marketing của hãng thời trang nhanh này? 

H&M Conscious

Cơ quan tiêu dùng Na Uy (Norwegian Consumer Authority) đã đòi hỏi tính minh bạch thông tin từ các sản phẩm thời trang của H&M. Không có thêm thông tin, người tiêu dùng không rõ liệu H&M có thực sự tham gia vào sản xuất và tìm nguồn cung ứng bền vững hay chỉ đơn giản là thương hiệu tự gắn nhãn vào để bán được nhiều sản phẩm hơn.

Cơ quan tiêu dùng Na Uy (Norwegian Consumer Authority) đã đòi hỏi tính minh bạch thông tin từ các sản phẩm thời trang của H&M.

Elisabeth Lier Haugseth, giám đốc điều hành của Cơ quan tiêu dùng Na Uy cho biết: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi nhận định thông cáo của H&M là sai lệch. Theo điều luật tiếp thị của Na Uy, thông tin về chất lượng sản phẩm phải được đưa ra một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với người tiêu dùng. Tuyên bố sản phẩm là “bền vững” nhưng lại không nêu rõ chi tiết sẽ tạo nên hiểu nhầm.”

H&M Conscious

Cơ quan tiêu dùng Na Uy đã tiếp cận với H&M về vấn đề này. Phát ngôn viên của H&M cho biết họ đã đã trao đổi với Cơ quan tiêu dùng Na Uy để “có thể trở nên tốt hơn trong việc diễn đạt công việc đang làm” và phản ứng của cơ quan này “giúp chúng tôi cung cấp thông tin chính xác và rõ ràng cho người tiêu dùng.”

H&M lần đầu tiên ra mắt BST ‘Conscious’ thí điểm vào năm 2010 tại thị trường Thụy Điển, sau đó mở rộng hơn trên toàn cầu. Nhưng công ty chưa bao giờ nói cụ thể hơn về tên gọi ‘Conscious’ của BST. Trong báo cáo năm 2017 có phần miêu tả quần áo “được làm từ vật liệu bền vững như organic cotton và polyester tái chế”. Việc đặt 2 loại chất liệu này vào trong mục “bền vững” có vấn đề rất lớn, khi mà organic cotton có thể phân hủy còn polyester thì không. Đồng thời, H&M cũng không công bố chi tiết về các loại chất liệu khác cho mỗi sản phẩm trong BST Conscious Collection trên website của họ. 

Cơ quan tiêu dùng Na Uy còn tuýt còi H&M về những Báo cáo bền vững mà thương hiệu đã đưa ra. Như năm 2018, H&M đưa ra thông tin “57% chất liệu chúng tôi sử dụng làm nên sản phẩm được tái chế hoặc từ chất liệu có nguồn gốc bền vững”. Vấn đề ở đây là không có quy chuẩn nào về “nguồn gốc bền vững”, và H&M không hề giải thích về thuật ngữ này. Nguồn gốc bền vững là như thế nào và chất liệu bền vững trong mỗi trang phục ra sao, cả hai là một dấu hỏi lớn. 

Năm 2018, H&M đưa ra thông tin “57% chất liệu chúng tôi sử dụng làm nên sản phẩm được tái chế hoặc từ chất liệu có nguồn gốc bền vững”. Vấn đề ở đây là không có quy chuẩn nào về “nguồn gốc bền vững”, và H&M không hề giải thích về thuật ngữ này.

Vấn đề của ngành công nghiệp thời trang

Tính bền vững dù ở trong bất kì lĩnh vực nào cũng là điều không đơn giản. Các loại chất liệu có nguồn gốc từ nhựa sẽ không thể phân hủy, và trong trường hợp không thể tái chế, trang phục dư thừa sẽ trở thành rác thải phủ kín trái đất trong vài thế kỉ tới. Cotton mặc dù có thể phân hủy nhưng lại là loại cây trồng tiêu tốn nhiều tài nguyên. Mặc dù trồng hữu cơ, tức là không dùng chất trừ sâu, thì vẫn tốn rất nhiều nước tưới. H&M đã không đưa ra đủ thông tin để khách hàng quyết định. Và H&M cũng không phải là công ty thời trang duy nhất mập mờ thông tin như thế này. 

