Xu hướng “Decluttercore” – Nguồn cảm hứng trực tiếp từ ngăn kéo đồ cũ
Ngày đăng: 28/08/24
Được gọi là “decluttercore”, xu hướng mới ám chỉ cách các nhà thiết kế, ngôi sao nổi tiếng cũng như những tín đồ thời trang thời nay đang biến những đồ vật cũ, bấy lâu nay bị “lãng quên” trong nhà kho thành những sản phẩm xa xỉ, “tuyệt tác” trên sàn diễn cao cấp.
“Sớm muộn gì, mọi thứ cũ kỹ cũng sẽ trở nên mới mẻ trở lại”. Không nơi nào mà tín điều này lại đúng hơn trong thế giới thời trang. Các xu hướng, trào lưu mang tính chu kỳ: vốn thịnh hành trong kỷ nguyên trước, trở nên “lỗi thời” trong một thời gian, rồi lại được “hồi sinh” ở thời đại mới. Đến rồi đi, biến mất rồi quay lại, vòng tuần hoàn của xu hướng, phong cách thời trang như một chiếc đồng hồ. Bỏ qua Y2K, Indie Sleaze, Balletcore, hay Blokette, đang có một phong cách “rục rịch” đo hàng loạt sàn diễn thời trang, các thảm đỏ danh giá, được các nền tảng xã hội lan truyền với cái tên “decluttercore”. Câu nói trên của Stephen King đã được xu hướng “decluttercore” lên một tầm cao hoàn toàn mới.
@cruelcruella the garbage truck dress <3 id: @actuallyidontreallyknow #CruellaDevil #cruella2021 #Cruella #EmilyStone #EmmaStone #cruellaedit #fypシ #edit #viral ♬ original sound – 𝓜𝓮𝓰𝓪𝓷
Bờ biển phía Đông gọi xu hướng này là “yard sale core”, trong khi phần còn lại của đất nước sẽ thề thốt rằng đó chính là “garage sale core.” Nhưng để gợi sự thân thuộc cho người đọc cũng như nghe trông thời thượng hơn, “decluttercore” là cái tên ưng ý nhất. Thoạt đầu, xu hướng này khiến làng mốt nhớ đến một trào lưu thời trang tương tự – cluttercore. Khác hẳn với sự gọn gàng, tinh tươm, nét hoàn mỹ làm nên một địa đàng thời trang hào nhoáng, cluttercore là một biến thể “lộn xộn” của xu hướng minimalism. Kết hợp nhiều kiểu dáng, hàng loạt màu sắc tương phản, nhiều chi tiết “không ăn nhập”, layering nhiều trang sức kỳ quặc,…tất cả làm nên sức hút đặc biệt của cluttercore. Chùm chìa khóa rối cũng có thể trở thành một món trang sức ấn tượng. Điều này cũng chính là điểm chung giữa xu hướng này và “decluttercore”
@badbaarbie Now it’s my favorite belt!✨🏎️ #diy #diyproject #cute #hotweels #hotwheelscollections #carbelt #fashiondiy ♬ Never Lose Me – Flo Milli
Tuy nhiên, đằng sau decluttercore còn nhiều ý nghĩa khác; cụ thể là khả năng biến các món đồ vật thành những thiết kế thời trang thực thụ, biến rác thải trong ngành thành những thiết kế hoàn chỉnh hào nhoáng, biến vải thừa thành các sản phẩm xa xỉ. Dễ hiểu hơn, chúng ta hãy nghĩ đến những chiếc đầm đính các chiếc thìa, muỗng ăn tối, áo corset làm từ đôi giày cũ, hay chiếc áo lót, quần đùi Frankenstein được quấn lại với nhau để tạo thành một chiếc đầm dạ hội. Đây không phải là lần đầu tiên xu hướng đặc biệt này xuất hiện trong thời trang.
