Valentino Haute-Couture Xuân Hè 2019: Show diễn của thập kỷ
Ngày đăng: 16/02/19
Những lời tán thưởng là chưa đủ, show diễn Valentino Haute couture Xuân-Hè 2019 còn khiến người tham dự rơi nước mắt vì ý nghĩa ngợi ca vẻ đẹp người da màu trên sàn diễn couture.
Đó quả thực là một khoảnh khắc hiếm hoi của làng thời trang thế giới, khi Valentino vượt qua mọi tin đồn bên lề thường thấy, để mang đến giá trị văn hóa xã hội với niềm tin trọn vẹn. Khoảnh khắc ý nghĩa đó đã diễn ra vào đêm 23/01, tại Tuần lễ thời trang Paris, trong show diễn Haute-couture của nhà mốt Ý Valentino.
Hiếm thấy một show diễn thời trang nào như Haute couture Xuân-Hè 2019 của Valentino. Nó không chỉ khiến khán giả mãn nhãn mà còn rơi lệ vì quá xúc động.
“Couture là nét đẹp độc đáo của cuộc sống, nó chỉ dành cho phụ nữ da trắng và từng không có ý nghĩa gì đối với người da đen”. – Pierpaolo Piccioli, giám đốc sáng tạo của thương hiệu chia sẻ: “Nhưng tại show diễn này, chúng tôi chân thành mong muốn kỷ niệm vẻ đẹp người da đen”.
Trong tiếng nhạc huyền bí từ bản soundtrack The First Time I Ever Saw của Roberta Flack và chất giọng run rung cảm của Maria Callas, khán phòng trở nên lắng đọng hơn bao giờ hết. Không dễ để thấy một show diễn thời trang vượt qua việc phô diễn trang phục để chuyển sang tô đậm nét đẹp của người phụ nữ da đen với những bộ quần áo tuyệt mỹ nhất được tạo ra bởi bàn tay nghệ sĩ. Nhiều người trong khán phòng rơi nước mắt. Đặc biệt, nữ ca sĩ Celine Dion không thể kiềm nén sự xúc động của mình.
Cuối chương trình, những người mẫu xuất hiện bao gồm Adut Akech, Natalia Vodianova, Naomi Campbell, Liya Kebede, Kaia Gerber và Mariacarla Boscono đã đứng cạnh bên nhau – một hình ảnh thật trang trọng và thiêng thiêng biết bao.
Vẻ đẹp của người phụ nữ da màu, của Pierpaolo Piccioli được gợi cảm hứng từ những hình mẫu ngoài đời thật, như Eartha Kitt trên Vogue Italia (số Franca Sozzani’s Black), bức vẽ của Manet, Gauguin và Kerry James Marshall, hay cả những bức ảnh tâm hồn từ tạp chí Mỹ gốc Phi những năm 1960…
Xuyên suốt BST, Valentino sử dụng đầy đủ màu sắc như vải satanh màu hồng bon-bon, cashmere màu mù tạc và chất vải cotton màu dừa cạn, chartreuse và màu xám ngọc trai, hoa cà với quýt, ngọc lục bảo và sô cô la kết hợp với hoa hồng và ngà voi.
Piccioli cũng đề cập đến việc xem xét lại các màu nude có ý nghĩa với người da đen, và kết quả là một loạt các màu nâu xa hoa với lớp lon ren tùy chỉnh xuất hiện. BST phô diễn kỹ thuật thủ công di sản của nhà mốt Ý, với lông vũ, sequin, ren, hoa, những sắc hoa mùa xuân khoe sắc, hay những chiếc áo choàng taffeta với tà vải dài nhẹ nhàng lả lướt vào cuối buổi trình diễn.
Trong thời đại mà các thương hiệu bị nhấn chìm vào những cuộc chiến truyền thông xã hội, phân biệt chủng tộc và màu da, trải nghiệm của NTK người Ý Piccioli có vẻ phù hợp với khách mời tham dự, nơi mà ông mong muốn mang đến một show diễn với tinh thần “bạn được chào đón ở đây”.
Nhìn về lịch sử, thật ra, Yves Saint Laurent mới chính là người tiên phong trong việc chọn người mẫu da đen trong các show diễn couture của ông. Ông từng đề nghị tạp chí Vogue phải để Naomi Campell lên trang bìa, Yves Saint Laurent mới mua quảng cáo trên tạp chí này. Đây là bước tiên phong, khi mà thời điểm đó, rất nhiều ekip hình ảnh của tạp chí phục vụ khán giả da đen như Jet & Ebony không thể mượn được quần áo của các nhà mốt cao cấp.. Trong những ngày đầu ấy, một số người mẫu da đen thường bị tách biệt với người mẫu da trắng trong phòng thay đồ.
Eunice trở thành một trong những khách hàng couture da den đầu tiên vào thời điểm đó, khi mà không có bất cứ biên tập viên thời trang người Mỹ gốc Phi nào ở hàng ghế đầu của tất cả các tiệm Louis XIV.
Show diễn Couture năm nay của Valentino gợi nhớ đến khung cảnh Ebony Fashion Fair (Hội chợ thời trang Ebony) những năm 1958. Chủ sở hữu của Ebony, bà Eunice Walker Johnson vốn xuất thân trong một gia đình gồm những ông trùm người Mỹ gốc Phi ở Chicago. Trong gần 50 năm cho đến khi qua đời vào năm 2010, bà Johnson đã thực hiện chuyến du hành đến Paris để mua một số hàng Haute couture tốt nhất từ thương hiệu Dior, Yves Saitn Laurent, Givenchy, Claude Montana, Christian Lacroix, Jean Paul Gaultier và Oscar de la Renta. Eunice trở thành một trong những khách hàng couture da den đầu tiên vào thời điểm đó, khi mà không có bất cứ biên tập viên thời trang người Mỹ gốc Phi nào ở hàng ghế đầu của tất cả các tiệm Louis XIV.
Trớ trêu thay, Valentino đã từng từ chối Johnson tham gia show diễn của mình. Nhưng, điều đó không hề ngăn cản bà giới thiệu thời trang Haute couture đến cộng đồng da đen trên khắp nước Mỹ. Bà đã đi từ bang này qua bang khác trong năm với một nhóm người mẫu da den, bao gồm Pat Cleveland, trong những năm 1960. Johnson nhận thức được sự tác động của việc thể hiện những bộ quần áo như vậy đối với người da đen và thay đổi họ về việc ý thức giá trị của bản thân mình.
Paris sẽ còn mất khá nhiều thời gian để bắt kịp ý tưởng này, nhưng bằng cách nào đó, tương lai có vẻ sáng sủa hơn những gì ta mong đợi!