Raf Simons và đế chế Calvin Klein

Ngày đăng: 05/08/17

Công cuộc kiến tạo lại đế chế thời trang Mỹ lẫy lừng trị giá 8.4 tỷ đô la của nhà thiết kế người Bỉ đã khiến cho giới thời trang không khỏi háo hức hay tò mò, liệu rằng ông có tạo nên được vinh quang vượt qua khỏi cái bóng của chính mình trong thời kì ở Jil Sander hay Christian Dior?

“Thực sự, ban đầu tôi chả dính dáng gì đến thời trang. Mọi thứ bắt đầu từ mối quan hệ giữa nghệ thuật, thiết kế, phim ảnh và âm nhạc. Thời trang là thứ cuối cùng tìm đến. Là những gì tôi làm bây giờ… nhưng nếu ai đó hỏi nếu anh không thở bằng không khí thì anh sẽ thở bằng gì, thì đó là nghệ thuật.” – Raf Simons.

Nhà thiết kế Raf Simons – giám đốc sáng tạo đương nhiệm của Calvin Klein

Raf Simons được chỉ định làm giám đốc sáng tạo của Calvin Klein, đế chế trị giá 8.4 tỷ đô la vào đầu tháng 8 năm ngoái. Đặc biệt, lần này nhà thiết kế 49 tuổi nắm trong tay tất cả quyền lực, từ dòng sản phẩm thời trang nam – nữ, cho đến nước hoa, các sản phẩm gia đình, quyền quyết định cho các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị và truyền thông của thương hiệu. Đây lần đầu tiên nhiều quyền lực hợp nhất trở lại trong tay một giám đốc sáng tạo kể từ khi Calvin quyết định về hưu, sau đó thương hiệu được mua lại bởi Phillips-Van Heusen năm 2002.

Nếu ai đó hỏi nếu anh không thở bằng không khí thì anh sẽ thở bằng gì, thì đó là nghệ thuật – Raf Simons.

Với tài năng đã được thừa nhận từ những ngày mới ra trường, cho đến khi tỏa sáng tại Jil Sander (2005-12) rồi đến thời kì hoàng kim ở Christian Dior (2012-2015), vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhà thiết kế người Bỉ nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ Calvin Klein như một người kế thừa vương miện nhằm khôi phục đế chế này. Tổng biên tập của Harper’s Bazaar – Glenda Bailey tuyên bố: “Chúng tôi hết sức phấn khởi. Ông ấy là một người nhìn xa trông rộng”. Giám đốc điều hành của Barneys New York – Jennifer Sunwoo cũng dành ra những lời có cánh: “Chúng tôi rất tự tin về khả năng của ông ấy để biến đổi thương hiệu và làm cho nó trở nên rạng rỡ hơn đã từng.”

Raf Simons ra mắt BST đầu tiên cho Calvin Klein tại New York Fashion Week

“Show diễn được mong đợi nhất trong thập kỉ qua đã tỏa sáng rực rỡ” là lời khen có cánh mà New York magazine dành cho tặng cho Calvin Klein từ bài review của Cathy Horyn, không chịu kém cạnh Robin Givhan của Washington Post cũng lên tiếng bằng tiêu đề có phần nào giản dị hơn “Calvin Klein đã tái sinh”. Bộ sưu tập, với sự hòa trộn giữa thời trang nam – nữ, giữa hai yếu tố quan trọng nhất giữa thương hiệu – chủ nghĩa tối giản và tinh thần Mỹ, đồng thời còn có cả tính trang trí cách tân. Sự chuyển đổi của chiếc áo khoác da biker đen thêu với đóa hoa hồng bạc; chiếc váy đen basic hở ngực; bộ suit nam giới không thèm theo áo sơ mi; áo cocktail được trang trí bằng lông… Chiếc áo choàng màu vàng rực rỡ của nữ giới và áo khoác nam được được che phủ bởi nhựa dẻo gợi nhớ những năm 1950.

