Thời trang xa xỉ đang “thất thế” trước thời trang nhanh: Cuộc chiến giành lại nhóm khách hàng tham vọng

Ngày đăng: 10/09/24

Phải chăng thời trang nhanh đang từng bước chinh phục phân khúc khách hàng mà trước đây thời trang xa xỉ từng thống trị?

Khi mà các ông lớn thời trang xa xỉ như LVMH (chủ sở hữu các thương hiệu danh tiếng như Louis Vuitton, Dior, Fendi) đối diện với tốc độ tăng trưởng chậm lại, các đối trọng thời trang nhanh như Inditex (chủ sở hữu Zara, Massimo Dutti, Bershka) lại đang ghi nhận những kết quả kinh doanh vượt trội.

Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn: Phải chăng thời trang nhanh đang từng bước chinh phục phân khúc khách hàng mà trước đây thời trang xa xỉ từng thống trị?

Cuộc chiến giữa Inditex và LVMH

Theo báo cáo tài chính quý I năm 2024, doanh thu của Inditex đạt 7,6 tỷ euro, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận cũng tăng mạnh 54%, đạt 1,16 tỷ euro. Thành công của Inditex không chỉ đến từ khả năng bắt kịp xu hướng tiêu dùng nhanh chóng mà còn nhờ việc tích hợp công nghệ vào các kênh bán lẻ, từ đó tăng cường hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng.

Zara Owner Inditex Posts 10.6% Sales Growth for Q1 | The Impression

Trong khi đó, LVMH – tập đoàn thời trang xa xỉ lớn nhất thế giới – dù vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với doanh thu 20,7 tỷ euro nhưng chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 3%.

Đặc biệt, mảng thời trang và đồ da của LVMH giảm 2% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Một phần nguyên nhân có thể đến từ tình hình kinh tế và chính trị không ổn định tại châu Âu và Trung Quốc – những thị trường chính của LVMH. Không thể phủ nhận rằng những con số này cho thấy sự chững lại của thị trường thời trang xa xỉ, trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thời trang nhanh.

Phân khúc khách hàng “aspirational” – Mục tiêu mới của thời trang nhanh

Sự thành công của Inditex cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong cách các thương hiệu thời trang nhanh tiếp cận phân khúc khách hàng “aspirational” – nhóm người tiêu dùng có nhu cầu khẳng định phong cách, địa vị xã hội và sự thành đạt nhưng lại có hạn chế về tài chính.

Trước đây, họ là phân khúc mà thời trang xa xỉ chiếm ưu thế nhờ vào chất lượng, sự khác biệt và danh tiếng. Tuy nhiên, sự tăng giá liên tục của các sản phẩm thời trang xa xỉ đã khiến nhiều khách hàng “aspirational” cảm thấy bị đẩy ra khỏi cuộc chơi, dẫn đến việc họ chuyển sang các lựa chọn hợp lý hơn từ thời trang nhanh.

Để chinh phục nhóm người dùng này, thời trang nhanh đã đầu tư mạnh mẽ vào việc cải thiện hình ảnh và chất lượng. Các thương hiệu như Zara, Uniqlo hay H&M không ngần ngại hợp tác với những tên tuổi lớn trong làng thời trang cao cấp để nâng cao uy tín thương hiệu.

Ví dụ, Zara hợp tác với nhà thiết kế Stefano Pilati và nhiếp ảnh gia Steven Meisel, Uniqlo chiêu mộ Clare Waight Keller làm giám đốc sáng tạo, hay Heron Preston làm việc cùng H&M. Những sự hợp tác này không chỉ nâng tầm giá trị thương hiệu mà còn giúp các sản phẩm thời trang nhanh tiếp cận gần hơn với phân khúc khách hàng cao cấp.

Thời trang nhanh đang “leo thang” trong thế giới cao cấp

Đáng chú ý là những sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở các chiến dịch theo mùa mà đã trở thành những mối quan hệ dài hạn, mang tính chiến lược. Những nhà thiết kế như Clare Waight Keller hay Zac Posen còn tham gia sâu hơn vào việc định hướng sáng tạo cho các thương hiệu này.

Clare Waight Keller On her New Uniqlo : C Collaboration | Her World Singapore
Dòng sản phẩm Uniqlo : C dưới bàn tay của tân giám đốc sáng tạo Clare Waight Keller.

Thêm vào đó, các thương hiệu thời trang nhanh như Zara hay Uniqlo còn đẩy mạnh việc đầu tư vào các quỹ hỗ trợ nghệ thuật và tổ chức các triển lãm văn hóa, tương tự như cách mà các thương hiệu xa xỉ đã làm trong nhiều năm. Điều này cho thấy tham vọng của thời trang nhanh không chỉ dừng lại ở việc chinh phục thị trường mà còn muốn khẳng định vị thế của mình trong làng thời trang cao cấp.

Các thương hiệu thời trang nhanh như Zara hay Uniqlo còn đẩy mạnh việc đầu tư vào các quỹ hỗ trợ nghệ thuật và tổ chức các triển lãm văn hóa, tương tự như cách mà các thương hiệu xa xỉ đã làm trong nhiều năm. Điều này cho thấy tham vọng của thời trang nhanh không chỉ dừng lại ở việc chinh phục thị trường mà còn muốn khẳng định vị thế của mình trong làng thời trang cao cấp.

Tương lai của ngành thời trang đang dần thay đổi?

Rõ ràng rằng cuộc chiến giữa thời trang nhanh và thời trang xa xỉ đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các thương hiệu thời trang xa xỉ, với giá thành ngày càng tăng cao, đang mất dần sự hấp dẫn đối với nhóm khách hàng aspirational, trong khi thời trang nhanh ngày càng cải thiện về cả hình ảnh, chất lượng lẫn chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thời trang xa xỉ sẽ sụp đổ. Các ông lớn như LVMH vẫn có vị thế rất mạnh nhờ vào danh tiếng và nhóm khách hàng trung thành. Tuy nhiên, để duy trì sự tăng trưởng, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc cân bằng giữa duy trì giá trị thương hiệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Chuyển ngữ: Thanh Mai

Theo Nss Magazine