Từ “brat” đến “dreamcore”: Nhìn lại 2024 qua những “key words” thời thượng

Ngày đăng: 31/12/24

Năm nay, những thuật ngữ trên internet đã khuynh đảo văn hóa đại chúng, từ mùa hè nổi loạn “Brat summer” đầy sắc màu của Charli XCX cho đến vẻ đẹp huyền ảo “dreamcore” đầy mê hoặc từ Trung Quốc.

Hỏi bất kỳ Gen Z nào về mùa hè của họ, bạn sẽ gần như chắc chắn nhận được câu trả lời chỉ gói gọn trong một từ: “Brat.”

Điều này phản ánh sức hút mạnh mẽ của ngôn ngữ internet, được thúc đẩy bởi sức lan tỏa của các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Xiaohongshu. Trong năm nay, các từ khóa online đã trở thành những biểu tượng không thể thiếu trong vốn từ của Gen ZGen Alpha, với những cụm từ như “Brat summer” của Charli XCX và cụm từ Chinglish “you swan, he frog” xuất hiện tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Xu hướng này mạnh mẽ đến mức, “Brat” đã được từ điển Collins vinh danh là “Từ của năm”.

Tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ internet không chỉ dừng lại ở các cuộc trò chuyện. Trong năm qua, các từ lóng online còn tác động mạnh mẽ đến chiến lược marketing thời trang của những thương hiệu lớn như Ssense, Loewe và Marc Jacobs, khi họ tận dụng những khẩu hiệu này để tạo cơn sốt và kết nối với các nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Vậy đâu là những từ buzzword viral “gây bão” trên thế giới và chúng đã để lại ảnh hưởng như thế nào?

Brat summer

Giờ đây được công nhận là “Từ của năm”, cụm từ một âm tiết “Brat” của Charli XCX đã định hình mùa hè 2024 – đến mức internet phải tạo ra khái niệm “Brat summer” để nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của nó đối với thời trang, hành vi và cả vũ trụ pop nói chung. Trên TikTok, có hơn 15,8 triệu bài đăng liên quan đến “Brat summer”, trong khi Instagram cũng ghi nhận hơn 2,6 triệu bài đăng với hashtag “bratsummer”. Cụm từ này, cùng với thẩm mỹ màu xanh chanh đặc trưng, còn vươn ra cả Trung Quốc – một thành công lớn đối với các xu hướng do phương Tây dẫn dắt. Trên Xiaohongshu, hashtag “brat” hiện đã đạt được 25 triệu lượt xem.

Very demure, very mindful

Vào tháng 8, một cụm từ mới đã soán ngôi “Brat summer”. “Very demure, very mindful” do Jools Lebron sáng tạo đã nhanh chóng trở thành một cơn sóng trên internet sau khi cách tiếp cận châm biếm về sự duyên dáng, nền nã khi đi làm của cô được đông đảo người xem đón nhận. Cụm từ này nhanh chóng lan tỏa khi nhiều người bắt đầu thêm những biến tấu riêng của mình, không những thế, một phiên bản remix theo phong cách club của câu nói đã trở thành bản nhạc trending trên TikTok.

Người dùng TikTok đã tạo ra hơn 110 triệu bài đăng sử dụng cụm từ “I’m very demure” khiến nó trở thành một câu nói phổ biến trong cộng đồng Gen Z, cả trực tuyến lẫn ngoài đời. Ảnh hưởng của Lebron chắc chắn không hề nhỏ vì vào tháng 9 vừa qua, cô đã xuất hiện ở hàng ghế đầu tại show SS25 của Bottega Veneta, và đó là cách mà thời trang dần hòa nhập với các xu hướng meme trên internet.

You swan, he frog

Cùng lúc “very demure, very mindful” tạo nên cơn sốt ở phương Tây, một cụm từ mới đã thu hút sự chú ý của người dùng mạng tại Trung Quốc. Câu nói viral “you swan, he frog” bùng nổ sau khi blogger người Ukraine @YourKris chia sẻ một bức ảnh với bạn trai trên ứng dụng. Trong khi Gen Z Trung Quốc tràn vào phần bình luận của bài đăng với những cụm từ Chinglish hài hước như “men all are feet of big pig” và “one boyfriend, always sad. Ten boyfriends, no time to sad”, người dùng ở cả phương Đông lẫn phương Tây đều chú ý đến một bình luận nổi bật: “You pretty, he ugly; u swan, he frog.” Câu nói này miêu tả một mối quan hệ không cân xứng giữa người “swan” (đẹp) và người “frog” (kém hấp dẫn), nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, được áp dụng để nói về mọi thứ, từ cuộc tranh cử  giữa Kamala Harris và Donald Trump cho đến mối quan hệ giữa Penelope và Colin trong Bridgerton.

