Trào lưu phục hưng những bộ suit cổ điển của những thương hiệu xa xỉ

Ngày đăng: 08/08/20

Zegna, Gucci, Louis Vuitton và Tom Ford đang dẫn đầu công cuộc hồi sinh những bộ suit nam trong những đường may cổ điển quen thuộc, nhưng chắc chắn chúng không hề giống với những gì ông của bạn từng mặc trước đây.

Ngay từ giữa năm 2019, sau nhiều năm chơi đùa với phong cách suit vạt ngắn và tỷ lệ đường cắt như Thom Browne, những chiếc áo vest dài cuối cùng cũng trở lại sân khấu sartorial. Năm 2020, đáng lẽ các đường băng đã sẵn sàng chào đón màn trở lại hoành tráng của những bộ suit cổ điển thì bất ngờ Covid-19 ập đến, gây choáng váng cho cuộc hồi sinh non trẻ. Sau thời gian dài làm việc tại nhà, liệu những quý ông có còn muốn mặc đẹp với suit?

Mặc đẹp giúp con người ta tự tin. Trước những gì cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế 2020 đã tước khỏi quyền kiểm soát của ta, một bộ suit đứng đắn sẽ là tuyên bố dõng dạc về cách người ta sẽ bước qua nó, dù cho thử thách thế nào. Và không chỉ bước qua một cách bình thường, mà là bước qua đầy phong cách.

Alessandro Sartori, Giám đốc nghệ thuật của Zegna vừa kỷ niệm 110 năm tuổi của thương hiệu với buổi ra mắt bộ sưu tập “phygital” (digital + physical) tại quê nhà Trivero, trung tâm ngành dệt truyền thống của Ý và cũng là nơi Ermenegasy Zegna đã nhập khẩu khung dệt Anh cho những hoạt động sản xuất đầu tiên. Kể từ đó, Zegna’s Trivero và Oasi Zegna đã trở thành những thương hiệu thời trang nam toàn cầu.

Trong ngày cuối cùng của Tuần lễ Thời trang Kỹ thuật số Milan, các người mẫu đã đi tổng cộng hơn 3km để đưa người xem qua khu rừng đặc biệt của Oasi Zegna, đến các xưởng sản xuất mờ ảo, vào các nhà kho khổng lồ và cuối cùng là leo lên mái của những nhà máy sản xuất, nơi phong cách sartori được tái khẳng định trong những bộ trang phục hoàn toàn mới. Bộ sưu tập tạo nên một nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh thế giới đã bão hòa với những bộ âu phục của Brook’s Brothers. Trịnh trọng hơn, quyền lực hơn và giữ lại rất ít chất ngông của những quý ông Ý từng được biết đến với tên gọi sprezzatura.

Zegna ra mắt TechMerino, một loại len đã được xử lý để có thể giặt bằng máy tại nhà, với chất liệu da chống thấm kết hợp với độ dày và tính linh hoạt của những miếng card giấy. Mọi item từ blazer may đo đến áo khoác kẻ ô đều được làm bằng các loại vải nhẹ, màu sáng và thêm vào một chút phong thái joie de vivre bừng sáng, rũ bỏ vẻ nhếch nhác sau hàng tháng trời trú ẩn trong nhà của các quý ông.

“Dress the message” – “Hãy mặc bộ trang phục nói lên con người bạn” là khẩu hiệu tâm lý mạnh mẽ, cho thấy cách quần áo và dáng vẻ bề ngoài có thể thay đổi quan điểm và nhận thức của người khác ra sao về bạn. 

Taron Edgerton đem âu phục 2 hàng khuy cổ điển quay trở lại trong “Kingsman” năm 2014.

Mặc đẹp giúp con người ta tự tin. Trước những gì cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế 2020 đã tước khỏi quyền kiểm soát của ta, một bộ suit đứng đắn sẽ là tuyên bố dõng dạc về cách người ta sẽ bước qua nó, dù cho thử thách thế nào. Và không chỉ bước qua một cách bình thường, mà là bước qua đầy phong cách.

Những bộ suit quyền lực nhất năm 2020 sẽ chứng kiến may đo truyền thống nhường chỗ cho các chất liệu hiện đại hơn. Tất nhiên, vẫn sẽ có những dịp nơi chất liệu len dày tỏa sáng, nhưng trước sự tấn công mạnh mẽ của Covid-19 và biến đổi khí hậu, những chất liệu có đặc tính thân thiện được kỹ thuật hóa sẽ trở nên hợp thời hơn, giống như chất vải TechMerino mà Zegna cung cấp. TechMerino sở hữu đặc tính chống nhăn, chống nước, kháng khuẩn và cả khả năng kéo giãn, một khái niệm tưởng chỉ có ở các loại vải rẻ tiền nhưng giờ đây đã được nâng cấp nhờ cuộc cách mạng của Uniqlo. Những bộ suit nam giờ đây sẽ phá cách trong cả những khuôn mẫu vốn chỉ được dùng cho phái nữ.

