Từ bỏ thời trang – Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Ngày đăng: 29/10/20

Hàng năm, ngành công nghiệp thời trang làm tiêu tốn hơn 79 tỷ mét khối nước – tương đương với lượng nước chảy qua đỉnh thác Niagara trong chừng đó thời gian – và thải ra 1,5 tỷ tấn CO2, không ít hơn là bao so với lượng khí thải từ công nghiệp giao thông vận tải ở Mỹ.

Với nhiều người trong chúng ta, thời trang là niềm vui thuần túy. Chúng ta thích mua sắm, chưng diện, chụp hình và đăng lên mạng xã hội. Vậy chúng ta sẽ được gì và mất gì nếu từ bỏ thời trang và chỉ nghĩ đến chức năng của nó? Điều gì sẽ xảy ra ở một thế giới không có thời trang?

Hành tinh của chúng ta sẽ trở nên tươi xanh hơn… một chút

Từ bỏ thời trang sẽ trút bỏ đi một gánh nặng to lớn khỏi Trái Đất. Chúng ta sẽ tiết kiệm nước (được sử dụng trong quá trình trồng hoa màu, nhuộm…), giảm phát thải khí CO2 (từ việc tiêu hao năng lượng), hạn chế được sự ô nhiễm (từ việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong trồng bông lấy sợi, hóa chất trong nhuộm vải…).

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Thế nhưng nhu cầu ăn mặc là không thể từ bỏ, vì nó đã được xem là nhu cầu thiết yếu bên cạnh việc ăn ngủ thường ngày. Con số được thống kê từ công nghiệp thời trang nhanh khiến ta sửng sốt. Hằng năm, ở châu Âu, người ta chất thêm 6.4 tấn quần áo vào tủ đồ còn người Mỹ thậm chí mua thêm đồ mới mỗi tuần. Dưới góc độ dân số, thời trang là một ngành công nghiệp khổng lồ!

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Nhưng không thể đổ lỗi hết cho ngành công nghiệp thời trang bởi nếu không còn thời trang thì các ngành công nghiệp như dầu khí, chăn nuôi, thực phẩm, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ… vẫn tiếp tục vận hành và tiếp tục gây ô nhiễm! Và hiển nhiên, là trong tương lai gần, khó có thể nghĩ đến việc loại bỏ một trong các ngành công nghiệp kể trên bởi tính thiết yếu của nó. 

Một nửa phần trách nhiệm còn lại là thói quen tiêu dùng bị tác động bởi quảng cáo & truyền thông. Việc cho đi quần áo cũ và mua lại quần áo đã qua sử dụng chỉ như “một hạt cát trong sa mạc bao la” bởi con người chúng ta bị ám ảnh bởi những thứ mới mẻ. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Điều quan ngại tiếp theo là khi chúng ta giặt quần áo quá thường xuyên dù cho chúng chưa bẩn có thể làm giảm tuổi thọ của quần áo, thải ra nhiều vi sợi trong quá trình giặt vào nguồn nước và có thể gây nguy hiểm cho sinh vật biển. 

Using a Laundromat or Shared Laundry Room? Here's How to Protect Yourself From Covid-19 - Fashionista

Nghe thật là lý tưởng nếu cả thế giới quyết tâm từ bỏ quần áo và chấp nhận khỏa thân ra đường thế nhưng thực tế là, tất cả chúng ta đều cần quần áo để che chắn cơ thể và giữ gìn mặt mũi. 

Từ bỏ thời trang là một tổn thất lớn về mặt kinh tế

Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, thời trang cũng có mặt tối của nó: bóc lột lao động, thiếu sự đa dạng, phá hoại môi trường. Thế nhưng ngành công nghiệp này lại có giá trị lên đến 3 nghìn tỉ đô la và là ngành công nghiệp kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho hơn 57 triệu người lao động ở các nước đang phát triển và hơn 80% trong số đó là người lao động nữ. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Và thời trang không dửng dưng với hành tinh như chúng ta đang lên án. Nhiều công ty, cá nhân đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thời trang để cùng tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho thời trang, môi trường lẫn sức khỏe của chúng ta. Da làm từ nấm, màu nhuộm từ vỏ lựu, áo ngực giúp chẩn đoán khối u sớm, tất thông minh với cảm biến nhiệt giúp theo dõi tình trạng tiểu đường… Tất cả đều là những động thái tích cực của thời trang dành cho môi trường và con người. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Chúng ta sẽ rơi vào khủng hoảng bản sắc cá nhân hoặc… nổi loạn

Ban đầu, quần áo được sinh ra chỉ để phục vụ chức năng giữ ấm và bảo vệ cơ thể nhưng qua thời gian, chúng ta cảm nhận được giá trị của thời trang đã vượt xa mục đích ban đầu. 

