Phong cách ‘dadism’: Khi thời trang của những ông bố lên ngôi!
Ngày đăng: 23/06/18
Nếu như trước đây, thời trang nam luôn được ngưỡng mộ và ngợi khen với những bộ suit hào hoa, lịch lãm và sang trọng tôn lên phong cách quý ông thì nay thời trang nam đang phân hoá bất ngờ với trào lưu mới: thời trang của những “ông bố” đang lên ngôi!
Kanye West đã kết hôn, đó cũng chính là lí do mà từ bộ sưu tập Yeezy mới nhất của anh cho Adidas (bao gồm sweatshirt, tracksuit và đồ thể thao basic), người ta thấy được hình ảnh một người đàn ông đã có gia đình.
Các thương hiệu thời trang cao cấp đã trở thành đầu tàu trong phong cách ‘fugly’ bởi người tiêu dùng thay vì mua sắm truyền thống thì giờ đây họ có xu hướng chia sẻ và ‘re-gram’ những thứ thú vị thay vì thực sự mua chúng.
Thương hiệu ready-to-wear A.P.C trở lại cùng những chiếc quần chinos cạp cao xếp li, túi ‘fanny packs’ đeo trước ngực đang làm mưa làm gió và tất dài phối với quần soóc. A.P.C cũng cho ra mắt giày chỉnh hình (orthopedic shoes – loại giày thường dành tuổi trung niên với mục đích hỗ trợ các vấn đề về di chuyển). Để hỗ trợ truyền thông cho sản phẩm, đội ngũ thiết kế của họ tạo ra hashtag #dadshoes trên Instagram.
Nhà mốt Balenciaga thì đem lên sàn diễn Menswear Spring 2018 của mình những chiếc áo blazer vai rộng, quần jean sáng màu và áo sơ mi oversize. Show diễn không chỉ có những người mẫu nam mà còn có các mẫu nhí đồng hành trên sàn diễn, nhằm khắc họa hình tượng “ông bố” rõ hơn. Vogue gọi đó là hiện tượng “dadcore”.
Các ông bố thực sự đã trở thành trung tâm của thế giới thời trang này. Phong cách “dadism” của họ có phần khác thường (fugly) đối với giới trẻ thời nay. Điều gì khiến người dùng ưa chuộng và đi theo phong cách này? Nick Sullivan, giám đốc thời trang của Esquire cho biết: “Các thương hiệu thời trang cao cấp đã trở thành đầu tàu trong phong cách ‘fugly’ bởi người tiêu dùng thay vì mua sắm truyền thống thì giờ đây họ có xu hướng chia sẻ và ‘re-gram’ những thứ thú vị thay vì thực sự mua chúng”.
Dù chúng ta vẫn hay trêu đùa và cười cợt cách ăn mặc của các bậc phụ huynh nhưng “dadism” đang thực sự trở thành một cơn sốt. Tờ Wall Street Journal viết “Những ‘ông bố’ đang đổ bộ vào sân chơi thời trang, ngay cả chiếc quần jeans mà họ đang mặc cũng trở thành hot-trend”. Hay như tờ GQ cũng phải ghi nhận tầm ảnh hưởng của “dadism”: “ Có lẽ đôi giày đẹp và hợp thời nhất chính là đôi giày mà bố của bạn đang diện hàng ngày”.
Vậy điều gì đã khiến chúng ta bị mê hoặc bởi những đôi giày cổ lỗ sĩ, những chiếc quần jeans bạc phếch, những chiếc sơ mi rộng thùng thình?
Định nghĩa “retired millennial”
Brian Trunzo, biên tập viên thời trang nam của WGSN cho biết: “Đó chính là sự phát triển và tiến hóa của phong cách thời trang phi giới tính (normcore)”. Brian gọi đó là “retired millennial”: “Có một thứ gì đó độc đáo, mang bản sắc của nước Mỹ, rất thật và lôi cuốn… Tôi thực sự cảm thấy thoải mái khi khoác lên mình một chiếc áo sơ mi kẻ caro cùng một chiếc quần kaki nhưng vẫn toát lên phong thái đĩnh đạc của một người đàn ông”.
Các thương hiệu đang cố gắng tạo ra những điều mới mẻ, thú vị trong bối cảnh mà mọi thứ đều đang điên cuồng…Họ thực hiện điều đó bằng cách chọn thứ gì đó vô cùng ngẫu nhiên hoặc một thứ gì đó cực kỳ hiển nhiên. Phong cách ‘dadism’ bao gồm cả hai điều đó.
Emily Segal, người sáng lập công ty thiết kế và công nghệ Nemesis Global, thành viên cũ của K-Hole, nhóm dự báo xu hướng đã giúp xác định hiện tượng normcore, anh có cái nhìn rộng và đa chiều hơn: “Tôi không nghĩ rằng nó chỉ liên quan đến việc làm bố… Những gì chúng ta gọi là phong cách ông bố là những thứ mà tự chúng thực chẳng có sức hút hay thậm chí là trong tiềm thức. Các thương hiệu đang cố gắng tạo ra những điều mới mẻ, thú vị trong bối cảnh mà mọi thứ đều đang điên cuồng…Họ thực hiện điều đó bằng cách chọn thứ gì đó vô cùng ngẫu nhiên hoặc một thứ gì đó cực kỳ hiển nhiên. Phong cách ‘dadism’ bao gồm cả hai điều đó”.
