06 điều cần biết về khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp
Ngày đăng: 22/02/20
Trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực kinh doanh ngành dịch vụ làm đẹp và mỹ phẩm đang vô cùng phát triển khi mà đối tượng khách hàng ngày càng mở rộng. Không dừng lại ở phân khúc khách hàng phụ nữ trung niên, giờ đây đối tượng tiêu dùng còn mở rộng sang nam giới, đặt biệt là phân khúc khách hàng thanh thiếu niên ngày nay luôn sẵn sàng chi tiêu.
Thống kê cho thấy, năm 2016 doanh thu từ mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam đạt trên 1,2 tỷ USD, năm 2018 con số này đã là 2,3 tỷ USD.
Với mức tăng trưởng mỗi năm lên đến trên 20% cùng dân số xấp xỉ 100 triệu người, chắc chắn doanh thu trong lĩnh vực mỹ phẩm sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Trước thềm sự kiện SR FASHION BUSINESS TALK Ep.10 – The Business of Beauty and Cosmetics: How To Make Your Own Brand, Talkshow đầu tiên ở Việt Nam khai thác về ngành công nghiệp làm đẹp và mỹ phẩm, phân tích xu hướng làm đẹp của thế giới và Việt Nam. Diễn ra vào 9:30 – 12:00 Thứ bảy 07.03.2020, tại Én Event Space. Đăng ký tại đây
Style-Republik mang đến cho bạn những điều cần biết, từ việc lên kế hoạch cho đến vấn đề thủ tục pháp lý và cách thức phân phối sản phẩm của bạn.
1. Quyết định những gì bạn sẽ bán
Khi bắt đầu công việc kinh doanh lĩnh vực làm đẹp, đầu tiên bạn phải thực hiện việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm của riêng mình. Sẽ thuận lợi hơn nếu bạn bắt đầu với quy mô nhỏ với một danh sách sản phẩm uy tín, chất lượng khi ra mắt công chúng.
Việc bắt đầu với một danh sách sản phẩm nhỏ cũng giúp bạn dễ dàng đánh giá sự an toàn của sản phẩm và có thể định hướng các chiến dịch tiếp thị tốt hơn.
Tất nhiên, bạn cũng có thể phát triển một loạt các sản phẩm, nếu như thế, hãy đảm bảo các sản phẩm được “liền mạch” với nhau theo một chu trình. Ví dụ như các sản phẩm làm sạch da, dưỡng ẩm,… được thiết kế cho từng loại da cụ thể.
Nếu không kinh doanh sản phẩm handmade thì bạn cần có nguồn cung cấp uy tín và ổn định.
2. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là điều rất quan trọng đối với việc kinh doanh bất kì sản phẩm nào. Điều đó giúp cho bạn xác định được phân khúc khách hàng và phạm vi phân phối.
Hãy tìm hiểu các xu hướng về làm đẹp trong vài năm gần nhất, dự đoán xu hướng tương lai, các dòng sản phẩm bán chạy và đặc biệt là thành phần sản phẩm.
Bạn có thể cân nhắc về các thành phần phổ biến hiện nay, ví dụ như dầu Argan trong sản phẩm chăm sóc tóc hay Axit Hyaluronic trong các loại tinh chất dưỡng da. Điều đó giúp cho các sản phẩm của bạn sẽ được xuất hiện nhiều hơn khi khách hàng tìm kiếm.
3. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
Để kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp, trước tiên cần đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng. Tuỳ theo quy mô và mục đích kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể/ doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký kinh doanh thành công, nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp làm thủ tục Công bố sản phẩm mỹ phẩm để được đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định tại khoản 1 điều 3 thông tư 06/2011/TT-BYT.
Cần có người chịu trách nhiệm về sản phẩm
Một người chịu trách nhiệm (nhà sản xuất hoặc đại diện pháp lý được chỉ định) để đảm bảo tuân thủ quy định, có hành động khắc phục khi cần thiết, làm việc với cơ quan quản lý,…
Đánh giá mức độ an toàn
Mỗi sản phẩm mỹ phẩm phải trải qua sự kiểm định an toàn trước khi bán ra thị trường. Bài đánh giá sẽ tập trung vào thành phần và cấu trúc hóa học, thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng an toàn cho sản phẩm.
Thông tin về sản phẩm
Các nhà sản xuất được yêu cầu ghi rõ thông tin sản phẩm chi tiết và các cập nhật (PIF) trên mỗi sản phẩm.
Thực hiện sản xuất
Quá trình sản xuất phải đảm bảo an toàn cho công nhân.
Nhãn hiệu
Các sản phẩm phải có nhãn hiệu đầy đủ, kể cả trên thùng hàng.
