Thực hư chuyện body-shaming trong metaverse?
Ngày đăng: 25/04/22
Vũ trụ metaverse đã mở ra một thế giới mới cho thời trang, nhưng nó cũng đem tới những tiêu chuẩn về vẻ đẹp cơ thể gần như bất khả thi.
Mục đích của các influencer là luôn thuyết phục mọi người mong muốn những gì họ có, và sẽ mua nó nếu có thể. Nhưng ít ra trong những năm đầu của ngành công nghiệp influencer, chúng ta có thể được thuyết phục bởi những con người ngoài đời thật khác. Không còn như vậy nữa. Trong một cuộc khảo sát do The Influencer Marketing Factory thực hiện vào tháng 3 năm nay, 58% người được hỏi cho biết họ theo dõi ít nhất một influencer ảo, với 35% đã mua sản phẩm do người đó quảng cáo.
Bản thân điều này không phải là mới. Đã sáu năm kể từ khi thế giới được gặp Miquela Sousa (Lil Miquela), người mẫu ảo được tạo ra bởi máy tính và công nghệ đồ hoạ, hiện có 3 triệu người theo dõi. Nhưng với việc startup NFT Dapper Labs gần đây đã mua lại Brud – công ty tạo ra Miquela – và sau đó là Miquela – có vẻ như các người mẫu ảo có thể sẽ là một phần của chương tiếp theo của internet: metaverse.
Cho dù bạn đã bước chân vào NFT hay không chấp nhận được nó, thì chắc chắn bạn đã nghe nói về metaverse. Đó là một phần của Web3, một thế giới ảo mới hứa hẹn sẽ được phân cấp và cung cấp lại sức mạnh cho người dùng (vì nó dựa trên công nghệ blockchain và về mặt lý thuyết thì nó thoát khỏi các chuỗi công nghệ lớn). Trong khi metaverse vẫn còn ở thuở sơ khai, chúng ta đã thấy ngành công nghiệp thời trang háo hức áp dụng nó: Balenciaga đang tạo skin cho Fortnite, Nike mua thương hiệu NFT giày thể thao RTFKT và Tuần lễ thời trang Metaverse đầu tiên đã diễn ra vào tháng trước.
Để tham gia vào metaverse, tất cả những gì bạn cần là một hình đại diện bóng bẩy, hoàn mỹ và chắc chắn không một lỗ chân lông nào xuất hiện. Nhưng tác động của việc tạo, sử dụng và ghen tỵ các hình ảnh do máy tính tạo ra là gì? Jessica DeFino, một phóng viên sắc đẹp và là tác giả của tạp chí The Unpublishable cho biết: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc liên tục nhìn thấy các người mẫu đã qua chỉnh sửa photoshop một cách hoàn hảo, gần như vô thực sẽ có tác dụng tàn phá mạnh đến sức khoẻ tâm lý.” “Tôi chỉ có thể dự đoán rằng sự phổ biến của các người mẫu ảo sẽ càng dẫn đến nhiều tiêu chuẩn vẻ đẹp phi thực tế hơn, và cộng dồn tất cả những tổn thương về thể chất và tâm lý đi kèm với chúng.”
Chúng ta đã thấy điều này diễn ra trong hai thập kỷ qua, với định nghĩa về vẻ đẹp thay đổi thường xuyên và không có cảnh báo trước. Trong khi đầu những năm 2000 chỉ nói về những ngôi sao nhạc pop mỏng manh và những vẻ đẹp thần tiên, thì không lâu trước khi nền văn hóa đại chúng ám ảnh về nhà Kardashian-Jenners – và sự ám ảnh về các đặc điểm từ các chủng tộc khác nhau – đã mở ra một kỷ nguyên mới của vẻ đẹp không ai có được và đầy vấn đề. Mạng xã hội khiến điều này leo thang, với việc mọi người phát triển chứng mặc cảm về ngoại hình do các hiệu ứng AR gây ra. Điều này trùng hợp với sự gia tăng đáng chú ý của việc sản xuất mỹ phẩm và phẫu thuật thẩm mỹ ở những người trẻ tuổi, khi họ đang cố gắng đạt được một ý tưởng viển vông về sự hoàn hảo. Vào năm 2017, 42% bác sĩ phẫu thuật được khảo sát cho biết họ có những bệnh nhân muốn trông đẹp hơn khi chụp ảnh selfie và trên mạng xã hội. Vào năm 2021, một bản cập nhật cho cuộc khảo sát tương tự đã “nêu chi tiết sự gia tăng đáng kể” về số người muốn làm phẫu thuật, với 77% bác sĩ phẫu thuật được khảo sát báo cáo rằng động lực này giống như một yêu cầu cho các phẫu thuật.