Trong quá khứ, những thiết kế được làm từ món đồ vật thân thuộc trong cuộc sống, hay chất liệu tồn kho như trên đã từng bị chỉ trích không thương tiếc và nhanh chóng biến mất khỏi vòng quay xu hướng, ngay sau xuất hiện trên một vài số trong truyền hình thực tế “Project Runway”. Nhưng trong hơn một thập kỷ qua, bước vào kỷ nguyên cởi mở và hiện đại hơn của thời trang, chúng ta chấp nhận một sự thật rằng không phải lúc nào thời trang cũng phải nghiêm túc và hào nhoáng như vậy. Chúng ta đã chiêm ngưỡng đủ khía cạnh hoàn hảo và xa hoa của thời trang; giờ đây, làng mốt cũng như người tiêu dùng mong muốn có thể thấy được sự thực tế, thậm chí là những “bí mật đen tối” vốn bị vùi lấp bấy lâu nay. Thế giới xa xỉ này có thể kỳ quặc, đôi khi cũng có thể xấu xí, xù xì, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc những bản chất cốt lõi trong thời trang bị mất đi. Điều này hình thành nên tinh thần cốt lõi của xu hướng decluttercore đang thịnh hành.
Thế giới xa xỉ này có thể kỳ quặc, đôi khi cũng có thể xấu xí, xù xì, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc những bản chất cốt lõi trong thời trang bị mất đi. Điều này hình thành nên tinh thần cốt lõi của xu hướng decluttercore đang thịnh hành.
@saracampz OKAY pop off @kate spade new york @heinz 🥫💅🏻✨🧀💋🍔 #fyp #grwm #ootd #maximalism #maximalist #fashiontiktok #vintagefashion #thriftedfashion #styleinspo #heinz #heinzketchup #katespade #burgerbra #condiments #upcycledfashion #1980sfashion #cheesepants #fashionbrandcompany #loafers #runwayfashion ♬ original sound – Sara Camposarcone
Decluttercore có lẽ chưa quá phổ biến trên phố, cũng như trong tủ quần áo thường ngày của các tín đồ thời trang. Thay vào đó, tên tuổi của xu hướng thời trang này để lại dấu ấn đầy sâu sắc trên các thảm đỏ. Bởi lẽ, với cái tôi và cá tính mạnh mẽ bên trong, các ngôi sao nổi tiếng luôn thích tỏa sáng theo cách đặc biệt nhất, các trang phục xuất hiện trên những thảm đỏ cũng phải được đầu tư chuẩn chỉnh. Đó cũng là lý do để decluttercore lấy lòng các ngôi sao, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của thời trang – một kỷ nguyên tôn vinh cái tôi, sự sáng tạo và tinh thần bứt phá mọi giới hạn.
Miley Cyrus đã tham dự lễ trao giải Grammy vào tháng 2 với một sáng tạo ngoạn mục của Maison Margiela – một chiếc váy quyến rũ được làm hoàn toàn bằng ghim cài bằng kim loại màu vàng. Trong khi đó, Ayo Edebiri đã ăn mừng buổi ra mắt mùa thứ ba của “The Bear” trong chiếc váy Loewe được thiết kế từ vải may rèm lấy cảm hứng từ chính những tấm rèm thực tế mà bạn có thể tìm thấy tại một cuộc bán đấu giá bất động sản.
Với sự tôn vinh tính sáng tạo, đã có một số nhà thiết kế độc lập đã khai thác tính thẩm mỹ độc đáo của decluttercore một cách đầy ấn tượng hơn. Ví dụ, hãy chiêm ngưỡng chiếc đầm ôm được đính dao nĩa của nhà thiết kế Dilara Fındıkoğlu. Ngay khi được trình làng trên sàn diễn, thiết kế táo bạo đã khiến làng mốt “đứng ngồi không yên”, tên tuổi của nhà thiết kế cũng bắt đầu được nhiều người biết đến.
Chưa dừng lại ở đó, ngôi sao Hari Nef diện nó trong buổi ra mắt phim “Barbie” tại Los Angeles vào mùa hè năm ngoái – chiếc đầm như “một liều thuốc giải” hoàn hảo cho chiến dịch quảng cáo màu hồng rực rỡ của bộ phim; kể từ đó, chiếc đầm sáng tạo vô biên này khiến người thay đổi ý niệm của mình về trang phục truyền thống tham dự sự kiện. Sự xuất hiện của nữ ngôi sao Cate Blanchett trên thảm đỏ cũng gây xôn xao, và ồn ào không kém (theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) bởi chiếc áo yếm làm từ 102 chiếc thìa tái chế của thương hiệu Hodakova.
