Những thành phần mỹ phẩm nào không nên kết hợp với nhau để tránh gây tổn thương da?
Ngày đăng: 14/04/23
Mỗi người đều có quy trình chăm sóc da riêng được “cải tiến” theo từng cá nhân. Nhưng bất kể thế nào, khi lựa chọn các sản phẩm mới, điều bắt buộc mà chúng ta phải biết là những sản phẩm nào có thể và không thể kết hợp nhau.
Mặc dù khó tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với làn da và trong quá trình đó, bạn có thể phải trải qua một số lần thất bại. Tuy nhiên, việc thấu hiểu làn da và nắm chắc những kiến thức chăm sóc da sẽ giúp bạn có được vẻ ngoài hoàn thiện. Sau đây, Style-Republik sẽ cùng bạn khám phá quy trình chăm sóc da mới, và hãy lưu ý thật kỹ các thành phần tuyệt đối không được sử dụng chung với nhau.
Dầu và nước
Sự kết hợp đầu tiên mà ai trong số chúng ta đều biết là không thể trộn lẫn: dầu và nước. Dầu không tương thích với nước, vì vậy nếu bạn cố gắng thoa một sản phẩm gốc nước lên trên một sản phẩm gốc dầu, chẳng hạn như dầu dưỡng, thì sẽ tạo nên một lớp màng trên da của bạn ngăn không cho nước hấp thụ. Nếu bạn phải sử dụng hai sản phẩm này trong thói quen chăm sóc da hằng ngày của mình, hãy phủ lớp sản phẩm gốc dầu sau lớp gốc nước. Nhưng nhìn chung, hãy kiên trì sử dụng các sản phẩm gốc nước và serum cùng nhau.
Vitamin C và BHA/AHA
AHA và BHA – hay các sản phẩm có chứa axit glycolic, salicylic và axit lactic không bao giờ được sử dụng chung một lần với Vitamin C. Bởi vì Vitamin C là một loại axit và không ổn định nên sự cân bằng độ pH sẽ bị mất đi khi sử dụng chúng với các thành phần trên sẽ khiến hoạt chất trở nên vô dụng.
Vitamin C và Retinol
Bên cạnh đó, Vitamin C cũng khiêng kỵ với Retinol, vì cả hai đều là hoạt chất. Retinol giúp tái tạo collagen nhưng hoạt chất này cũng tạo ra sự thay đổi tế bào da, vì vậy khi hòa trộn với một loại axit như Vitamin C có thể gây kích ứng nhiều hơn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng retinol vào ban đêm và Vitamin C vào ban ngày. Ngoài ra, Retinol có xu hướng hoạt động tốt hơn với các thành phần dưỡng ẩm như axit hyaluronic, ceramides và SPF.
Vitamin C và Niacinamide
Niacinamide được tìm thấy cùng với Vitamin C trong một số loại serum đa thành phần với vai trò là chất chống oxy hóa, nhưng bạn không nên sử dụng chúng lại với nhau. Cả hai thành phần đều hữu ích trong việc cải thiện mụn trứng cá nhưng khi kết hợp lại với nhau, chúng sẽ làm tăng trình trạng gây ra mụn và các đặc tính hữu ích của chúng có thể bị giảm đi. Do đó lời khuyên ở đây là nếu bạn phải sử dụng chúng cùng nhau thì hãy cố gắng bôi chúng cách nhau ít nhất 10 phút.
AHA/BHA và Retinol
Retinol kết hợp với các axit này là một công thức gây ra thảm họa theo đúng nghĩa đen, khiến da bạn bị khô và kích ứng, vì công việc chính của AHA và BHA là tẩy tế bào chết, điều mà retinol đã làm rất hiệu quả. Tốt hơn là trộn AHA và BHA với các thành phần dưỡng ẩm và SPF.
Niacinamide và AHA/BHA
Khi sử dụng chung Niacinamide và AHA/BHA, chúng sẽ không đến tác dụng gì mà ngược lại còn có thể gây mẩn đỏ. Vì niacinamide có độ pH khoảng 5-7 nên nó thực sự có thể làm tăng độ pH của axit và làm mất đi các đặc tính của sản phẩm ấy. Do đó, chúng cần được sử dụng riêng biệt cả hai thành phần và chúng có thể cải thiện kết cấu da, trị mụn và các dấu hiệu lão hóa, vì vậy bạn vẫn sử dụng chúng một cách riêng biệt.
Retinol và Benzoyl Peroxide
Benzoyl peroxide và retinol sẽ khử hoạt tính của nhau, vì vậy chúng không bao giờ được sử dụng cùng nhau. Trong một thí nghiệm yêu cầu những người tham gia phải sử dụng benzoyl peroxide vào buổi sáng mặc dù bản chất của hoạt chất này rất nhạy cảm với ánh sáng và retinol vào buổi tối (chỉ một lần một ngày) trong 12 tuần. Khi kết thúc thí nghiệm, nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng 100% bệnh nhân đã cải thiện được kết cấu da, 97% cải thiện độ trong, 88% cải thiện màu da và 88% cải thiện được trình trạng ửng đỏ của da.
Axit Glycolic và Axit Salicylic
Hai thành phần này kết hợp với nhau không phải là một ý tưởng hay vì cả hai đều loại bỏ các tế bào da chết. Và nếu sử dụng chung sẽ gây ra nhiều kích ứng và làm hỏng hàng rào bảo vệ da của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng một trong hai và sau đó bạn chỉ cần thoa một sản phẩm dưỡng ẩm.
chỉ số chống nắng – SPF
Nên thoa kem chống nắng mỗi ngày (và thoa lại sau mỗi 2-4 giờ) nhưng không bao giờ được thoa chúng ngay lập tức với lớp trang điểm. Hãy thoa kem chống nắng trước và đợi chúng bám vào lớp da của mình rồi thoa các sản phẩm khác để chúng được hấp thụ đúng cách.
Thực hiện: Mỹ Tâm