Ngôi nhà mới của Gucci tại London – cửa hàng chỉ dành cho những “người giàu thực thụ”
Ngày đăng: 08/09/23
Sau hai năm khởi công, cửa hàng mới của Gucci đã khai trương trên Phố New Bond, London vào ngày 5 tháng 9 và “song hành” trên đường phố với các đối thủ Balenciaga, Burberry và Celine. Khách hàng thượng lưu là “tiêu chuẩn” đầu tiên và bắt buộc để có thể bước vào không gian mới của Gucci.
Thương hiệu ưu tiên những khách hàng chi tiêu lớn nhất của Gucci và tập trung mạnh vào việc tôn vinh lịch sử thương hiệu cũng như cách kể chuyện đầy nghệ thuật.
Sở hữu diện tích rộng 1.934 mét vuông và thương hiệu đã chuyển sang chi nhánh mới tại 144-146 New Bond Street thay vì địa chỉ cũ là 34 Old Bond Street. Sự kiện khai trương này đánh dấu lần xuất hiện vào thời điểm quan trọng của nước Ý. Khi doanh số bán hàng của thương hiệu Ý đang bị đình trệ và chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành lâu năm Marco Bizzarri sẽ rời đi vào tháng 9. Về phần công ty mẹ Kering, họ đang phải vật lộn với những áp lực xung quanh việc cổ phiếu không ổn định và tình hình tài chính vốn đang tụt lại so với các tập đoàn xa xỉ khác là LVMH và Richemont. Giờ đây, quá trình tái thiết lập Gucci đang được tiến hành với đội ngũ lãnh đạo mới và sự mong đợi sâu sắc cho buổi trình diễn đầu tay của giám đốc sáng tạo Sabato de Sarno tại Tuần lễ thời trang Milan vào ngày 22 tháng 9.
Flagship mới nằm trong một tòa nhà có giá trị lịch sử được xếp hạng Cấp II (chỉ mức độ cần bảo vệ đặc biệt), trước đây là phòng trưng bày nghệ thuật từ năm 1912. Tầng trệt được dùng để trưng bày túi xách, giày dép, đồ trang sức cao cấp, quần áo may sẵn và lụa dành cho nữ giới, trong khi tầng dưới bán quần áo may sẵn cho nam giới, đồng hồ và đồ da nhỏ. Ở các tầng trên là nước hoa và đồng hồ và một tầng lửng dành riêng cho bộ sưu tập du lịch Gucci Valigeria và Phòng Tudor trưng bày các món đồ từ kho lưu trữ Gucci ở Florence – là những chiếc túi có “tuổi đời” sáu thập kỷ từ những năm 1930.
Ở tầng cao nhất là Gucci Salon đầu tiên của Châu Âu – một ý tưởng sáng tạo mới dành cho khách hàng VIP được giới thiệu tại Los Angeles vào tháng 4. Salon sẽ là nơi cung cấp các tác phẩm được đặt hàng. Theo Gucci, ý tưởng này nhằm tạo ra một bầu không khí của một “cửa hàng trang nhã” và từ đó mang lại “sự thân mật và thận trọng”. Đồng thời là mối liên kết sáng tạo giữa Gucci và khách hàng thông qua cuộc trò chuyện, khám phá và giải trí sáng tạo.
Theo Savills, London vẫn là một trong những thị trường bán lẻ cao cấp năng động nhất ở châu Âu. Phần lớn hoạt động tập trung tại Phố Bond, khu phố sang trọng lâu đời ở London. Nếu như các thương hiệu lớn dần tập trung về phía bắc Phố New Bond thì phía nam – Phố Old Bond – ngày càng được coi là điểm đến ưa thích của các chuyên gia đồng hồ và trang sức.
Vào tháng 6, Burberry đã mở cửa trở lại cửa hàng ở phố New Bond sau hai năm tu sửa. Bên kia đường là Balenciaga và thương hiệu cùng tập đoàn này đã ra mắt sản phẩm chủ lực. Moncler, Jil Sander, Off-White, Michael Kors và Boss nằm trong số những thương hiệu khác đang “rục rịch” với kế hoạch mở các cửa hàng mới hoặc chuyển chi nhánh tới Phố Bond vào năm 2023 và thậm chí là trong tương lai.
Tiềm năng của miếng đất New Bond Street
Con phố London – địa điểm yêu thích của các thương hiệu xa xỉ đã thay đổi như thế nào? Marie Hickey, giám đốc nghiên cứu của công ty bất động sản Savills, giải thích: “Hiện nay có những tòa nhà lớn với mặt tiền được cải tiến có thể đáp ứng yêu cầu của một số thương hiệu mong muốn giới thiệu đầy đủ dòng sản phẩm của họ”. Một lí giải khác cho sức hút của nơi này là kế hoạch Hanover Place của Great Portland Estates – họ đã tập trung mở rộng khu vực Phố New Bond kể từ năm 2021. Các thương hiệu cũng nhận được thỏa thuận tốt hơn khi giá thuê đã giảm hơn 20% so với mức giá trước đại dịch. Nhưng theo Hickey dự đoán, động thái mở cửa hàng mới của Gucci sẽ khiến khu vực này càng trở nên “được khao khát hơn” và đẩy giá lên cao ngất ngưỡng.