Nếu mở cửa hàng kinh doanh hóa mỹ phẩm nhập khẩu thì chắc chắn rằng mỹ phẩm này phải được nhập khẩu hợp pháp. Hóa mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau: Các sản phẩm hóa mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố hóa mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định. Khi làm thủ tục nhập khẩu cần xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố hóa mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
Và để các sản phẩm hóa mỹ phẩm đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam thì cần đáp ứng thêm một số điều kiện nữa:
– Hóa mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
– Nhãn hiệu hóa mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền ở Việt Nam.
4. Lên danh sách các nhà cung cấp
Bạn cũng làm việc với các nhà cung cấp để có thể tìm được nguồn nguyên liệu tốt nhất. Bạn không được đánh giá thấp tầm quan trọng của khâu mua nguyên liệu vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến thương hiệu. Một lựa chọn khác là bạn ký hợp đồng với các nhà sản xuất để tạo ra một dòng sản phẩm độc quyền cho thương hiệu của bạn.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó. Quyết định của bạn phụ thuộc một phần vào nguồn tài chính, quỹ thời gian mà bạn đầu tư vào doanh nghiệp hay bất kỳ giới hạn tiềm năng nào của thị trường.
5. Phương thức bán hàng
Bước tiếp theo là quyết định cách mà bạn dự định bán sản phẩm của mình. Và như một lẽ tự nhiên, trực tuyến (online) là kênh tiêu thụ đầu tiên mà nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ đến.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của bán hàng qua mạng chính là mực độ cạnh tranh cực cao, việc xây dựng và giữ liên hệ với khách hàng cũng rất khó khăn.
Một phương án khác là mở một của hàng bán lẻ. Khi đó bạn cần các đơn vị thi công uy tín để xây dựng cửa hiệu đẹp mắt và có dấu ấn cạnh tranh.
Nhưng nếu bạn muốn bán lẻ, mà lại không muốn xây dựng một cửa hàng, bạn có thể đóng vai trò là nhà phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu của riêng bạn đến với các cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý kinh doanh.
Nếu bạn đã từng giới thiệu sản phẩm đến bạn bè thì đây là lúc đưa ra thông báo bạn đang sắp sửa kinh doanh mỹ phẩm. Mối quan hệ rất quan trọng. Bạn cũng cần sự giúp đỡ của người thân, bạn bè trong việc quảng bá hay đánh giá về sản phẩm.
Một phương án nữa chính là bạn có thể bán chúng ở các hội chợ hay triển lãm dưới dạng pop-up. Đây là cách được rất nhiều chủ doanh nghiệp mỹ phẩm hữu cơ áp dụng. Vì nó cho phép bạn tương tác trực tiếp với khách hàng. Đặt biệt, đây cũng là một cách bắt đầu mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí, đồng thời giúp nâng cao tính nhận diện của thương hiệu.
6. Phát triển một chiến dịch tiếp thị hiệu quả
Để tăng doanh số và giúp doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn cần xây dựng một chiến lượt tiếp thị, đây là điều tối quan trọng. Nếu là bán hàng trực tuyến, hãy làm quen với cách điều chỉnh SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), xác định nơi mà trang của bạn được hiển thị trên Google. Tìm hiểu cách quảng bá trên các kênh Facebook, Instagram, Zalo…
Ngay cả khi bạn không bán hàng trực tuyến, điều quan trọng là biết sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và trang web của công ty để giúp nâng cao tính nhận diện của thương hiệu và giúp bạn tương tác với khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể tiếp thị thông qua báo in hoặc tờ rơi.
Hiện tại, có một cách vô cùng phổ biến chính là kết hợp với các Influencer để quảng cáo sản phẩm. Những người này một kênh quảng bá hiệu quả, nhưng lưu ý các Influencer có nhóm follow riêng của họ. Điều này đòi hỏi một kế hoạch tiếp thị thông minh để đến được đúng khách hàng tiềm năng.
Lần đầu tiên, Beauty Marketing – Quảng cáo trong ngành làm đẹp được ra mắt tại SR Fashion Business School – Không gian chia sẻ và giảng dạy kiến thức kinh doanh thời trang đầu tiên tại Việt Nam.
Khóa học dành cho những cá nhân đang khởi động trong quá trình start-up thương hiệu mỹ phẩm riêng, muốn tìm hướng đi và điểm khác biệt cho sản phẩm của mình, với những kiến thức tổng quan về ngành công nghiệp Làm Đẹp ở Việt Nam và trên thế giới, về cách thức xây dựng hình ảnh và chiến lược quảng bá trong lĩnh vực Bán lẻ Mỹ phẩm.
Thực hiện: Hoàng Khôi, Hiếu Lê