Trước đây, những bộ trang phục không chính thống như vậy thường bị xem là quá kỳ quặc hoặc quá xa rời ranh giới của vẻ đẹp quyến rũ truyền thống thống trị trên thảm đỏ. Việc mặc một chiếc áo như vậy, hoặc một chiếc váy được làm hoàn toàn từ những chiếc huy chương cưỡi ngựa bằng ruy băng chắc chắn sẽ khiến bạn lọt vào mọi danh sách những người ăn mặc tệ nhất. Nhưng ở kỷ nguyên thời trang hiện đại, định nghĩa thế nào là “ăn mặc đẹp nhất” đã được mở rộng.
Một vẻ ngoài thảm đỏ đẹp không chỉ là một chiếc đầm dạ hội lộng lẫy nữa, mà có thể là bất cứ thứ gì, bất kể kiểu dáng và màu sắc gì miễn là nó thể hiện được cá tính bên trong người mặc. Bên cạnh đó, thông qua những bộ trang phục có tầm ảnh hưởng sâu sắc với thời đại như vậy, phần lớn các nhà thiết kế còn tập trung hơn vào việc khai thác các thông điệp nhân văn phía sau, nhấn mạnh tính bền vững và sự đổi mới – hai khái niệm mà các ngôi sao Hollywood được thể hiện một cách khôn ngoan và khéo léo thông qua ngôn ngữ thời trang.
Decluttercore là đỉnh cao của ranh giới giữa xa xỉ – thấp kém, rác rưởi – “kho báu”, dễ tiếp cận – hiếm có; và hy vọng rằng, nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi tín đồ thời trang trong cách tưởng tượng thế giới lộn xộn của riêng mình dưới một góc nhìn mới về thời trang.
Cách các thế hệ người tiêu dùng, khách hàng trong ngành công nghiệp thời trang ngày nay đề cao tính bền vững, thay đổi thói quen mua sắm (ưu tiên mua đồ cũ, tăng độ mặc lại cho quần áo) cũng giống như những gì đã diễn ra trong thời kỳ của phong trào tự sửa chữa và cải tạo ở những năm 1930 và 1940, vào thời điểm xã hội đối mặt với vấn đề tài nguyên cạn kiệt. Tại sao phải vứt bỏ, tiếp tay làm cho những bãi rác (khó phân hủy) ngày càng lớn, khi chúng ta có thể lấy cảm hứng từ những món đồ bị bỏ đi đó để tạo ra những giá trị mới?
Ngay cả trong bối cảnh thời trang lớn hơn, decluttercore đã được phát triển “âm ỉ” trong nhiều năm nay. Nhà thiết kế người Mỹ, Emily Adams Bode Aulja đã xây dựng được cả một cộng đồng theo dõi và người nổi tiếng trung thành, nhờ vào những thiết kế sáng tạo tái chế từ chăn và rèm. Cách tiếp cận độc đáo này đã đưa cô đến tận Tuần lễ thời trang Paris, nơi cô lần đầu trình làng bộ sưu tập thu năm 2023. Tương tự như vậy, nhà thiết kế Eli Russell Linetz đã giới thiệu chiếc áo choàng làm từ chiếc chăn may vá từ nhiều mảnh màu sắc trên đại sảnh thời trang danh giá của Met Gala 2021 (thiết kế của anh được nam rapper A$AP Rocky diện). Sau đó, nam nhà thiết kế đã giành được Giải thưởng LVMH năm 2022.
