Triển vọng của thị trường xa xỉ năm 2025

Ngày đăng: 26/12/24

Càng tiến gần đến năm 2025, thị trường xa xỉ càng phải đối mặt với nhiều thách thức có thể định hình lại quỹ đạo của ngành. Sự kết hợp của các yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị và các yếu tố do người tiêu dùng thúc đẩy có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu, sự đổi mới và tăng trưởng trong lĩnh vực cạnh tranh cao này.

Watch Now: How To Make A Dior Book Tote | Fashion | MOJEH Magazine

Sự bất ổn của thị trường

Ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu đang trải qua giai đoạn kinh tế khó lường, do tăng trưởng không đồng đều ở các khu vực chính và sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Các ảnh hưởng của chính trị, chẳng hạn như các chính sách thuế quan ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự bất ổn này. Ví dụ, các đề xuất tăng thuế đối với hàng hóa châu Âu có thể làm gián đoạn nguồn thu của các tập đoàn xa xỉ. Những trở ngại như vậy có thể khiến các thương hiệu phải xem xét lại các chiến lược về giá cả và chuỗi cung ứng để duy trì lợi nhuận ở các thị trường chính.

Sự bất ổn này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các thị trường mới nổi, các biến động tiền tệ và sự thay đổi trong môi trường pháp lý đã làm tăng thêm các thách thức. Các công ty xa xỉ đang ứng phó điều này bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối ưu hơn và đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Họ thiết lập các cơ sở sản xuất tại những địa điểm chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng và hạn chế sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào. HermèsChanel là một trong những nhà mốt đang dẫn đầu xu hướng này, với các khoản đầu tư đáng kể vào các xưởng thủ công tại nhiều khu vực.

Danh mục resell hàng xa xỉ ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc

How To Resell Designer Clothes: 9 Best Websites | ThredUp
ThredUp – nền tảng resell chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng, như quần áo, giày dép và phụ kiện từ các thương hiệu nổi tiếng.

Các yếu tố như tính bền vững và khả năng chi trả đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng. đang dần ưu tiên các nền tảng bán lại như một cách kết hợp việc tiêu dùng hàng xa xỉ với lối sống đề cao các giá trị bền vững và bảo vệ môi trường. Xu hướng này đang ‘đe doạ’ các quan niệm truyền thống về tính độc quyền, vì các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng đang trở nên phổ biến hơn. 

Các thương hiệu đang bắt đầu tích hợp phân khúc này vào hoạt động của mình, cung cấp các chương trình mua lại hoặc hợp tác với các thị trường bán lại để nắm bắt sở thích đang thay đổi của khách hàng.

How to Buy an Hermès Birkin Bag, According to Style Experts
túi Birkin của Hermès là một trong những dòng túi có thể bán lại với giá cao hơn so với giá ban đầu

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường resell đã thúc đẩy sự ra đời của các công nghệ xác thực tiên tiến và dịch vụ cao cấp. Các công nghệ xác thực được hỗ trợ bởi AI đang dần trở thành tiêu chuẩn mới trong ngành. Các tập đoàn xa xỉ lớn đang khám phá những mô hình sáng tạo, như sở hữu theo phần và dịch vụ đăng ký đối với các mặt hàng cao cấp, nhận thức rằng các mô hình sở hữu truyền thống có thể không còn phù hợp với người tiêu dùng xa xỉ của thế hệ kế tiếp.

Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị

Các yếu tố chính trị đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình bối cảnh xa xỉ ở thời điểm hiện tại. Các chính sách thương mại, chẳng hạn như thuế quan được đề xuất đối với các mặt hàng hóa châu Âu, có thể buộc các thương hiệu phải đưa ra lựa chọn khó khăn giữa việc chịu phần chi phí chênh lệch hoặc tăng giá. Ngoài ra, những thay đổi về quy định và căng thẳng chính trị tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc đang tạo ra một môi trường, mà trong đó sự linh hoạt chiến lược sẽ trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các công ty toàn cầu để bảo vệ và duy trì thị phần.