Dreamcore

Nỗi nhớ về quá khứ đang thúc đẩy một trong những xu hướng lớn nhất trên internet của Trung Quốc năm nay: “Dreamcore”. Đây là một phong cách thẩm mỹ lo-fi, lấy cảm hứng từ “hopecore”, rất được ưa chuộng bởi những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2005 và đã chiếm lĩnh các nền tảng như Xiaohongshu. Những bức ảnh CCD mờ ảo và hình ảnh JPG nén được sử dụng để tạo ra một không gian siêu thực, đầy cảm xúc. Phong cách này gợi lên những ký ức về cảnh quan đô thị của Trung Quốc đầu những năm 2000 — từ các nhà hàng khách sạn, cửa sổ lưới, ghế nhựa trong các rạp chiếu phim ngoài trời, đến những ngôi nhà của ông bà — “dreamcore” đã trở thành một lối thoát đầy cảm động cho những người dùng mạng đang vật lộn với cuộc sống trưởng thành và guồng quay của xã hội. Đến nay, hashtag “Chinese-style dreamcore” (中式梦核) đã đạt hơn 150 triệu lượt xem trên Xiaohongshu. Tuy cụm từ này xuất phát từ những ký ức thời thơ ấu, người dùng hiện nay còn tìm đến các ứng dụng AI, như ReCraft, để tái tạo lại sự không gian mơ hồ và cảm giác quen thuộc đầy ám ảnh mà trào lưu này mang lại.

Tradwife

Thuật ngữ “tradwife” (người vợ truyền thống) đã xuất hiện trên internet vài năm qua, nhưng sự nổi lên mạnh mẽ của influencer Nara Smith đã đưa cụm từ này trở thành tâm điểm văn hóa vào năm 2024. Được thúc đẩy bởi các xu hướng như cottagecore, cuộc tranh luận về sữa tươi, phong cách dễ thương, dễ tiếp cận trên TikTok, tôn vinh lối sống tự cung tự cấp và “khao khát nữ tính muốn chăm sóc chồng” đang bùng nổ. Các influencer như Hannah Neeleman (còn gọi là Ballerina Farm) và Nara Smith đã trở thành những người tiên phong của phong trào này. Trên TikTok, hiện có hơn 113 triệu bài đăng gắn với cụm từ “tradwife”.

Mặc dù xu hướng này mang những hàm ý tiêu cực về bình đẳng giới và có gốc rễ từ tư tưởng bảo thủ, nhưng Nara Smith đã đưa “tradwife” vào thế giới xa xỉ. Hiện tại cô đã ký hợp đồng với Marc Jacobs và được bắt gặp nấu ăn trong những bộ trang phục của Ferragamo, Chanel và Schiaparelli. Phong cách “tradwife” cũng xuất hiện thường xuyên tại tuần lễ thời trang năm nay.

Underconsumption-core

Phản đối lại những cơn sốt tiêu dùng vốn là đặc trưng của internet, “underconsumption-core” đã thu hút sự chú ý trong năm nay khi cơn mệt mỏi tiêu tiền bắt đầu xuất hiện trong thế hệ Gen Z. Khuyến khích mọi người tối đa hóa giá trị sử dụng của những món đồ hiện có, hiện có đến 38,4 triệu bài đăng dành riêng cho “underconsumption-core,” với những hình ảnh mọi người thực hiện các quy trình chăm sóc da tối giản, sở hữu đồ nội thất secondhand và diện cùng một đôi giày thể thao mỗi ngày.

Trên Xiaohongshu, các hashtag như #minimalismlife và #lowdesirelife vốn có nhiều nét tương đồng với “underconsumption-core” đang thu hút hàng chục triệu lượt xem khi người tiêu dùng chuyển sang một cách tiếp cận chi tiêu đơn giản và có ý thức hơn. Những video này thường chia sẻ những mẹo tiết kiệm tiền bằng cách tái sử dụng các sản phẩm hiện có và chỉ mua những gì thực sự cần thiết.

Thực hiện: Elio

Theo Jing Daily, Vogue, Harper’s Bazaar Vietnam