Tuy nhiên, gần đây đã có những sự tiến bộ vượt bậc trong thời trang và làm đẹp. Các trang bìa tạp chí đã xuất hiện những người mẫu đa dạng về hình thể và vóc dáng hơn. Những người mẫu khuyết tật như Mama Cax quá cố đã thống trị chương trình Savage X Fenty, trong khi Aaron Rose Philip toả sáng trên sàn catwalk cho Moschino và Collina Strada. Các công ty trang điểm đang thể hiện đa dạng kết cấu da hơn chứ không chỉ còn là những làn da “mịn như da em bé”, như Urban Decay cam kết thể hiện “da thật” trong quảng cáo. Những người có ảnh hưởng trên TikTok cũng đang tham gia, với những người sáng tạo như Glamzilla tiết lộ diện mạo thực sự của họ mà không có đèn chiếu sáng và sự mờ ám của các bộ lọc filter.
Nhưng bất chấp những ví dụ đáng chú ý đó, Gianluca Russo, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của The Power of Plus, một cộng đồng về đa dạng kích cỡ cơ thể, cho rằng “nhiều người tin rằng đã có nhiều tiến bộ hơn là những gì xảy ra”. Anh ấy nói thêm rằng vì “người mẫu thương mại hóa của ngành công nghiệp làm đẹp, mọi người được khuyến khích tôn vinh sự hòa nhập và yêu bản thân, nhưng nó thực sự vẫn chưa được ưu tiên cao nhất để có thể cảm nhận được điều đó trong tâm trí. Tôi không nghĩ rằng sự tiến bộ đó đã thâm nhập vào mức độ yêu bản thân và tự phản ánh bản thân mà chúng ta cần để có thể nói rằng những ý tưởng về cái đẹp của chúng ta đang dần thay đổi trên quy mô lớn”. Nếu không gỡ rối những cảm giác phức tạp này ở ngoài đời, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc lặp lại điều này trong metaverse.
Đối với Anna E. Cook, nhà thiết kế trợ năng cấp cao 30 tuổi sống ở Colorado, người mẫu ảo là mối quan tâm ít nhất của cô. “Tôi biết tất cả chúng ta đều mệt mỏi khi nghe về metaverse, nhưng tại một thời gian nào đó, chúng ta cần thảo luận về các vấn đề hình ảnh cơ thể chắc chắn sẽ xuất hiện với những hình đại diện 3D dễ thương của chúng ta,” cô ấy tweet vào cuối năm ngoái. Thông qua Twitter DMs, Anna nói rằng mặc dù đã từng rất vui khi thể hiện bản thân với hình đại diện trong quá khứ, nhưng điều khiến cô ấy lo lắng là cách Meta (trước đây là Facebook) đang quảng cáo việc sử dụng hình đại diện trong hoàn cảnh công việc. Kể từ khi chuyển sang làm việc từ xa, Anna tiếp tục lo lắng về cách mọi người nhìn nhận cô ấy trong các cuộc họp. “Tôi hơi thấp và mập mạp nhưng ở Zoom thì điều đó không rõ ràng.” Vì vậy, một hình đại diện bóng bẩy loại bỏ tất cả các đặc điểm riêng của cô ấy là một cơn ác mộng. “Tôi đã gặp các vấn đề tâm lý về cơ thể trong một thời gian khá dài. Để được nhìn nhận một cách chuyên nghiệp trong một hình ảnh hoàn toàn khác với cơ thể của tôi có mức độ bất hợp lý mà tôi không chắc sẽ tốt cho bản thân theo thời gian.”
