John Galliano: Khi Dior đã là quá vãng, Maison Margiela mới là thực tại
Ngày đăng: 17/08/21
John Galliano – một trong những tài năng có kĩ nghệ bậc nhất (và gây tranh cãi nhất) làng thời trang thế giới – đang có những bước đi chậm rãi nhưng vững chắc tại ngôi nhà Maison Margiela.
Tại quận 11 của Paris, có một toà nhà cũ kỹ với vẻ ngoài rêu phong đã tồn tại qua hàng thập kỉ. Bước qua một khoảng sân rải sỏi lâu đời, đi lên cầu thang bằng đá, một căn phòng được trang trí với những đồ cổ kỳ dị như chiếc thuyền kiểu vintage cho tới mannequin có các khớp nối hiện ra, khiến ta liên tưởng tới căn phòng áp mái đầy bí hiểm của Miss Havisham (1).
Khi bước vào, một chú chó lông xù xuất hiện, theo sau là một người đàn ông ăn mặc có phần kì quặc, quần short, giầy sneakers, chiếc T-shirt màu vàng cùng chiếc Sweater len. Người đàn ông cười vui vẻ giới thiệu: “Đó là Gypsy. Nó là chó ‘trị liệu’ của tôi. Tôi chưa bao giờ nuôi chó. Chăm sóc nó giúp tôi không phải chỉ nghĩ về bản thân mình”. Người đàn ông đó là John Galliano!
John Galliano ở tuổi trung niên, đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo tại Maison Margiela. Năm 2004, Maison Margiela mua lại tòa nhà được xây dựng từ thế kỉ thứ 18 này, sơn trắng lại bên trong theo như ý thích, với ông màu trắng nhấn mạnh sự bất hoàn hảo. Cách đó 4 mét, tọa lạc tại đại lộ Avenue Montaigne, là một thế giới khác hẳn của Dior, nơi mà Galliano từng góp công lớn trong việc xây dựng đế chế hùng mạnh cho tới khi ông bị sa thải ngay trước thềm tuần lễ thời trang Thu Đông 2012.
John Galliano đã bắt đầu tham gia các khóa trị liệu sau khi đánh mất vị thế của mình, đó là lúc ông cố đối diện trực tiếp với “con quỷ” trong mình. “Tôi nói điều tôi nói. Tôi đã không có ý như vậy. Và tôi đang chuộc lại lỗi lầm của mình. Một vài người đã tha thứ cho tôi, một vài người sẽ không bao giờ tha thứ. Nhưng đó là điều tôi phải mang theo”. Galliano vẫn đang phải vật lộn với những vấn đề pháp lý kể từ vụ scandal năm 2012.
John Galliano là minh chứng đậm nét của câu nói: một tay vĩ đại cũng có thể sụp đổ.
John Galliano là minh chứng đậm nét của câu nói: một tay vĩ đại cũng có thể sụp đổ. Ông đã từng là một biểu tượng, một người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ vào những năm tháng ở Dior dưới sự bổ nhiệm của Bernard Arnault. Galliano từng là một đối tác sáng tạo hoàn hảo với trí tưởng tượng mãnh liệt và tay nghề tuyệt vời. Ông đã ở đỉnh cao danh tiếng, hằng đêm giao du với những siêu mẫu hàng đầu thế giới như Kate Moss hay Naomi Campbell. Ông khiến các biên tập thời trang thích thú từ những câu chuyện thần thoại sau mỗi bộ sưu tập, ông kể với một chuỗi giọng khác nhau – ngôn từ như một diễn viên trong kịch của Shakespeare, những câu nói chế giễu giọng người phía đông London, cho tới giọng mẹ đẻ Tây Ban Nha, rồi nhảy sang giọng Pháp thượng lưu. Ông thậm chí đã thay dòng Christian Dior của người tiền nhiệm bằng dòng John Galliano. Mỗi màn chào khán giả trên sàn catwalk của ông cũng rất “kịch”, có lúc ông mặc như một người đấu bò tót với những đôi tất dài màu hồng, hay có lúc như một phi hành gia hay như Napoleon. Nếu như vị hoàng đế nước Pháp này từng coi cung điện Versailles là một sự xa xỉ, hoang phí, thì chính Galliano đã thực hiện show diễn Haute Couture Fall/ Winter 2007 tại đây, trong dịp kỉ niệm 60 năm của Dior.
Bốn năm sau, tất cả đã biến mất. Tất cả sự hào nhoáng đã biến mất trong sự tủi nhục.