Calvin Klein giới thiệu BST đầu tiên của Raf Simons

Trong số những tiếng vỗ tay vang dội từ hàng ghế đầu của những vị khách mời danh tiếng, có hai người mẫu của Calvin, Brooke Shields và Lauren Hutton, cùng với Julianne Moore và Gwyneth Paltrow, nghệ sĩ Cindy Sherman và Rachel Feinstein, rapper A$AP Rocky và Diane von Furstenberg. Nhà thiết kế Diane von Furstenberg không ngại ngần cho biết “Tôi yêu những gì ông ấy làm cho Dior nhưng tôi nghĩ với ông ấy Calvin là một ý tưởng tuyệt hơn nữa”.

Tôi yêu những gì ông ấy làm cho Dior nhưng tôi nghĩ với ông ấy Calvin là một ý tưởng tuyệt hơn nữa – Nhà thiết kế Diane von Furstenberg

Tommy Hilfiger phát biểu: “Tôi đã xem show diễn trực tuyến. Đó là một chương trình tuyệt vời, và nó nói cho tôi biết rằng Raf thấu hiểu khách hàng cũng như thời trang trong cùng một thời điểm”.

Chương trình đã được tổ chức ở tầng trệt tại trụ sở của Calvin Klein ở Midtown Manhattan, nơi mà người bạn thân của Simons và người cộng sự thân thiết Sterling Ruby, họa sĩ điêu khắc kiêm thợ làm gốm của Los Angeles đã miệt mài làm việc để cho ra tác phẩm nghệ thuật tâm đắc. Ruby đã tô vẽ cho ba tầng tại mặt tiền của tòa nhà Art Deco và thiết kế lại phòng trưng bày 12 tầng, nói về những mảnh vải bạt sơn màu đỏ, trắng và xanh, Simons cho rằng nó “như một lá cờ Hoa Kỳ thể hiện theo cách trừu tượng”.

Simons và Ruby , cộng sự trong suốt mười năm liền.

Ở tuổi 49, Raf Simons được miêu tả: không cao không thấp, không gầy cũng không béo, mái tóc màu nâu để theo kiểu cổ điển, đôi mắt xanh cobalt luôn nhìn vào người đối diện một cách chân thành và vững tin. Ông ăn mặc đơn giản, nhưng dĩ nhiên không kém phần thời trang. Nói về thời trang, nhà thiết kế người Bỉ cho biết “Rất nhiều nghệ sĩ sợ thời trang. Bởi vì họ nghĩ rằng nó làm hư hình tượng của họ. Tôi rất thích những người nghệ sĩ không sợ thời trang. Ví dụ như Sterling”.

Rất nhiều nghệ sĩ sợ thời trang. Bởi vì họ nghĩ rằng nó làm hư hình tượng của họ. Tôi rất thích những người nghệ sĩ không sợ thời trang. Ví dụ như Sterling – Raf Simons

Simons và Ruby, dĩ nhiên, không phải là cặp đôi nghệ sĩ và nhà thiết kế đầu tiên làm việc cùng nhau. Dalí từng thiết kế “lobster dress” cùng với Schiaparelli vào những năm 1930, Halston từng làm nên chiếc áo cưới dựa trên bức họa của Flowers của Warhol vào những năm 1970. Và gần đây nhất, Jeff Koons đã tạo nên những chiếc túi cho Vuitton dựa trên những tác phẩm hội họa kinh điển.

Nhưng dẫu sao, sự hợp xướng của Raf và Sterling cũng đã ngót nghét một thập kỉ. Lần đầu họ gặp nhau cách đây hơn 10 năm về trước, khi người đại diện của Ruby là Marc Foxx đưa Simons đến studio của Ruby ở Los Angeles. Năm 2008, Ruby đã thiết kế cửa hiệu của Raf Simons ở Tokyo. Năm sau đó, họ cùng nhau sản xuất bộ sưu tập denims rồi đến dòng sản phẩm thời trang nam giới cho thương hiệu Raf Simons/ Sterling Ruby vào năm 2014, cùng bức họa sơn dầu trị giá 30.500 đô la. Trong những bộ váy đẹp nhất mà Simons làm cho Dior trong bộ sưu tập couture đầu tiên có những sọc trừu tượng như bức họa của Ruby.