Vào năm 2007, sau việc sử dụng các trò chơi trực tuyến và phòng chat ngày càng nhiều, các nhà nghiên cứu Nick Yee và Jeremy Bailenson của Đại học Stanford đã xác định xem hành vi của một người có thay đổi hay không dựa trên hình đại diện của họ, không phụ thuộc vào con người họ trong đời thực. Họ đặt ra thuật ngữ, Hiệu ứng Proteus để mô tả hiện tượng này, nó đã được chứng minh là đúng hết lần này đến lần khác. Các nghiên cứu cho thấy tác động có thể tích cực, với một số người ngày càng tự tin vào cuộc sống thực của họ. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Trong một nghiên cứu năm 2013, những người sử dụng hình đại diện “sexy” có xu hướng chỉnh sửa ngoại hình của họ và được báo cáo sự xuất hiện nhiều hơn của những suy nghĩ liên quan đến cơ thể so với những người sử dụng hình đại diện không gợi dục.
Trong các metaverses sẵn có như Meta’s Horizon Worlds, Decentraland, Sandbox và IMVU thời trang; mọi người có thể tùy chỉnh hình đại diện 3D để đại diện cho chính họ khi họ khám phá, chơi và tương tác với những người khác. Và việc họ chọn thiết kế avatar của mình như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Charli Cohen, Giám đốc điều hành của công ty thời trang kỹ thuật số RSTLSS, giải thích rằng có nhiều cách để thể hiện danh tính của bạn trong metaverse hơn là trên mạng xã hội truyền thống. “Hiện tại, việc thể hiện bản thân như một nhân vật có phong cách (thường không phải là con người) phổ biến hơn, vì vậy các tiêu chuẩn về sắc đẹp hiện đang đóng vai trò ít hơn nhiều trong việc phát triển danh tính trực tuyến của bạn.” Nhưng khi tôi hỏi cô ấy dự đoán những vấn đề gì trong không gian này, cô ấy cho biết phần lớn người tiêu dùng Web3 nằm trong “một nhóm nhân khẩu học rất hẹp” – mà cô ấy mô tả là “ giới tính thẳng, da trắng và là nam” – điều mà cô ấy lo lắng có thể tác động tiêu cực tương lai.
Vào năm 2021, Viện Thời trang Kỹ thuật số (IoDF) đã công bố nghiên cứu của mình: My Self, My Avatar, My Identity, dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu với 6.000 người. Báo cáo cho thấy rằng mọi người thực sự muốn có nhiều thông tin đại diện cho bản thân đa dạng hơn trong các không gian trực tuyến mới này, vì những gì hiện có không thực sự đủ. Như Charli Cohen nói, bạn có thể bước vào metaverse và tạo ra một hình đại diện giống như người ngoài hành tinh đang phun lửa mà không có vấn đề gì, tuy nhiên những người đang mang thai, khuyết tật, mập hoặc phi nhị nguyên giới có ít lựa chọn hơn để thể hiện bản thân theo cách này. Có một sự mất kết nối xảy ra giữa các công ty tạo ra các nền tảng này và những người sử dụng chúng. Điểm hấp dẫn của metaverse là bạn có thể sống với những giấc mơ ngông cuồng nhất của mình – một người ngoài hành tinh, một giới tính khác hoặc đơn giản là một màu tóc khác – nhưng một số người chỉ muốn là chính mình.
“Liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi, các cá nhân BIPOC tham gia nghiên cứu đã đồng ý rằng họ muốn đại diện cho bản thân theo cách chính xác nhất có thể, và tin rằng không phân biệt màu da là một khái niệm rất ‘da trắng’,” Lydia Birgani-Nia Trưởng phòng Marketing và Truyền thông tại IoDF giải thích.
