Vì sao Alessandro Michele rời khỏi Gucci?

Ngày đăng: 25/11/22

Từ năm 2015 đến năm 2019, tầm nhìn về sáng tạo và sự theo đuổi chủ nghĩa maximalism của Alessandro Michele đã thật sự tạo được sự bùng nổ trong ngành thời trang xa xỉ đương đại. Nhưng đến gần đây, thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Kering có vẻ như đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình duy trì sự phát triển như trong quá khứ. Kết thúc của một kỷ nguyên đối với thương hiệu thời trang lớn nhất của Ý.

Alessandro Michele, giám đốc sáng tạo của Gucci từ năm 2015, đã xác nhận rằng ông sẽ rời khỏi nhà mốt Ý. Trong khi đó xưởng thiết kế của thương hiệu này sẽ vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi Giám đốc sáng tạo mới được công bố. Đôi khi thứ chia cắt mối quan hệ của chúng ta chính là những khác biệt về quan điểm. Hôm nay, một hành trình phi thường kéo dài suốt 2 thập kỷ tại công ty của tôi đã kết thúc – nơi mà tôi không ngừng nghỉ cống hiến tình yêu và đam mê sáng tạo” – chia sẻ của Alessandro.

Giám đốc Kering, François-Henri Pinault, cho biết: “Con đường mà Gucci và Alessandro đã đồng hành cùng nhau trong những năm qua sẽ mãi là những dấu ấn nổi bật trong lịch sử của thương hiệu. “Niềm đam mê, trí tưởng tượng, sự khéo léo và am hiểu về văn hóa của anh ấy đã giúp Gucci ghi được nhiều dấu ấn.” 

Kể từ khi đứng đầu bộ phận sáng tạo của Gucci vào năm 2015, Michele đã vực dậy thương hiệu, lan tỏa mạnh mẽ “signature” trong mỗi thiết kế đến với người dùng thông qua cách bán sản phẩm cùng việc truyền cảm hứng từ những trang phục đơn giản khi dạo phố đến sự phá cách, cá tính trong chủ nghĩa maximalism. Cuộc cải tổ toàn diện của thương hiệu được diễn với ra với định hướng của Michele và Giám đốc điều hành Marco Bizzarri, đã giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, mở ra kỷ nguyên mới với thế hệ người tiêu dùng trẻ trong ngành công nghiệp xa xỉ. 

Từ năm 2015 đến 2019, trong thời kì này doanh thu của Gucci đã tăng gấp 3 lần và lợi nhuận cũng tăng đến tận 4 lần, đó là điều chưa từng thấy và bất kì thương hiệu nào trong ngành hàng xa xỉ lúc bấy giờ đều ao ước  – tốc độ tăng trưởng hàng quý có thời điểm kịch trần lên đến 50%.

“Cơn sốt” Gucci dần hạ nhiệt khi đại dịch Covid 19 bắt đầu bùng nổ, hệ quả là doanh thu đang tăng trưởng dần đều bỗng chốc giảm 22% trong năm 2020 – tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các đối thủ cùng ngành hàng phân khúc với hãng như Dior, Louis Vuitton và Hermès – những thương hiệu với doanh số bán hàng bùng nổ trong đại dịch khi người tiêu dùng bắt đầu đổ xô chi tiêu vào những món hàng hiệu không bị lỗi thời.

Vấn đề của việc doanh thu sụt giảm bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu đến từ các nhà phân phối thương mại của hãng, các kênh bán hàng và các cửa hàng dành cho khách du lịch. Trong một cuộc họp vào tháng 2 với các nhà báo, chủ tịch François-Henri Pinault của Kering cho biết, ông muốn các thương hiệu của công ty nỗ lực tập trung để tiếp cận với những mặt hàng xa xỉ vượt thời gian hơn. 

Trong những mùa gần đây, các thiết kế của Michele cho Gucci đã bắt đầu chú trọng vào những chi tiết tinh tế hơn, kỹ thuật xử lý cao hơn: Không còn cho ra đời nhiều sản phẩm streetwear nữa, thay vào đó là sự lên ngôi của những sản phẩm may đo, những chiếc túi xách và phụ kiện mang hơi hướng cổ điển.

Về những BST của hãng, họ cũng thông báo rằng sẽ có ít nhất 6 BST trong năm nhằm mang đến sự mới mẻ hơn. Tuy vậy, họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng để đến với thương hiệu. 

 

Doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng trong quý thứ ba, chỉ tăng 9% trong khi đó những đối thủ lớn nhất của thương hiệu này như LVMH tăng 22% và cả Hermès cũng tăng trưởng đến 24% doanh thu. Nhiều nhà đầu tư quan ngại rằng, việc thay đổi gần đây của Gucci sẽ không thể thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu so với những công ty khác trong cùng lĩnh vực. 

Về BST Xuân/Hè 2023, Nhà phân tích Luca Solca của Bernstein đã nhận xét rằng: “Gucci đang bị mệt mỏi với thương hiệu”. “Để tăng tốc trở lại, Gucci không cần phải tạo ra những xu hướng hay trở nên trường tồn với thời gian. Nó cần mở ra một chương sáng tạo mới.” Michele cũng đã ngụ ý rằng anh ấy có thể sử dụng thời gian để nghỉ ngơi khi thương hiệu tìm cách thúc đẩy sự sáng tạo. “Làm việc ngày càng trở nên căng thẳng hơn đối với tôi”, “sự mệt mỏi này là một cái gì đó khác biệt. Công việc mùa này mệt mỏi hơn bình thường” theo chia sẻ của anh trong buổi trình diễn của hãng tại Milan vào tháng 9 vừa qua. 

Trong khi đó, cổ phiếu đã tăng 2% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Tư sau khi một báo cáo của Women’s Wear Daily, trong đó đề cập đến việc có nguồn tin chia sẻ theo cách ẩn danh rằng việc Michele rời khỏi thương hiệu có thể sẽ sắp xảy ra.

Thực hiện: Giang Nguyễn

Theo BOF