10 dấu ấn công nghệ định hình ngành thời trang sáng tạo

Ngày đăng: 19/06/23

Là ngành công nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới, thời trang đã đạt doanh số vượt hơn 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Cuộc chơi của ngành thời trang đã duy trì sự hiện diện của nó bằng cách không ngừng phát triển và kết hợp công nghệ mới với sự sáng tạo của các nhà thiết kế.

Từ những thay đổi trong sản xuất vải đến trí tuệ nhân tạo, thời trang đổi mới là nền tảng của thị trường thành công này. Phù hợp với những mối quan tâm mới hơn của thị trường, chẳng hạn như tính bền vững và tốc độ sản xuất, thời trang sáng tạo được chứng minh là chìa khóa cho các công ty muốn ghi dấu ấn và có liên quan trong ngành.

Khi chúng ta nói về thời trang sáng tạo, mọi người thường chỉ nghĩ về công nghệ mới mà chúng ta thấy trên sàn diễn và thời trang xa xỉ. Vào năm 2022, buổi phát sóng trực tiếp đã bị cắt sóng sau khi chiếc váy của Bella Hadid được phun sơn của Coperni ở giữa buổi biểu diễn. Như vậy, thời trang sáng tạo không chỉ là về công nghệ.

Sự đổi mới thực sự đang được triển khai trong tất cả các bước của chuỗi cung ứng và đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, sản xuất và tiêu dùng quần áo. Dưới đây là tổng hợp danh sách 10 ví dụ về công nghệ đang thay đổi cách thức sản xuất thời trang.

1. Mô hình 3D và sự sáng tạo của nhà thiết kế

Nếu không có thiết kế đẹp, thời trang chẳng là gì cả. Khách hàng luôn tìm kiếm những món đồ độc đáo và sáng tạo, tạo điểm nhấn cho sàn diễn thời trang và những thiết kế phá cách.

Đối với các nhà thiết kế, sáng tạo luôn là một thách thức, đặc biệt là hình dung ý tưởng của họ trong cuộc sống thực, sau bản phác thảo ban đầu. Với sự phát triển của công nghệ và thời trang sáng tạo, ngành công nghiệp đã được giới thiệu về thực tế ảo và mô hình 3D.

Những công cụ đó đã thay đổi cách người sáng tạo nghĩ về quần áo của họ, cho phép họ thêm những thứ như vải, kết cấu và khối lượng vào bản vẽ ban đầu của mình, mở rộng đáng kể các rào cản của sự sáng tạo.

2. Công nghệ số giúp giảm thiểu lãng phí sản xuất

Trong các giai đoạn sản xuất thời trang, khi các công ty đang thử mẫu và xây dựng mô hình… sẽ tạo ra chất thải. Ngoài tác động đến môi trường, việc thử và sai khi thiết kế các sản phẩm mới làm mất rất nhiều thời gian.

Để làm cho quá trình sản xuất trở nên bền vững và nhanh chóng hơn, các tập đoàn đã đầu tư rất nhiều tiền vào các công cụ thời trang sáng tạo kỹ thuật số mới có thể đẩy nhanh quá trình và giảm thiểu việc mua nguyên vật liệu cho nguyên mẫu.

Đồng thời, những công cụ này cũng có thể được sử dụng để giảm thiểu tác động môi trường trong bán hàng, vì có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp khách hàng thử trang phục của họ bằng thực tế ảo, giảm lượng khí thải carbon do trả lại hàng khi mua sắm trực tuyến.

Một ví dụ về công ty đã đầu tư vào kiểu thời trang sáng tạo này là Siemens – một doanh nghiệp của Đức cung cấp nhiều sản phẩm. Gần đây, họ đã tập trung lực lượng của mình vào việc thiết kế phần mềm có thể tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường trong ngành thời trang và giảm thiểu nguồn lực.

Phần mềm của họ cho phép bạn tạo các mô hình 3D dễ dàng và thử nghiệm với các loại vải và kết cấu khác nhau, chấm dứt nhu cầu về các mẫu vật lý. Chúng còn giúp các công ty cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng các mô hình để tạo ra các công cụ thị trường, chẳng hạn như phòng thử đồ trực tuyến tốt hơn.

3. Dùng chất bổ sung để giảm khí carbon trong sản xuất len

Một phần quan trọng của thời trang sáng tạo ngày nay là tính bền vững và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tác động của quần áo và phụ kiện mà họ sử dụng đối với môi trường. Do đó, các tập đoàn trên khắp thế giới đang đầu tư vào các nghiên cứu khoa học để có thể giúp họ sản xuất và ít gây hại hơn cho hành tinh.