Kate Moss trong thiết kế của Raf Simons x Sterling Ruby

Ruby nhỏ hơn Simons bốn tuổi, nhưng cả hai có nhiều điểm tương đồng, như cùng lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh. Ruby lớn lên ở nông trại Pennsylvania, còn Simons thì ở một thị trấn nhỏ của Bỉ. Cả hai đều khao khát những chân trời mới có thể nuôi dưỡng và thỏa mãn nhiều hơn tâm hồn mình. Simons nói về nơi mà mình đã trải qua thời niên thiếu “không có cửa hàng, phòng tranh hay rạp chiếu phim”. Ở nơi đó, vai trò một nghệ sĩ hay nhà thiết kế hoàn toàn xa lạ.

Van Beirendonck đã đưa Simons đến show trình diễn của Martin Margiela tại Paris, show diễn đã khuấy động muôn vàn cảm xúc từ ông.

Raf Simons trong thời kì còn ở Dior

Những nhận thức đầu tiên của ông về thời trang được khơi gợi khi xem chương trình Style từ CNN với người dẫn chương trình Elsa Klensch: “Tôi bị cuốn hút bởi chương trình của cô ấy bởi vì có các nhà thiết kế thời trang toàn cầu như Montana, Mugler, và sau đó đến Nhật Bản. Tôi không hề biết rằng phải học thời trang, tôi cũng không biết phải học hội họa hay điêu khắc. Không ai nói với tôi. Mẹ và cha tôi, họ hoàn toàn ở một thế giới khác”.

Năm 1986, mọi thứ dường như thay đổi, ông tìm thấy con đường của mình ở Institute of Visual Communication, nơi mà ông được học về thiết kế công nghiệp và nội thất. Khi học đến năm thứ tư đại học, Simons thực tập tại studio của Walter Van Beirendonck, một trong những nơi thuộc Antwerp Six, hiệp hội những nhà thiết kế tiên phong của thời trang Bỉ, bao gồm Dries Van Noten và Ann Demeulemeester. Van Beirendonck đã đưa Simons đến show trình diễn của Martin Margiela tại Paris, đó là show trình diễn thời trang đầu tiên mà Simons đã xem, sân khấu là sân chơi của trẻ nhỏ, show diễn đã khuấy động muôn vàn cảm xúc từ ông.

Raf Simons trình diễn trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang nam thu đông 2016-2017

Sau khi tốt nghiệp, Simons dành hai năm để trở thành một nhà thiết kế nội thất tại Antwerp. Năm 1995, thương hiệu thời trang Raf Simons ra đời. Cũng trong thời gian đó, ông gặp người phụ nữ đã gắn bó với mình trong 5 năm – Veronique Branquinho, người đã tốt nghiệp Học viện Hoàng gia và khởi nghiệp với dòng thời trang của riêng mình. Giữa Raf và Veronique được nhận định là “cặp đôi vàng của thời trang Bỉ”.

Năm tiếp theo, Simons đã có show trình diễn đầu tiên cho thương hiệu của mình tại Paris, ông mang đến những chàng trai người Bỉ khẳng khiu, trong trang phục toàn đen theo phiên bản Anglo-American, với những âm thanh pha trộn giữa postpunk và New Wave làm nền. “Nó ngay lập tức thành công về mặt hiệu ứng” – Joan Juliet Buck, tổng biên tập Vogue Pháp lúc bấy giờ đã tường thuật “Khi anh ấy dẫn đầu, mọi người đều theo sau”.

Raf Simons — Spring 17

Nền văn hóa thanh thiếu nên và âm nhạc tối tăm là một phần trong cảm hứng của Simons, ông hăng hái đuổi theo những ngôi sao dòng minimalist những năm 1990 như Helmut Lang, Miuccia Prada, Jil Sander và Calvin Klein.

Simons và Branquinho đã gặp Willy Vanderperre – một nhiếp ảnh gia, người mà sau này thực hiện các quảng cáo cho Simons khi ông làm cho Jil Sander, Dior và đến tận bây giờ là Calvin Klein. Willy Vanderperre hồi tưởng lại khung cảnh lúc ấy ở quán bar Witzli-Poetzli: “Có một đám đông ngồi trên sân thượng, Raf là người duy nhất tôi chưa từng thấy qua. Tôi nhớ anh ấy mặc chiếc áo cổ lọ màu đen, thật đáng ngạc nhiên vì đó là đêm mùa hè”.