“Tôi như thể đang chuẩn bị ra ngoài để cắt cỏ trước hiên nhà”
Bobby Whigham (33 tuổi), giám đốc sáng tạo của công ty thời trang bán lẻ PacSun, anh chưa hề kết hôn nhưng thừa nhận rằng, mình ăn mặc chẳng khác nào một một người đàn ông đã lập gia đình: “Tôi nhìn bản thân mình và nghĩ tôi như thể đang chuẩn bị ra ngoài để cắt cỏ trước hiên nhà vậy’”.
Bobby diện một bộ đồ chẳng khác nào các bố như quần carpenter ống rộng, áo phông sơ vin, áo sweatshirt oversize hay những đôi giày lỗi thời như Nike Monarch hay New Balance 998. Anh thường bị các đồng nghiệp cũ trêu ghẹo và gọi là “bố”. Nhưng trong cái rủi lại có cái may, hiện nay Bob đang bán chính những gì anh đang mặc cho những người tiêu dùng trẻ tuổi ngoài kia và họ yêu thích phong cách đó.
Sam Lobban, trước đây là giám đốc quản lí hàng hóa của Mr.Porter (nhà bán lẻ trực tuyến thời trang nam giới) nói rằng công ty sẽ lăng-xê hình tượng các ông bố ở phân khúc cao cấp. Ông Lobban (hiện là phó chủ tịch của Nordstrom) cho biết rằng những món hàng nam giới bán chạy của mùa này, bao gồm: quần jeans denim của Balenciaga, giày thể thao đế cao, túi đeo chéo fanny và áo khoác lông cừu.
Lobban cho rằng dadism rộ lên cùng hai xu hướng khác: anti-fashion của thập niên 90 (tiêu biểu là Balenciaga) và sự trở lại của những thương hiệu như Patagonia (thương hiệu quần áo chuyên bán đồ leo núi và cắm trại của Mỹ), tập trung vào tính linh hoạt và tiện lợi của trang phục hơn là tính thời trang.
Một tín đồ thời trang cao cấp khác của phong cách dadism không ai khác chính là Virgil Abloh– người cầm trượng sáng tạo thời trang menswear của nhà mốt Louis Vuitton. Virgil tạo ra hàng ngàn sản phẩm mang phong cách dadism cho thương hiệu thời trang street-style nổi tiếng Off-White, nổi bật nhất là chiếc áo khoác Dad Space Cowboy Vest.
Khi phong cách của những ông bố lên ngôi trong giới trẻ
Thời trang luôn gắn với cuộc sống và khi phong cách dadism lên ngôi, xã hội cũng xuất hiện những biến chuyển mới. Segal nói: “Tính hợp thời trong thời trang luôn đi liền với sự đối kháng, không phải trong vấn đề chính trị, mà chính xác hơn là vấn đề đúng và sai, đen và trắng”. Một ví dụ điển hình, theo Segal, đó chính là thương hiệu Prada. Prada từ lâu đã đi theo khái niệm thời trang “ugly”, bác bỏ hoàn toàn truyền thống trước đây của mình.
Nếu nhìn ở một góc độ khác thì ta thấy, ‘dadism’ là một ví dụ điển hình của thời đại công nghệ dần lược bỏ đi sự phân cấp.
Với những người trẻ hiện nay, vai trò người cha được đề cao hơn. Lớp người trẻ cũng có xu hướng rời xa cuộc sống đô thị và tìm về các vùng ngoại ô. Theo Pew Research Study, thanh niên sống tại gia nhiều hơn vì chi phí nhà ở ngày một cao cùng với tỉ lệ kết hôn suy giảm. Đồng thời, vai trò của một người cha được đề cao ở trong những phạm vi khác. Tạp chí Dazed, một tờ tạp chí về văn hóa dành cho giới trẻ ở Anh, viết trong một bài báo của mình về việc những nhân vật như giám đốc sáng tạo Virgil Abloh, chàng rapper da màu Kanye West, nhà thiết kế Heron Preston, người mẫu Luka Sabbat tự xưng danh là “art dads”, hay nói ít nhiều theo cách khác là ‘những con người từng trải’.
Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác thì ta thấy, ‘dadism’ là một ví dụ điển hình của thời đại công nghệ dần lược bỏ đi sự phân cấp. Brian Trunzo bày tỏ suy nghĩ: “Còn nhớ lúc mà bạn còn thực sự teen và gặp mặt một người đàn ông ở độ tuổi 30 không? Người đàn ông trong bộ vest, ăn mặc thật chẳng hợp thời và cổ lỗ sĩ. Nhưng điều đó đã thay đổi, giờ đây khi việc bạn muốn trở thành một người trẻ trong bộ dạng của một người đàn ông đã kết hôn, điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Thật là tuyệt khi được hóa thân thành một ‘ông bố’ ngay cả khi bạn đang ở trong một xã hội trẻ”.
Bài: Cherie
Theo : NY Times