Trong khi đó, thẩm mỹ táo bạo của decluttercore được biểu tượng thời trang, Julia Fox lăng xê với nhiều phiên bản khác nhau. Từ chiếc váy nhiều tầng làm từ quần đùi giá rẻ, một chiếc áo được làm từ cho đến bộ trang phục làm từ bao cao su, Julia Fox dùng sức ảnh hưởng của mình để ủng hộ những nhà sáng tạo độc lập, những nhà thiết kế tái chế trong nhiều năm qua. Đa phần những nhà thiết kế đó đã rời xa sàn diễn truyền thống, định vị bản thân trên các nền tảng xã hội, đặc biệt là Instagram.
Nicole McLaughlin là một nhà thiết kế như vậy, người được biết đến với những biến đổi dí dỏm: áo nỉ từ đồ lót và quần short từ mũ. Cierra Boyd cũng là một minh chứng. Boyd đã thu hút sự chú ý của thế giới khi nữ vận động viên đạt huy chương vàng Olympic, Sha’Carri Richardson mặc chiếc áo của nhà thiết kế, được làm từ giày thể thao Nike Dunk, đến trận đấu bóng rổ nam cuối cùng ở Paris.
Decluttercore cũng lan tỏa sức hút của mình sang lãnh địa thời trang cao cấp. Chiếc đầm dạ hội được làm bằng ghim cài của John Galliano đã đề cập ở trên là một minh chứng. Tại “vũ trụ sáng tạo vô song” Balenciaga, decluttercore luôn được đề cao trong lăng kính thiết kế của họ.
Decluttercore cũng lan tỏa sức hút của mình sang lãnh địa thời trang cao cấp. Chiếc đầm dạ hội được làm bằng ghim cài của John Galliano đã đề cập ở trên là một minh chứng. Tại “vũ trụ sáng tạo vô song” Balenciaga, decluttercore luôn được đề cao trong lăng kính thiết kế của họ. Demna đã chứng minh rằng bên trong những đồ vật xung quanh cuộc sống hàng ngày ta luôn ẩn chứa vẻ đẹp phù du bên trong, thông qua những chiếc váy áo ngực, quần short bóng rổ và túi tập thể dục lộn ngược xuống sàn diễn thời trang haute couture vào mùa trước, hay chiếc túi rác, túi vỏ bánh snack đang ăn dang dở.
Nhà thiết kế Jonathan Anderson, được cho là “vua thủ công” của ngành, cũng thường xuyên kết hợp các chất liệu tiện dụng và độc đáo vào các bộ sưu tập của mình tại cả JW Anderson và Loewe. Anh ấy đã tô điểm cho những chiếc váy bằng những chữ cái bàn phím khổng lồ, những chiếc kim đan thổi phồng để làm thắt lưng và tạo ra những chiếc váy bồng bềnh từ những dải ruy băng có thể dễ dàng được kéo ra từ một hộp đồ trang trí tiệc đã bỏ đi. Ngay cả những chiếc ví cầm tay hình con chim sống động như thật, hay những đôi giày hình chú ếch xanh, túi cầm tay cà chua giống như một bức tượng nhỏ mà người ta có thể đã bị khiển trách vì chạm vào ở nhà ông bà của họ. Các nhà thiết kế thực sự đã tạo ra “kho báu” từ rác thải và các món đồ bỏ đi của người khác.
Xu hướng decluttercoređã mở ra một khía cạnh vui tươi, hóm hỉnh hơn của thời trang. Và nét thẩm mỹ từ xu hướng này dành cho tất cả mọi người. Nó dành cho những người tiết kiệm, cho Scarlett O’Hara khi nhìn vào một tấm rèm và thấy một chiếc váy đẹp. Nó dành cho những kẻ mua hết mọi chiếc vòng cổ, mặt dây chuyền tại một cửa hàng đồ cũ. Nó dành cho những người chú ý đến tính bền vững và những người chỉ muốn nổi bật.
Decluttercore là đỉnh cao của ranh giới giữa xa xỉ – thấp kém, rác rưởi – “kho báu”, dễ tiếp cận – hiếm có; và hy vọng rằng, nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi tín đồ thời trang trong cách tưởng tượng thế giới lộn xộn của riêng mình dưới một góc nhìn mới về thời trang.
Thực hiện Dory
Theo W Magazine