Kingsman – trào lưu văn hóa pop và sự trở lại của suit hai hàng khuy

Những bộ suit hiện đại thường có kích thước quá khổ và khuôn hình hộp, tương đồng với kiểu thời trang streetwear đang thịnh hành, trong khi thiết kế khuy hai hàng phảng phất nét cổ điển dự đoán trở thành xu hướng với sự xuất hiện của Kingsman. Alessandro Michele của Gucci bước vào cuộc chơi với bốn chiến dịch thể hiện lối thẩm mỹ chiết trung, và không ai là hiện thân cho phong cách này tốt hơn Harry Styles. Nếu sức nóng bắt đầu tăng khi Taron Egerton mặc bộ suit hai hàng khuy trong vai đặc vụ Kingsman vào năm 2014, thì Harry Styles đã thực sự làm sôi sục Met Gala năm 2019 với chiếc quần âu màu kem, áo lót retro sáng màu, áo vest trắng xẻ tà cùng bóp hoa hồng cầm tay.

Một vài anh chàng có thể kết hợp suit với tất cả mọi thứ, từ áo phông cao cấp đến giày thể thao, nhưng phải là một chuyên gia sartorial thực thụ mới có thể kết hợp cả bộ trang phục mang đậm hơi thở của Crockett, Stubbs và Miami như Harry, không quên áo lót kẻ sọc cổ điển với cổ khoét sâu để lộ phần ngực trần nam tính.

Donald Glover trong bộ suit đuôi tôm màu xanh lơ của Gucci.

Suit không chỉ là phù hợp với những dáng người mảnh khảnh như chàng ca sĩ One Direction, mà những anh chàng cơ bắp vạm vỡ như Floyd Mayweather hay “The Rock” Johnson cũng có thể trở thành quý ông sartorial lịch lãm với bộ suit của riêng mình. Nếu Floyd Mayweather là người tích cực lăng-xê những bộ cánh mới nhất từ Gucci thì “The Rock” có vẻ là fan trung thành của phong cách may đo bespoke.

Ilaria Urbinati, người phụ nữ đứng sau những trang phục sartorial của “The Rock” có niềm tin cố định vào cái bà gọi là “phong cách mạnh mẽ”. Với danh sách khách hàng trải dài từ Ryan Reynold đến Donald Glover, Urbinati tự hào là người khoác lên mình các quý ông sành điệu hàng đầu Hollywood những bộ cánh với sắc màu tươi sáng, đường cắt cổ điển và chất liệu độc đáo, giúp họ thoát khỏi quan niệm cũ kỹ đáng sợ từ những bộ suit xám than nhàm chán của thế hệ trước. 

“The Rock” yêu những bộ suit may đo
… và Floyd Mayweather lại chuộng những bộ suit nhung monogram của Gucci.

Từ khi trở thành Giám đốc Nghệ thuật mảng thời trang nam tại Louis Vuitton, Virgil Abloh đã khiến ngay cả một nhà mốt mang nặng truyền thống như Louis Vuitton cũng phải xuống phố với những món đồ xa xỉ đầy phong cách. Nhờ vào những nghiên cứu về hình thái phát triển tính cách qua trang phục, Virgil Abloh đã biến tấu các mật mã cổ điển của LV bằng nhiều kỹ thuật có một không hai: gấp rồi quấn áo sơ mi và cà vạt quanh người để tạo nên một chiếc áo sơ mi mới, họa tiết ren ‘Broderie Anglaise’ được phóng to và in lên vải may suit. Với những đột phá liên tục, Virgil Abloh mở đường cho những bộ âu phục nam ra khỏi những giới hạn cũ kỹ của chiếc hộp “trang phục công sở”, tái sinh chúng thành những bộ trang phục có thể mặc xuống phố vào cuối tuần.

Trong BTS Thu 2020 dành cho nam, Abloh đã thổi bay Paris với cơn lốc các bộ âu phục mang sắc màu gradient, kết hợp với ruffle và thậm chí họa tiết hình mây xanh được dập nổi với monogram. Đó thực sự là những bộ âu phục dành cho tiệc tùng chứ không còn “công sở” chút nào nữa. Louis Vuitton và đối thủ Gucci có cùng sở thích đảo lộn tất cả mọi trật tự như thế.

Nghịch ngợm trong bộ trang phục vốn được cho là trang trọng và đứng đắn nhất.
Kể cả trong một sự kiện trọng đại, vẫn có thể pha thêm chút điểm nhấn phá cách như thế này.

Còn với Tom Ford, mùa thu 2020 của họ đổ bộ với bộ sưu tập suit theo bảng màu pastel, mang hơi thở Miami và thập niên 80 được biến tấu. Những đường nét tinh tế và chặt chẽ kích thích thị hiếu về thẩm mỹ hiện đại.

Các bộ suit thực chất không hề quay trở lại, bởi chúng chưa từng rời đi. Các nhà mốt chỉ làm xáo trộn mọi thứ một chút, và đem đến đời sống mới cho những gì vốn đã quá quen thuộc mà thôi.

Bộ âu phục tông pastel xuất hiện trong BST Mùa Thu 2020 của Tom Ford.

Thực hiện: Stephanie Nguyen

Theo Luxuo.vn