Có một đám đông ngồi trên sân thượng, Raf là người duy nhất tôi chưa từng thấy qua. Tôi nhớ anh ấy mặc chiếc áo cổ lọ màu đen, thật đáng ngạc nhiên vì đó là đêm mùa hè – Willy Vanderperre

Vào năm 2000, Simons chia tay Branquinho, đồng thời đóng cửa công ty sau show trình diễn bộ sưu tập mang tên “Confusion” rồi đến Vienna để giảng dạy về thời trang cho trường University of Applied Arts. Tuy nhiên không lâu sau đó ông trở lại kinh doanh, với nguồn tài chính từ Gysemans Clothing Group (Bỉ).

Bộ sưu tập được trình diễn tại Paris vào tháng 6/2001 mang đến những chiếc mặt nạ, áo phông in quá khổ chứa những dòng chữ khó chịu. Ba tháng sau là thời điểm diễn ra vụ việc khủng bố 11/9, những gì từng được ngợi ca là đổi mới hay thi vị giờ bị kết tội là vô cảm khủng khiếp trước khủng bố. Nhưng sự phản đối rồi cũng kết thúc, những sáng tạo của Simons – sweaters thô ráp kềnh càng cắt xé, áo đen trắng trở thành bút tích khó quên của ông.

Raf Simons SS 02 – Woe Onto Those Who Spit On The Fear Generation

Tôi không biết tại sao, nhưng tôi luôn cần phải làm hai điều – đó là cách mà Simons lý giải về các dự án nghệ thuật và nhiếp ảnh của ông trong thời kì này, những dự án đã góp phần nâng cao danh tiếng và vị thế đương thời của ông. Ông xuất bản quyển sách đầu tiên, Isolated Heroes với nhiếp ảnh gia thời trang David Sims năm 1999. Sau đó, Francesco Bonami một nhà bảo trợ người Ý đã giúp ông tạo ra một triển lãm lớn ở Florence, không chỉ về nghệ thuật mà còn về thời trang. Năm 2003 Simons có một triển lãm tại Bảo tàng Cung điện Pitti và một quyển sách mang tựa đề The Fourth Sex: Adolescent Extremes, bao gồm các tác phẩm của Jake và Dinos Chapman, Tracey Emin và Gillian Wearing. Trong suốt thời gian này, ông vẫn tiếp tục với vai trò là giảng viên được mời ở Vienna cho đến khi tiếp quản Jil Sander.

The Fourth Sex: Adolescent Extremes

Vào tháng 5/2005, tin tức Raf Simons đảm nhận vai trò tạo nên các bộ sưu tập nam nữ cho Jil Sander đã khiến giới thời trang dậy sóng. Ông có công trong việc đem đến nhiều màu sắc và nét lãng mạn hơn cho thương hiệu thời trang này trong khi vẫn giữ được sự tối giản cho đến năm 2012, ông ra đi để trả lại chiếc ghế cho người kế thừa của nhà sáng lập. Đó cũng là thời điểm ông chuẩn bị gia nhập Dior. Simons đã biến trụ sở của Dior’s Avenue Montaigne thành ý tưởng thời trang của ông về nghệ thuật sắp đặt khi người mẫu trình diễn với sân khấu trang trí những bức tường hoa lộng lẫy.

Raf Simons nhận giải thưởng Nhà thiết kế xuất sắc được trao bởi Council of Fashion Designers of America

Trong 12 năm, Simons đã từ Jil Sander, sau đó là Christian Dior và giờ là Calvin Klein. Đôi khi ông thản thốt “tôi không thể đến một ngôi nhà mà không có di sản lớn, tại sao thế?” – Calvin Klein đã ra mắt công ty vào năm mà Raf Simons ra đời – 1968. Nhưng điều đó không khiến ông lo sợ.