Thời trang đã trở thành một phương tiện để con người giao tiếp với xã hội, với nội tâm của bản thân. Thời trang là cách con người thể hiện quan điểm của mình với thế giới và mong muốn thế giới nhìn nhận về bản thân họ. Những gì một người mặc nói lên rất nhiều điều về người đó – vị trí xã hội, gu âm nhạc,… thậm chí tính cách. Quần áo mà một người mặc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng, thái độ và hành động của người đó. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Thế nhưng luôn hiện hữu một sợi dây liên kết căng thẳng giữa cái tôi cá nhân và sự hòa nhập với cộng đồng. Theo Tiến sĩ Maria Mackinney-Valentin của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Đan Mạch, tác giả cuốn Fashioning Identity (tạm dịch: Cái tôi thời trang), thì mặc dù con người luôn có mong muốn được kể câu chuyện riêng của mình thông qua thời trang họ mặc nhưng họ có xu hướng làm điều đó trong giới hạn được chấp nhận bởi xã hội. 

Chúng ta ao ước được nổi bật – một điều rất khó nếu thời trang không tồn tại. Thực tế là, nếu quan sát trong môi trường học đường, quân đội hay nhà tù, nơi không có định nghĩa về thời trang mà chỉ có đồng phục khiến tất cả mọi người đều giống nhau thì điểm mấu chốt sẽ nằm ở các chi tiết. Để tạo được dấu ấn riêng, tù nhân hoặc quân lính sẽ đổi cách buộc dây giày, dựng thẳng cổ áo… Học sinh thì phá luật đồng phục bằng việc cắt váy ngắn lên, xắn tay áo, ống quần…

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Vậy thì chúng ta có thực sự muốn hòa nhập? Có muốn ai cũng như ai? Một thế giới thiếu vắng thời trang sẽ khiến chúng ta mất đi bản sắc cá nhân, ảnh hưởng đến tự tôn và cái tôi của bản thân. 

Không có thời trang thì phân biệt giai cấp vẫn sẽ tồn tại

Thời trang là thứ phân biệt giai cấp. Vậy nếu không có thời trang thì xã hội sẽ trở nên công bằng hơn? 

Ở thời của nữ hoàng Elizabeth, luôn có quy định đặt ra về màu sắc và loại vải mà người ta được phép mặc, độ to của cổ áo phụ thuộc vào vị trí của người đó trong xã hội. Các kỵ sĩ, bá tước, nam tước và con cái của họ được mặc vải nhung và vải dát vàng, trong khi những người ở tầng lớp thấp hơn bị cấm “ăn mặc chưng diện”. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Ngày nay, cũng không khác gì thời của nữ hoàng Elizabeth, chúng ta khao khát những món đồ xa xỉ đắt tiền để khẳng định địa vị của bản thân. Một nghiên cứu năm 2017 ở Úc chỉ ra rằng việc nữ giới từ 19-34 tuổi mua sắm thời trang theo tên thương hiệu là bởi vì họ khao khát địa vị và sự độc đáo. 

Từ bỏ thời trang - Thế giới sẽ ra sao nếu không có thời trang?

Trong khi ở một nghiên cứu vào năm 2018 mang tên “Hiệu ứng Abercrombie & Fitch”, đàn ông khi đi mua sắm nếu được tiếp đón bởi một nhân viên bán hàng nam có thân hình khỏe mạnh, săn chắc sẽ bỏ tiền ra mua món đồ có giá đắt gấp đôi so với khi phụ nữ mua cùng một món đồ đó được tiếp đón bởi cùng một nhân viên. Hiệu ứng tâm lý này là vì người đàn ông muốn thể hiện sự áp đảo và bản tính thống trị của mình.

Vậy thì dù thế giới có xóa bỏ thời trang đi chăng nữa, người ta vẫn sẽ luôn tìm cách để thể hiện giai cấp và địa vị của mình bằng cách này hay cách khác. 

Lời kết

Thế giới nếu thiếu vắng thời trang vẫn sẽ tiếp tục tiến lên phía trước, con người chúng ta vẫn sẽ mỗi ngày thức dậy và bắt đầu cuộc sống của riêng họ. Trái Đất, hiển nhiên rồi, sẽ trở nên tươi đẹp hơn…một chút. Thế nhưng tôi nghĩ chắc thế giới đó cũng sẽ nhàm chán lắm. Vì nếu ai cũng ăn mặc giống nhau, hoặc một người ăn mặc giống nhau mỗi ngày thì chúng ta sẽ giống như những con búp bê sản xuất hàng loạt đi qua đi lại trong một thế giới đơn sắc buồn tẻ. 

 

Thực hiện: Mỹ Đỗ

Tham khảo: Why Fashion Matters

What if we just forgot about fashion?