“Tôi không phải là Chúa. Giờ tôi đã nhận ra” – John Galliano cay đắng nói. Giờ đây, ông thường buộc mái tóc đen dài của mình ra phía sau bằng tấm vải đen giản dị thay cho chiếc vương miện màu mè mà ông đã từng đội trong một lần chụp hình. “Nếu là trước kia, tôi sẽ rất bướng bỉnh. Khi bạn bị điều khiển bởi sự hoàn hảo, bạn sẽ bỏ lỡ những thứ đẹp đẽ, vẻ đẹp của việc chưa hoàn thiện và cảm xúc của nhà mốt này” – Galliano nói một cách trân trọng về Margiela.
Renzo Rosso, chủ thương hiệu Maison Margiela tiếp cận Galliano vào năm 2013, Galliano đã từ chối. Nhưng vị chủ tịch vẫn kiên định lôi kéo Galliano bằng việc đưa ông đi chơi vòng quanh những hòn đảo Hy Lạp và vùng French Riviera trên chiếc du thuyền Lady May. Rosso đã quên đi những lịch sử trái chiều về Galliano bằng tuyên bố: “Tôi rất thích ý tưởng làm việc chung với người đàn ông này, NTK quan trọng nhất trên thế giới”.
Vào năm 2013, một buổi tối Thứ 7 của Tháng Tám, Galliano bị thuyết phục tới thăm trụ sở của Margiela để rồi hoàn toàn bị tòa nhà cổ chinh phục: “Tôi cảm thấy tuyệt vời – sự cũ kĩ, mục nát tuyệt đẹp, với lớp tường bong tróc. Tôi đã từng trở nên hoàn hảo, hào nhoáng, và bỗng nhiên, tôi cảm thấy sự thô sơ và chân thật đó thu hút mình, tôi thấy như mình đầy cảm xúc và là nguyên bản”.
Galliano ngay lập tức bắt tay vào tái sắp xếp thương hiệu này bằng một cấu trúc chặt chẽ mà ông đạt được ở Dior: Một bộ sưu tập Couture thành công nhằm thu hút được sự chú ý của công chúng và lên ý tưởng chủ đạo cho bộ sưu tập Ready-to-wear, tiếp đó là những bộ sưu tập mang tính thương mại như túi xách, giày và thậm chí là dòng sản phẩm làm đẹp. “Đó là cách duy nhất tôi có thể làm việc. Tôi đã rất chân thành (với Rossco). Tôi cần thể hiện quan điểm của mình và dòng nước hoa hiện tại cần chuyển thành dòng Eau de parfum và Eau de toilette”.
Một nhà thiết kế có thể chỉ tạo ra các bộ sưu tập, nhưng một ‘couturier’ có thể mơ và sáng tạo ra những thứ không tồn tại.
Rosso từng kể: “John nói với tôi câu này ‘Tôi là một couturier’. Và tôi rất vui với điều đó. Một nhà thiết kế có thể chỉ tạo ra các bộ sưu tập, nhưng một ‘couturier’ có thể mơ và sáng tạo ra những thứ không tồn tại”. “COUTURIER, trời, nghe thật sự lớn lao!”. Galliano đáp và mỉm cười: “Tôi chỉ là một ‘dressmaker’. Chỉ là không có nhiều người có thể cắt, tạo patterns và drape mà thôi!”.
Kỹ năng tuyệt vời của Galliano cũng chính là sự an ủi cho những gì mà ông đã phải trải qua. Chỉ 3 tháng sau khi bị đuổi khỏi Dior, ông được mời làm váy cưới cho Kate Moss (2011). Không còn quan hệ với một ‘atelier’ (nhà xưởng thủ công) nào, ông phải tự tay mình làm tất cả từ a tới z. Chính tay ông đã khâu từng sequin vào chiếc váy. Anna Wintour từng nhận xét: “Không còn ai làm theo cách mà John đã làm nữa đâu”.
Trong khi nhà thiết kế Margiela nổi tiếng với những áo khoác và váy đầm nhiều chi tiết ở phần vai hay những áo khoác overszie thì Galliano lại làm nên tên tuổi bằng kĩ thuật bias-cut. Nhưng điều có thể kết hợp Galliano với Margiela là câu nói trong cuộc họp đầu năm từ người sở hữu: “Hãy lấy điều anh cần từ DNA của chúng ta, bảo vệ những gì của anh và biến nó thành của riêng anh”.
