Sonnet155: Chiếc túi bền vững làm từ vỏ trái cây có thể tự phân hủy
Ngày đăng: 12/05/21
Các sinh viên ngành thiết kế Berlin, Lobke Beckfeld và Johanna Hehemeyer-Cürten, đã phát minh một loại túi làm từ vỏ trái cây bỏ đi. Loại túi này có có màu sắc mờ, hòa tan được trong nước sau khi qua sử dụng và có thể được sử dụng để bón cây vào cuối dòng đời của sản phẩm.
Sonnet155 được phát minh từ hai nguyên liệu phế thải: vỏ trái cây còn sót lại từ quá trình sản xuất nước trái cây và sợi xenlulo ngắn từ một nhà máy dệt địa phương.
Mặc dù nó giống như một chiếc ví hoặc túi đựng đồ có tay cầm, tuy nhiên sản phẩm này có tuổi thọ ngắn như túi giấy dùng một lần. Với khả năng phân hủy tự nhiên, sau khi sử dụng người dùng có thể đem chúng đi bón cây hay tái chế.
Thành phần chính của Sonnet155 là pectin, một chất tạo gel được chiết xuất từ thành tế bào của vỏ trái cây và hoạt động như một chất kết dính tự nhiên. Loại sợi này được gia cố bằng các sợi xenlulo có chiều dài ngắn hơn 5mm, được lọc ra trong quá trình sản xuất hàng dệt công nghiệp vì chúng quá ngắn để biến thành vải. Kết hợp với nước ấm, hỗn hợp được để lại trong khuôn trong tối đa năm ngày trước khi may.
Nhà sáng chế Hehemeyer-Cürten cho biết: “Tỷ lệ xenlulo, cũng như chiều dài và mật độ của sợi, quyết định cấu trúc và mức độ trong suốt và khả năng phục hồi của vật liệu. Màu tự nhiên dạng bột giúp cho sản phẩm có màu ở các sáng độ sáng bóng hoặc mờ đục.”
Thực hiện: K.
Theo Dezeen