Điển hình như Công ty Woolmark, có trụ sở tại Úc, đã đầu tư rất nhiều vào việc xác định tác động của việc sản xuất của họ đến sự nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng trên thực tế, nguyên nhân lớn nhất gây ra vấn đề này là các trang trại cừu, cụ thể hơn là khí thải ra từ chất dịch cơ thể của cừu.

Để giảm phát thải khí, Woolmark đã giới thiệu các chất bổ sung mới để giảm thiểu sản xuất khí mê-tan ở cừu và do đó giảm lượng khí thải carbon.

4. Sử dụng big data để đưa ra quyết định trong ngành thời trang

Việc chọn những món đồ phù hợp hoặc mức giá cho bộ sưu tập mới có thể rất khó khăn, đặc biệt đối với các công ty đang thâm nhập thị trường mới hoặc trong thời điểm mà chủ nghĩa tiêu dùng toàn cầu không ổn định, chẳng hạn như trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch Covid vừa qua.

Những quyết định kinh doanh đó luôn khó khăn trong ngành thời trang. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa và mở rộng phạm vi phủ sóng thương hiệu do bán hàng trực tuyến và mạng xã hội thậm chí còn gây áp lực lớn hơn trong việc đưa ra quyết định thông minh cho công ty.

Để giải quyết vấn đề đó, nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu thu thập và sử dụng dữ liệu lớn để giải thích và định hướng các quyết định kinh doanh lớn. Chẳng hạn như nghiên cứu thị trường, mức độ cạnh tranh và kỳ vọng của khách hàng là một số loại dữ liệu bạn có thể thu thập để đưa ra quyết định với góc nhìn rộng hơn.

Vấn đề mà các công ty phải đối mặt với dữ liệu lớn là bị chôn vùi trong thông tin và cuối cùng gây hại nhiều hơn lợi. Để tránh điều đó, đã có những nhà nghiên cứu tập trung sản phẩm của họ vào việc phân tích và cung cấp dữ liệu phù hợp cho khách hàng của mình.

5. Thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo trong biểu diễn thời trang runway (thời trang cao cấp)

Công nghệ này được sử dụng để thiết kế cũng đang thay đổi cách các thương hiệu trình diễn trên sàn catwalk. Mỗi mùa, các thương hiệu đều cố gắng hết sức để đổi mới và làm khán giả kinh ngạc trong các buổi trình diễn trên sàn diễn để lan truyền và làm cho bộ sưu tập của họ trở nên nổi bật.

Các thương hiệu từ Prada đến Balenciaga đã thử thực tế ảo trong các buổi trình diễn của họ. Vào năm 2021, Balenciaga thậm chí còn tạo ra một trò chơi điện tử dựa trên buổi trình diễn trên sàn diễn ảo của họ, trong đó các nhân vật mặc trang phục từ bộ sưu tập.

Thực tế ảo cho phép các thương hiệu sử dụng nhiều tài nguyên như ánh sáng, ảo ảnh và hiệu ứng hình ảnh để cải thiện hơn nữa trải nghiệm xem một buổi trình diễn trên sàn diễn.

6. ID kỹ thuật số và khả năng truy xuất

Suy nghĩ về thời trang sáng tạo và bền vững cũng là suy nghĩ về điều kiện làm việc và tính minh bạch của nhà cung cấp. Mặc dù các tập đoàn tiếp thị các chính sách và chiến dịch phát triển bền vững của họ, nhưng hầu hết họ đều không minh bạch về việc các nhà cung cấp của họ đến từ đâu và tình hình làm việc trong các nhà máy đó như thế nào.

Theo Chỉ số minh bạch thời trang năm 2022, hơn một nửa trong số 250 thương hiệu thời trang lớn nhất vẫn không tiết lộ các nhà cung cấp cấp một của họ. Với thông tin đó, khách hàng không thể chắc chắn rằng họ đang thực sự mua hàng từ một công ty tôn trọng quyền lao động và môi trường.

Ngược lại, có những công ty đang thực sự tham gia vào việc giúp khách hàng dễ dàng biết được quần áo đến từ đâu và đó là lúc ID kỹ thuật số xuất hiện. Một số doanh nghiệp hiện đang tạo các bản đồ và ứng dụng tương tác hiển thị toàn bộ quỹ đạo thời trang của họ sản xuất.

Một công ty đã thành danh trong lĩnh vực đó là ID Factory. Họ đã tạo ra một nền tảng nơi các thương hiệu có thể hiển thị thông tin sản xuất của họ trong một bản đồ tương tác giúp khách hàng dễ dàng biết từng bước sản xuất diễn ra ở đâu.

