Vụ kiện tụng đạo nhái thiết kế giữa H&M và Shein: Phải chăng ‘chó chê mèo lắm lông’?
Ngày đăng: 30/07/23
H&M đã khởi kiện công ty thương mại điện tử Trung Quốc Shein vì vi phạm bản quyền.
Ban đầu, công ty đã đệ trình đơn tại Hồng Kông vào năm 2021 để chống lại công ty mẹ của Shein là Zoetop Business Group với cáo buộc rằng Shein đã sao chép các thiết kế của H&M nhiều lần.
Đơn kiện của công ty bán lẻ đa quốc gia đến từ Thụy Điển cho biết “có sự giống nhau rõ rệt giữa các sản phẩm, cho thấy chúng chắc chắn đã bị sao chép”.
“Đúng là chúng tôi đang có một vụ kiện vi phạm bản quyền với Shein được đệ trình ở Hồng Kông” – H&M chia sẻ với WWD trong một tuyên bố. “Chúng tôi tin rằng Shein đã sao chép các thiết kế của chúng tôi nên đã đệ đơn kiện này. Vì đây vẫn là một vụ việc đang diễn ra, chúng tôi quyết định không bình luận gì thêm”. Bên cạnh đó thì phía Shein cũng thông báo với Jing Daily rằng họ không bình luận về vụ kiện tụng đang chờ xử lý.
The Jing Take, các cáo buộc vi phạm bản quyền chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đối với Shein. Trong những năm gần đây, thương hiệu thời trang cực nhanh của Trung Quốc đã phải đối mặt với cáo buộc tạo ra “thảm họa môi trường”. Điều kiện lao động tồi tệ và thương hiệu phi đạo đức này đã mời những người có ảnh hưởng tham quan nhà máy, ngoài ra còn bị coi là “mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất” bởi các nhà phê bình ở Mỹ.
Vụ kiện mới nhất do H&M đưa ra là hành động trực tiếp chống lại gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Nhưng theo một số nhà phê bình thời trang, đây được xem như là một trường hợp “cái nồi gọi cái ấm đen” (một người chỉ trích người khác về những lỗi mà họ cũng từng mắc phải, tương tự câu ‘chó chê mèo lắm lông’).
“Khoan đã — từ khi nào mà H&M lại quan tâm đến việc người khác xâm phạm IP của mình vậy? Là một nhà bán lẻ thời trang nhanh, sản phẩm của họ chẳng phải cũng ‘lấy cảm hứng từ các nhà thiết kế khác’ hay còn được xem là hàng nhái sao?” – trích lời nhà phê bình thời trang hoạt động trên Instagram và sinh sống tại Hoa Kỳ – Diet Prada, đã đăng câu hỏi của mình vào 26/07 vừa qua.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, cư dân mạng bình luận rằng vụ việc rất phức tạp, vì H&M cũng bị cáo buộc sao chép sản phẩm của người khác.
“Thật khó để nói” – người dùng trên Xiaohongshu cho biết – “Một thương hiệu thời trang nhanh đang cáo buộc một thương hiệu thời trang nhanh khác ăn cắp ý tưởng. Những nhãn hiệu xa xỉ khác bị sao chép có lẽ không còn gì để nói”.
Vào năm 2022, nhà thiết kế người Mỹ gốc Á Chet Lo đã tuyên bố rằng một công ty thời trang nhanh nhất định đã sao chép các thiết kế đặc trưng của anh ấy. “Là một thương hiệu nhỏ và là nhà thiết kế độc lập của POC, tôi đã làm việc cực kỳ chăm chỉ để tạo ra thứ gì đó dựa trên di sản của mình” – Lo nói vào thời điểm đó – “Tôi luôn dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi”.
Trước đây, H&M được khen ngợi vì đã hợp tác và tôn vinh công việc của các nhà thiết kế Trung Quốc đầy triển vọng. Vào năm 2021, công ty đã hợp tác với bộ đôi Pronounce và phát hành bộ sưu tập thời trang dạo phố cao cấp có tên là Blank Staples. Hay vào năm 2019, gã khổng lồ trong ngành thời trang nhanh của Thụy Điển đã giới thiệu nhà thiết kế người Trung Quốc Angel Chen cho bộ sưu tập giới hạn được phát hành ở Châu Á và Canada.
Bên cạnh đó, các nhà phê bình nói rằng hãng H&M có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với nhãn hiệu thời trang cực nhanh khác của Trung Quốc. Điển hình là Shein, công ty đã tung ra tới 6.000 mặt hàng mới mỗi ngày – điều mà nhà bán lẻ Thụy Điển và các thương hiệu đường phố cao cấp khác khó có thể theo kịp.
Vì thế, tài khoản Instagram Diet Prada đã đặt ra câu hỏi rằng: “Liệu mối quan tâm của H&M là về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hay họ chỉ đang lo sợ rằng mình sẽ bị tụt lại phía sau?”
Thực hiện: Mỹ Tâm
Theo Jing Daily