Cotton mặc dù có thể phân hủy nhưng lại là loại cây trồng tiêu tốn nhiều tài nguyên. Mặc dù trồng hữu cơ, tức là không dùng chất trừ sâu, thì vẫn tốn rất nhiều nước tưới.

Cotton mặc dù có thể phân hủy nhưng lại là loại cây trồng tiêu tốn nhiều tài nguyên.

Zara, một ông lớn khác trong ngành thời trang nhanh, cũng hướng đến mục tiêu bền vững và đưa ra thông điệp chỉ sử dụng cotton, linen và polyester là những loại chất liệu “tự nhiên, bền vững hơn, hoặc tái chế” trong 6 năm tới. Tuy nhiên, “bền vững hơn” là như thế nào?

Zara, một ông lớn khác trong ngành thời trang nhanh, cũng hướng đến mục tiêu bền vững và đưa ra thông điệp chỉ sử dụng cotton, linen và polyester là những loại chất liệu “tự nhiên, bền vững hơn, hoặc tái chế” trong 6 năm tới. Tuy nhiên, “bền vững hơn” là như thế nào?

Thời trang bền vững, cần minh bạch thông tin

Một làn sóng các công ty trẻ khởi nghiệp không chỉ sử dụng chất liệu bền vững và phương pháp sản xuất, mà họ còn hướng đến nâng cao ý thức người dùng. Như Everlane, giảm thiểu sử dụng nhựa, thay vào đó là cotton hữu cơ và len. Là người tiêu dùng, bạn có thể chọn bất kỳ mặt hàng nào trong dòng sản phẩm của Everlane và biết rằng 100% polyester hoặc nylon được tái chế. Nhưng có lẽ có ý nghĩa hơn, thương hiệu đã cung cấp rất nhiều thông tin về lý do tại sao sử dụng nhựa lại tạo nên vấn đề với môi trường trên trang web của mình cho những khách hàng quan tâm tìm hiểu thêm.

Everlane

Thương hiệu sneaker Allbirds cung cấp thông tin về nguồn cung cấp sợi len và sợi tre được sử dụng trong giày của họ, cũng như thành phần đế giày, tất cả thông tin đều được cơ quan có chức năng xác nhận. Công ty cũng cung cấp chi tiết về lượng carbon khi tạo nên mỗi chiếc giày. 

Allbirds

Nhưng có một điều có thể xét đến, một công ty khởi nghiệp dễ dàng xây dựng tính bền vững cho hoạt động kinh doanh của mình hơn là một tập đoàn toàn cầu như H&M khi nó đã có các quy trình sản xuất lâu đời. Tuy nhiên, sự cầu thị và lắng nghe của H&M đối với ý kiến của Cơ quan tiêu dùng Na Uy được ghi nhận. Cơ quan tiêu dùng Na Uy đánh giá H&M “chúng tôi đã có những cuộc thảo luận hiệu quả và chúng tôi hài lòng rằng H&M đang thực hiện điều này một cách nghiêm túc.” 

Cơ quan tiêu dùng Na Uy đánh giá H&M “chúng tôi đã có những cuộc thảo luận hiệu quả và chúng tôi hài lòng rằng H&M đang thực hiện điều này một cách nghiêm túc.” 

Khi ý thức về thời trang bền vững ngày càng được nâng cao, thì việc tìm hiểu chi tiết thông tin và đòi hỏi nguồn thông tin minh bạch là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới, các thương hiệu thời trang nên cẩn trọng hơn khi đưa ra thông tin về nguồn gốc các sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu của mình. 

 

Thực hiện: Koi

Theo Fastcompany