Phát sóng trực tuyến, liệu Haute Couture có tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng?

Ngày đăng: 09/07/20

Chưa từng có tiền lệ, những show diễn Haute Couture – vốn được xem là thánh đường của người yêu thời trang mà không phải ai cũng có vé tham dự (cũng như không phải ai cũng có thể mua được một tuyệt phẩm Haute Couture sau show diễn) – nay được dàn dựng để phát trên kênh trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ số.

Khi Covid-19 bùng nổ vào đầu năm 2020, lịch trình diễn của Paris Haute Couture Fashion Week không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Vào tháng 6, Fédération de la Haute Couture et de la Mode (Liên đoàn thời trang Pháp) đưa ra tuyên bố sẽ lưu trữ và trình chiếu các video biểu diễn từ những nhà mốt được hiệp hội công nhận đạt chuẩn Haute Couture trên nền tảng chuyên dụng. Từng đoạn phim sẽ được đi kèm với chú thích và lịch trình riêng, tựa như quy tắc của tuần lễ thời trang truyền thống.

Mới đây, BST Haute Couture kỹ thuật số đầu tiên của Dior đã chính thức ra mắt. Nhà mốt đã công chiếu bộ phim dài 14 phút được quay trước (do Matteo Garrone đạo diễn) trên các nền tảng công nghệ số, trong đó có Youtube, Weibo, (tại Trung Quốc, buổi phát sóng còn có livestream của thương hiệu với sự góp mặt của đại sứ thương hiệu Angelababy và người mẫu Trung Quốc Cici Xiang). Sự kiện thu hút hơn 8 triệu lượt xem tại Trung Quốc, 32.600 bình luận.

Rõ ràng, thước phim 14 phút bộ phim của Dior rất đẹp, cốt truyện và hình ảnh sống động từ thần thoại Hy Lạp, khiến những người yêu thời trang một lần nữa lạc vào thế giới cổ tích mà Dior gửi đến. Tuy nhiên, việc thay cho show diễn Haute Couture với những đoạn video công nghệ số có thể giúp các thương hiệu tiếp cận được đúng khách hàng?

Việc số hóa thời trang vốn cho thấy tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm trải nghiệm cảm xúc – một trong những điều quan trọng trong kinh doanh xa xỉ. Chưa kể, những câu chuyện về hậu trường, những lời đồn về việc chạy đua để có chiếc vé hàng ghế đầu, ai sẽ là first face và kết show – những điều làm nên thành công của thời trang cao cấp, giờ đây không còn nữa.

Chưa dừng lại ở đó, show diễn Haute Couture chính là dịp để những vị khách giàu có từ châu Á, Trung Đông hay châu Mỹ có cơ hội dự phần, nhìn ngắm từng chi tiết của trang phục couture, trò chuyện và ngưỡng mộ chất xám của đội ngũ. Những điều này vô tình làm mất đi cảm xúc mà Haute Couture  mang lại.

Biến động của COVID-19 khiến Dior phải phát dưới định dạng trực tuyến, nhưng câu hỏi đặt ra là: “Người xem trực tuyến có phải là người mua đồ Haute Couture?”

Dường như hiểu được điều này, Dior đã thể hiện sự sáng tạo bậc thầy trong việc dàn dựng và kể những câu chuyện cổ tích của trang phục. Họ cũng đã làm rất tốt việc này cho show diễn Haute Couture 2020. Họ đã khéo léo hơn, khi mời rất nhiều người mẫu và đại sứ thương hiệu tham dự để khi phát sóng, giúp show diễn thu hút cộng đồng mạng.

Tuy nhiên, biến động của COVID-19 khiến Dior phải phát dưới định dạng trực tuyến, nhưng câu hỏi đặt ra là: “Người xem trực tuyến có phải là người mua đồ Haute Couture?”

Thực hiện: Thư Quân

Theo Luxuo.vn