Tôi không thể đến một ngôi nhà mà không có di sản lớn, tại sao thế? – Raf Simons

Sau khi Klein và cộng sự Barry Schwartz bán công ty cho Phillips-Van Heusen vào năm 2002 (có thông tin cho rằng giá trị của nó là 430 triệu đô – tiền mặt và chứng khoán, cộng với tiền bản quyền trong vòng 15 năm tới), P.V.H sau tiếp quản đã phân chia trách nhiệm cho nhiều nhà thiết kế và trao quyền kinh doanh tiếp thị cho một đội ngũ khác. Vậy, sau khi ngồi vào vị trí giám đốc sáng tạo, Simons đã thay thế cho bốn nhà thiết kế: Francisco Costa cho trang phục nữ, Italo Zucchelli cho trang phục nam giới, Kevin Corrigan cho jean và đồ lót và Amy Mellen cho sản phẩm gia đình. Giống như Klein, Simons phụ trách mọi thứ.

Simons ra mắt BST Spring 2017

Simons đã vô cùng bận rộn kể từ khi chuyển đến New York vào mùa hè năm ngoái cùng với bạn trai người Pháp, Jean-Georges d’Orazio, người cũng đã được bổ nhiệm làm giám đốc tại Calvin Klein. Ông cũng đã đưa người cộng sự lâu năm của mình là Pieter Mulier vào làm giám đốc sáng tạo. Willy Vanderperre và Olivier Rizzo tiếp tục làm các chiến dịch quảng cáo. Còn Ruby đã thiết kế cửa hàng Calvin Klein trên Đại lộ Madison.

Tháng tư vừa qua, Simons đã giới thiệu “Calvin Klein by Appointment” – một dịch vụ đặt hàng cá nhân dành cho khách mà ông lý giải đó chính là “couture”, chỉ bởi Simons không thích dùng từ cũ trong tiếng Pháp. Vài ngày sau đó, Paris Jackson trở thành gương mặt đại diện mới của Calvin Klein với hợp đồng được cho rằng lên đến bảy con số.

Sự thỏa mãn lớn nhất đối với một nhà thiết kế là nhìn thấy ai đó trong trang phục của mình – Raf Simons

Về nhà sáng lập nên Calvin Klein, Simons chia sẻ “tôi đã làm ngày và đêm, còn ông ấy thì du lịch khắp nơi. Bây giờ chúng tôi đã gặp nhau và mọi thứ ổn thỏa”. Simons tin rằng sứ mệnh của mình là khôi phục lại lòng trung thành của khách hàng và thời kì hoàng kim Calvin Klein từng có.

Ở tuổi 49, nắm giữ trong tay đế chế Calvin Klein, liệu nhà thiết kế người Bỉ có thỏa mãn hay chưa? Simons cho biết: “Sự thõa mãn lớn nhất đối với một nhà thiết kế là nhìn thấy ai đó trong trang phục của mình. Đó có thể là một đứa trẻ trên phố, điều đó rất thú vị bởi vì nó không giống với cách bạn nhìn bản thân. Nó tái khởi động cái cách mà bạn nghĩ về việc ăn mặc của mọi người… Tôi không phải là kẻ mơ mộng về quá khứ. Cái gì đã qua thì cho qua. Tôi mơ mộng về tương lai”.

Tôi không phải là kẻ mơ mộng về quá khứ. Cái gì đã qua thì cho qua. Tôi mơ mộng về tương lai – Raf Simons

Raf Simons có mơ mộng về một cuộc triển lãm tác phẩm của mình tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan như Rei Kawakubo?

Không!

Ông ấy có muốn thời trang của mình được lưu giữ trong bảo tàng?

Không!

Ông có nghĩ mình là một nghệ sĩ?

“Không. Nhưng có lẽ tôi muốn làm nghệ thuật. Tôi biết người ta sẽ chỉ trích khi bạn đã được định nghĩa là một nhà thiết kế thời trang. Nhưng nó là một điều hoàn toàn khác. Nó có thể là một phản hồi mà tôi cần và nó ở đó. Nếu tôi muốn làm gì, tôi sẽ nó làm nó chỉ bởi đó là việc tôi cần… Tôi sẽ phát điên nếu không được làm điều mình muốn. Ý tưởng, nó cần được giải thoát theo cách nào đó mới được.”

Tôi không phải là kẻ mơ mộng về quá khứ. Cái gì đã qua thì cho qua. Tôi mơ mộng về tương lai – Raf Simons

Thực hiện: Hoàng Khôi (lược dịch)

Theo Vanityfair