Gucci đã thuê tòa nhà này của Trophaeum Asset Management – một công ty sở hữu các dự án bất động sản xung quanh Phố Bond, Phố Albemarle và các vị trí đắc địa khác ở London. Công ty, được cho là đã trả 130 triệu bảng Anh để thuê địa điểm hấp dẫn này trên Phố New Bond vào tháng 2 năm 2020 từ một công ty do chủ ngân hàng Joseph Safra kiểm soát.
De Mello tin rằng đây là thời điểm thích hợp để các thương hiệu xa xỉ đầu tư nâng cấp cửa hàng của họ để phục vụ những khách hàng “sang trọng thực sự” – định nghĩa chỉ dành cho những khách hàng chi hơn 40.000 USD liên tục. Ông nhận xét: “Những khách hàng đầy tham vọng muốn mua những sản phẩm xa xỉ nhưng họ không thể chi tiêu theo cách đó nên doanh thu của tệp khách hàng này ngày càng giảm. Mà những khách hàng sang trọng thực sự lại không muốn bắt gặp những khách hàng bình thường bước vào cửa hàng, vì vậy nhu cầu cho những khu vực VIP càng ngày càng tăng. Và đã có chứng minh rằng nếu thương hiệu có những không gian này trong cửa hàng của mình, nhà mốt sẽ tăng đáng kể mức chi tiêu của khách hàng vì họ đang nhận được dịch vụ tốt hơn”.
Mùa hè năm ngoái, Balenciaga đã giới thiệu một cửa hàng thời trang cao cấp chuyên dụng cho khách VIP ở Paris, trong khi Chanel đã mở các cửa hàng tư nhân dành cho những khách hàng chi tiêu nhiều nhất, bắt đầu từ các thành phố trọng điểm tại châu Á. Vào tháng 12 năm 2022, Brunello Cucinelli đã mở một cửa hàng chỉ dành cho khách hẹn trước ở New York, một không gian được xây dựng để mang lại cảm giác như bước vào ngôi nhà nghệ thuật của nhà thiết kế. Nhãn hiệu Đan Mạch Cecilie Bahnsen đã chuyển sang trụ sở mới chỉ dành cho các khách hàng tư nhân. Và sau Los Angeles và London, Gucci có kế hoạch mở rộng Salon của mình đến các thành phố trọng điểm khác như New York, Paris, Milan, Dubai, Hong Kong, Thượng Hải và Đài Bắc.
Kết nối với nghệ thuật
Cửa hàng mới của Gucci cũng đã đưa ra cam kết lâu dài đối với thế giới nghệ thuật. Một loạt các tác phẩm nghệ thuật đã được giám tuyển bởi Truls Blaasmo, một nhà cố vấn và giám tuyển nghệ thuật độc lập, sẽ được trưng bày và có sẵn tại cửa hàng để người tiêu dùng mua. Chúng bao gồm các tác phẩm của cả nghệ sĩ trẻ và nghệ sĩ đã thành danh, chẳng hạn như Liliana Moro, Jonny Niesche, Massimo Uberti, Joshua Woolford và Tim Etchells. Vào một tháng sau, một tác phẩm của Lucio Fontana cũng sẽ được trưng bày tại Gucci Salon sau khi ra mắt tại Frieze.
De Mello nói: “Đó là về tính độc quyền, di sản và lịch sử thương hiệu – ba điều đã tạo nên sự liên kết với nghệ thuật”. Thông qua nghệ thuật, các thương hiệu đóng vai trò là người quản lý văn hóa và thể hiện những giá trị cũng như mối quan tâm chung với khán giả của họ. Một ví dụ là cửa hàng rộng 10.000 mét vuông của Tiffany & Co trên Đại lộ số 5 của New York, được dự định trở thành một nơi “lan tỏa” giá trị nghệ thuật và thiết kế, với khoảng 40 tác phẩm nghệ thuật được thương hiệu thuộc sở hữu của LVMH mua lại trong hai năm qua, bao gồm cả Jean-Michel. Bức tranh Equals Pi của Basquiat, xuất hiện trong chiến dịch ‘About Love’ năm 2021 của Tiffany với sự tham gia của Jay-Z và Beyoncé.
De Mello cho biết: “Khi [người tiêu dùng] bước vào một cửa hàng và thấy chất lượng được cải thiện hoặc tác phẩm nghệ thuật mới lạ, điều đó sẽ tạo ra trải nghiệm VIP độc quyền. Hai xu hướng đầu tư vào không gian VIP và nghệ thuật sẽ tồn tại song song với nhau và chúng sẽ bổ trợ nhau trong việc thu hút khách hàng”.
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Vogue Business