“Cái ý tưởng được truyền cảm hứng bởi một chiếc áo khoác trượt tuyết hay áo khoác luôn khiến tôi hứng khởi. Cảm hứng không phải luôn đến từ những bộ váy couture lộng lẫy của thập niên 50 như trong các bức hình của Irving Penn” – Galliano hồ hởi nói sau khi khám phá ra những điểm chung của ông và Margiela, đó là sự quan tâm đặc biệt cho văn học Pháp thế kỉ 17 và với những bộ costume thế kỉ 18. Họ cũng thực hiện những kĩ thuật khá giống nhau vào những năm đầu sự nghiệp. “Bricolage” (tiếng pháp của từ DIY – Do-It-Yourself), tái chế, lộn trái, lộn ngược trang phục –đó là định nghĩa về nhà thiết kế trẻ – Phá huỷ, tạo dựng và phơi bày”.
Một trong những motifs vẫn được Galliano tiếp tục phát triển mà NTK gọi là “décortiqué” – kĩ thuật tiết chế một mẫu trang phục với các đường cắt có thể thấy được bên da thịt trong người mẫu, kĩ thuật được thực hiện tài tình với di sản của Margiela dưới bàn tay ma thuật của Galliano.
Destruction (tái tạo dựng) đã là tâm điểm của Galliano kể từ những ngày đầu. Chiếc slip dress Dior ông làm cho công nương Diana tham dự Met Ball (sau khi bà ly dị hoàng tử Charles vào năm 1996), một chiếc váy lụa hai dây màu Navy được Galliano thiết kế bên trong với lớp áo lót hai dây để bảo vệ danh tính hoàng gia của bà. Nhưng khi Diana đến chào Galliano và giám đốc Liz Tilberis khiến ông kinh ngạc: “Chúng tôi đã phản ứng theo kiểu “Trời ơi, bà đã xé bỏ phần corset”, hình ảnh đó gây ra tranh cãi – trang phục giống như trang phục lót. Nhưng những vị khách khác lại không hề nghĩ vậy, cho tới tận bây giờ, trong lịch sử thời trang của công nương Dinana thì hình ảnh đó là hình ảnh phản chiếu những cảm nhận của bà: được giải phóng.
Dù Galliano cảm thấy được tự do khi rời ra công chúng, NTK rất kiên định về việc duy trì di sản của Margiela. Ông đã chuẩn bị tinh thần cho việc một mặt đảm nhiệm vị trí quan trọng trong một nhà mốt thời trang (mà NTK vẫn còn đang sống), mặt khác từ bỏ dòng thời trang mang tên chính mình được thành lập năm 1988 (LVMH hiện sở hữu 91% dòng thời trang này và nó đang được thiết kế bởi Bill Gaytten – từng là cánh tay phải của Galliano).
Dù Galliano cảm thấy được tự do khi rời ra công chúng, NTK rất kiên định về việc duy trì di sản của Margiela. Ông đã chuẩn bị tinh thần cho việc một mặt đảm nhiệm vị trí quan trọng trong một nhà mốt thời trang (mà NTK vẫn còn đang sống), mặt khác từ bỏ dòng thời trang mang tên chính mình được thành lập năm 1988 (LVMH hiện sở hữu 91% dòng thời trang này và nó đang được thiết kế bởi Bill Gaytten – từng là cánh tay phải của Galliano). “Việc này như thể tôi mất đi một đứa con. Vì vậy tôi có rất nhiều việc cần làm để ngăn bản thân mình làm điều tồi tệ”.
Ông dừng lại và nhìn đi hướng khác: “Dù sao tôi cũng đã tự giết bản thân mình, một cái chết từ từ. Tôi đã không nhận ra là tôi đang giết chính bản thân mình. Tôi hoàn toàn trong trạng thái phủ nhận. Bạn nghĩ bạn có thể đối mặt và giải quyết với nó, và (bạn nói với chính mình) những lời biện hộ, rằng đó chỉ là những áp lực sáng tạo. Cái mầm mống tâm bệnh này có thể từ từ chiếm lĩnh lấy bạn và tôi đã quá yếu đuối”. Có thể áp lực quá lớn của ngành công nghiệp thời trang đã cuốn phăng sự tỉnh táo mà Galliano từng có.
Cách thức tiếp cận chậm-mà-chắc của Galliano tại Margiela đang dần đạt được kết quả tốt. “Phục hồi là một hành trình tuyệt vời, một hành trình mà ta được cho cơ hội thứ 2 trong cuộc đời này, và để tái tạo cuộc sống một cách sáng tạo. Tôi rất vui khi nói về điều này, bởi vì tôi nghĩ sẽ tuyệt để biết bạn không hề mất tất cả, rằng bạn không thể vẽ, không thể viết hay không thể hát – bởi vì, điều đó là không đúng. Bạn có thể. Thậm chí những mức độ của đỉnh cao sáng tạo là mạnh mẽ hơn.
Chuyển ngữ: Blue
Theo Wsj