Những sáng kiến như vậy tạo ra tác động to lớn trong ngành thời trang vì chúng khuyến khích các công ty minh bạch về nhu cầu phát triển hình thức phân phối thông tin đó của riêng họ. 

7. Nhận diện khuôn mặt AI và ngành làm đẹp

Chọn đúng màu cho kem nền hoặc kem dưỡng ẩm phù hợp cho loại da cụ thể khiến phái đẹp gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều lần bạn mua các sản phẩm làm đẹp mới và cuối cùng không thích chúng vì màu sắc không phù hợp hoặc nó khiến bạn nổi mụn… Điều đó dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều thùng chứa các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da bị đổ ra bãi rác trong khi chúng vẫn còn đầy.

Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách kết hợp trí tuệ nhân tạo và vẻ đẹp để đảm bảo khách hàng mua đúng sản phẩm mình cần. Điển hình là Perfect Corp đã phát triển một hệ thống nhận dạng ứng dụng AI có thể quét khuôn mặt của bạn và chọn màu trang điểm phù hợp nhất trong các màu sẵn có. Họ cũng đã tạo ra tính năng AI giúp xác định đặc điểm làn da và đề xuất loại sản phẩm phù hợp với làn da của bạn.

8. Tích hợp các món đồ hay phụ kiện điện tử vào quần áo

Một loại thời trang sáng tạo khác đã tạo nên thành công trong ngành thời trang là sự kết hợp giữa quần áo và đồ điện tử. Một công ty của Úc tên là Wearable X, do Billy Whitehouse thành lập đã tạo được dấu ấn và vị trí nổi bật của mình bằng những tác phẩm sáng tạo của họ.

Ý tưởng đằng sau các thiết kế là kết hợp đồ điện tử và quần áo để mang đến cho khách hàng những cảm giác và trải nghiệm mới khi mặc chúng. Ví dụ, họ đã tạo ra một chiếc áo thi đấu bóng đá phát ra những rung động mô phỏng cảm giác của các cầu thủ trong một trận đấu. Công nghệ này đưa người hâm mộ đến gần hơn với đội bóng yêu thích của họ và mở rộng trải nghiệm trò chơi.

9. Trang phục có thể “lớn lên” theo cơ thể của trẻ

Một trong những vấn đề lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang là tạo ra chất thải. Theo Earth.org, có 92 triệu tấn quần áo được sản xuất hàng năm cuối cùng đã bị thải bỏ sau sử dụng tại các bãi chôn lấp.

Để giảm con số đó, nhiều nhóm khuyến khích mọi người ngừng mua quần áo mới và mặc những gì họ đã có. Tuy nhiên, đối với một bộ phận người dân, điều đó là không thể.

Quần áo trẻ em dù có muốn cũng không giữ được lâu vì trẻ lớn rất nhanh. Bên cạnh tác động đối với hành tinh, đó còn là cuộc đấu tranh về chi phí, tiết kiệm của các bậc cha mẹ.

Để giải quyết vấn đề đó, kỹ sư hàng không Ryan Mario Yasin đã tạo ra một thương hiệu có tên là Petit Pli. Ý tưởng của ông là tìm cách tạo ra những bộ quần áo có thể phát triển cùng với những đứa trẻ khiến nó tồn tại được vài tháng và vài năm. Một số khách hàng đã có phản hồi rằng các tác phẩm của Petit Pli tỏ ra hiệu quả, có thể tồn tại trong nhiều năm, thích nghi được với cơ thể lớn dần lên của trẻ em.

10. Công nghệ tái chế và thời trang bền vững

Thay đổi quy trình sản xuất nguyên liệu thô là một cách khác để sử dụng công nghệ làm cho thời trang bền vững hơn. Những khám phá mới trong quy trình của nhà máy đang giúp việc sử dụng các vật liệu bền vững hơn, chẳng hạn như polyester tái chế trở nên dễ dàng và rẻ hơn.

Sử dụng nguyên liệu thô tái chế là một cách tuyệt vời để giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thời trang và giúp giảm thiểu tác động lên hành tinh.

Thời trang và công nghệ đổi mới đồng hành cùng nhau trên con đường hướng tới lối sống tiêu dùng lành mạnh và có ý thức hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ ra rằng các công nghệ mới không nhất thiết có nghĩa là các lựa chọn bền vững hơn. Hãy nhớ rằng công nghệ chuỗi khối đòi hỏi rất nhiều năng lượng.

Ngoài ra, các chiến lược như sử dụng dữ liệu lớn (Big data) có thể có tác động tiêu cực do lượng năng lượng cần thiết để lưu giữ thông tin trên đám mây.

Chuyển ngữ: Mộc Nguyên

Theo Fashion Novation