Inside Louis Vuitton's Red 'Beijing Fun' Pop-ups
Pop-up ‘Beijing Fun’ của Louis Vuitton tại Bắc Kinh là một hoạt động nhằm tăng trải nghiệm địa phương của thương hiệu

Ngành công nghiệp này đang đối mặt với sự giám sát ngày càng chặt chẽ trong chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, đặc biệt là liên quan đến điều kiện lao động và tác động môi trường từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hoặc người tiêu dùng. Điều này đã thúc đẩy các thương hiệu xa xỉ đầu tư mạnh vào các sáng kiến ​​minh bạch và phương pháp sản xuất bền vững. 

Một số công ty đang hợp tác với các cơ quan chính phủ để xây dựng các tiêu chuẩn toàn ngành về sản xuất xa xỉ có đạo đức, nhận ra rằng sự thống nhất về mặt chính trị đối với các mục tiêu phát triển bền vững đang trở nên quan trọng như định vị thương hiệu truyền thống.

Hành vi thay đổi của người tiêu dùng

These platforms want to be the Farfetch of digital fashion | Vogue Business
Biomimicry by Auroboros x Drest được phát hành trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang tại London với mong muốn tạo ra tương tác kĩ thuật số

Người tiêu dùng xa xỉ hiện đại đang định hình lại ngành công nghiệp. Tính bền vững, cá nhân hóa và tương tác kỹ thuật số ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy các quyết định mua hàng. Người tiêu dùng đang tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và đang hướng đến các thương hiệu có thể đại diện cho các giá trị cá nhân của họ. 

Để bắt kịp điều này, các công ty đang đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như AI và thử nghiệm các nền tảng kỹ thuật số khác nhau, bao gồm cả siêu vũ trụ, để tạo ra những trải nghiệm nhập vai được thiết kế riêng. Sự gia tăng của thương mại xã hội và tiếp thị ảnh hưởng đã thay đổi cơ bản cách các thương hiệu xa xỉ kết nối với đối tượng mục tiêu của họ. 

Các trải nghiệm độc đáo như thử đồ ảo, trải nghiệm mua sắm thực tế tăng cường và dịch vụ tạo kiểu cá nhân do AI cung cấp đang trở thành dịch vụ tiêu chuẩn. Các công ty xa xỉ cũng đang khám phá công nghệ Web3 để tạo ra các cộng đồng digital độc quyền. Dường như họ nhận ra rằng tương lai của hàng xa xỉ nằm ở giao điểm giữa nghề thủ công vật lý và đổi mới kỹ thuật số.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhu cầu trong toàn ngành đang chậm lại

The luxury brands taking personalisation to a new level
Hermès Sur-Mesure, dịch vụ custom đặc biệt của Hermes. Khách hàng có thể yêu cầu tạo ra những sản phẩm tuỳ theo bất kỳ ý tưởng nào của họ, từ đồ nội thất, găng tay đấm bốc, khinh khí cầu, tàu cao tốc, giày trượt patin cho đến xe kéo

Nhu cầu toàn cầu đối với các mặt hàng xa xỉ dường như đang có xu hướng giảm vì các thách thức kinh tế và sự thay đổi trong ưu tiên của người tiêu dùng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng tăng trưởng của toàn ngành có thể bị hạn chế trong khoảng thời gian ngắn. Vì nhiều công ty cần điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình để duy trì hoạt động. Sự đa dạng hóa, đổi mới kỹ thuật số và đầu tư chiến lược vào các thị trường mới nổi có thể sẽ rất cần thiết để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh những cơn gió ngược này.

Sự chậm lại này đang thúc đẩy một sự thay đổi chiến lược hướng đến việc tạo ra giá trị thông qua trải nghiệm và dịch vụ thay vì chỉ sản phẩm. Các thương hiệu xa xỉ đang mở rộng các dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình, tạo ra các không gian chỉ dành cho thành viên thân thiết và phát triển các hệ sinh thái phong cách sống toàn diện. Sự thay đổi này phản ánh nhận thức ngày càng rõ ràng rằng sự tăng trưởng trong tương lai có thể phụ thuộc nhiều vào việc củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại hơn là mở rộng cơ sở khách hàng, từ đó dẫn đến việc áp dụng các chiến lược giữ chân khách hàng một cách tinh vi hơn và các dịch vụ cá nhân hóa.

Thực hiện: Mỹ Tâm