Vào năm 2021, Jessica DeFino đã xuất bản một newsletter có tiêu đề “Meta Face Is Coming”, nơi cô ấy dự đoán tương lai của các tiêu chuẩn làm đẹp chịu ảnh hưởng của AI sẽ như thế nào nếu CEO của Meta, Mark Zuckerberg, là người tiên phong trong giai đoạn tiếp theo của Internet. “Nếu Instagram Face được mô phỏng theo khuôn mặt thật đã được ‘tăng cường’ với các tính năng được lọc filter hoặc sử dụng Facetuned, thì Meta Face sẽ được mô phỏng theo khuôn mặt giả hoàn toàn,” cô ấy nói. ‘Meta Face’ có các đặc điểm trên khuôn mặt không thực tế; đẹp nhưng trống rỗng và không hề giống con người. Mắt to nhưng vô hồn, được cân xứng hoàn hảo, không có tuổi và hoàn toàn mịn màng. “Điểm khởi đầu là sự vô hồn.”
Cô ấy chỉ ra “các tính năng nâng cao” và vẻ ngoài trẻ trung của Zuckerberg, Jeff Bezos và Elon Musk. “Đây là những người tạo khuôn khổ cho bộ lọc filter và hình đại diện Meta. Đây là những người thực thi lý tưởng làm đẹp của xã hội,” cô nói. Trong khi 73,2% trong ngành công nghệ là nam giới, thì 83,3% giám đốc điều hành công nghệ là người da trắng. Vì vậy, có khả năng là bất cứ điều gì mà các lập trình viên đã tự lên nội dung – từ tiêu chuẩn sắc đẹp, chứng sợ béo phì, phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính và phân biệt tuổi tác – sẽ tồn tại trong tương lai của Internet.
Và những lập trình viên này cũng có thể là những người đứng sau những người mẫu ảo hoàn hảo như Miquela. Đầu năm nay, thương hiệu thời trang nhanh, Pretty Little Thing (PLT) đã tiết lộ người mẫu ảo đầu tiên của mình, Luna – với sắc tộc không rõ ràng, gây ra phản ứng dữ dội từ khách hàng. Nhiều người đã hỏi tại sao hãng không thể đơn giản thuê thêm người mẫu POC. Năm 2018, tranh cãi nổ ra sau đó khi tiết lộ rằng Shudu Gram, một người mẫu thời trang da ngăm, là tác phẩm CGI của Cameron-James Wilson, một nhiếp ảnh gia người Anh da trắng. Trong khi đó, những người tạo ra Miquela vẫn ẩn danh cho đến khi gần đây tiết lộ mình là Trevor McFedries và Sara Decou. Tuy nhiên, bên ngoài những ví dụ đáng chú ý này, hiếm khi có nhiều sự minh bạch khi nói đến ai là người tạo ra những influencer kỹ thuật số này.
Người da đen, người bản địa và người da màu đã từng bị hạ thấp trong nhiều thập kỷ và sau khoảng thời gian dài mới được công nhận trong ngành công nghiệp thời trang, vốn đang hướng tới mục tiêu về sự đa dạng. Nhưng những influencer CGI cho phép những người sáng tạo và công ty đứng sau ảo tưởng về sự đa dạng mà không thực sự đầu tư vào nó.
Để xem khi thế giới kỹ thuật số tiếp theo nhắc lại các tiêu chuẩn làm đẹp vốn làm mất lòng tin và bóp méo các đặc điểm của các chủng tộc và dân tộc khác nhau, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn làm đẹp của Châu Âu, cho thấy rằng khả năng này không phải là vô tận. Jessica DeFino giải thích: “Tính thẩm mỹ này biến cơ thể thành một địa điểm của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản khai thác.” “Hình đại diện kỹ thuật số về cơ bản cũng sẽ làm như vậy; họ sẽ biến cơ thể ảo thành một địa điểm của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản khai thác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta thao túng cơ thể vật chất của mình, ad infinitum.“
Thực hiên: Lexi Han
Theo i-D