7 chủ đề tiêu biểu trong nghiệp thiết kế của Rei Kawakubo

Ngày đăng: 18/06/23

Nhà thiết kế Rei Kawakubo của Comme des Garçons là một trong những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất trong ngành thời trang — và sự thật này đã lại được chứng minh thông qua cuộc triển lãm tại Viện Trang phục của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, được tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2017. Đây mới là lần thứ hai có một nhà thiết kế đương thời được có vinh dự trưng bày tác phẩm của mình tại bảo tàng này.

Buổi triển lãm trưng bày suốt chiều dài sự nghiệp của Kawakubo. Theo bà, đây hoàn toàn không phải là dịp để gợi cảm xúc hồi tưởng, mà đúng hơn là dịp để mọi người thưởng lãm những ý tưởng và chủ đề chính đã và sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho nghiệp sáng tạo của bà. Và ngay dưới đây, hãy cùng chiêm ngưỡng bảy trong số những chủ đề đóng vai trò nền tảng cho sự nghiệp của nhà thiết kế vị niệm được yêu thích của thời trang.

Đen không chỉ là một loại màu – Nó là cả bảng màu

Comme des Garçons 1981-1987

Vào những năm 1980, màu đen nhanh chóng trở thành biểu tượng trong tư duy thẩm mỹ của Kawakubo. Khi Comme des Garçons ra mắt tại Tuần lễ thời trang Paris vào năm 1981, những thiết kế của Kawakubo đã thu hút sự chú ý bởi việc chúng hoàn toàn không được sử dụng bất cứ màu sắc nào ngoài ‘đen’. Điều mà NTK đã khẳng định lần nữa qua các cuộc phỏng vấn về Bộ sưu tập năm 1981 này. Khi ấy, chính bà cũng diện “toàn đen”. Lưu ý, Kawakubo đã sử dụng nhiều sắc đen đến nỗi người xem có thể thấy đủ các sắc độ của màu đen trong các bộ sưu tập của NTK người Nhật. Tất nhiên, bà không phải là người đầu tiên sử dụng loại màu kinh điển này. Chanel đã biến nó từ một màu tang tóc thành màu của sự thời thượng vào những năm 1920 với những đầm đen “Little Black Dress” mà các nhà thiết kế ngày nay đã thừa hưởng và áp dụng màu đen ngày càng phổ biến kể từ đó.

Nhưng đến những năm 1980, màu đen không còn được ưa chuộng nữa bởi xu hướng yêu thích những màu sắc lòe loẹt ngày càng tăng, cụ thể như màu hồng và xanh lá cây rực rỡ của Claude Montana và Thierry Mugler, cũng như màu xám và xanh hải quân của Giorgio Armani. Màu đen chưa bao giờ được sử dụng một cách nghiêm túc và dữ dội như cách Rei Kawakubo sử dụng. Bà còn dùng từ “sức mạnh” để mô tả sắc đen yêu thích của mình. Nhưng vào năm 1988, Kawakubo dường như đột ngột thay đổi hướng đi: Bà cho ra mắt bộ sưu tập mùa thu với sắc đỏ tươi chủ đạo. Quá trình tư duy sáng tạo đằng sau quyết định đó là gì? “Đỏ chính là một màu đen mới”, NTK thời trang vị niệm này tuyên bố.

Thử thách của Kawakubo đối với màu sắc – và có lẽ là đối với cả ý tưởng phụ nữ diện những bộ trang phục có màu sắc rực rỡ bị biến thành ‘đồ vật’ (theo lý luận của nhà lý thuyết người Pháp Jean Baudrillard) – là một trong những tuyên bố thời trang quan trọng nhất của cuối thế kỷ 20. Nó biến màu đen thành màu của thời trang, trí tuệ và sự nổi loạn: những người phụ nữ mặc quần áo của bà được mệnh danh là “những con quạ”. Và khi Trường Thiết kế Harvard trao cho Kawakubo Giải thưởng Thiết kế Xuất sắc vào năm 2000, họ tuyên bố rằng bà đã “phát minh ra” màu đen. Có thể sự thật không hoàn toàn như vậy, nhưng bà đã tái phát minh nó trong thời trang.

Phom dáng người mc được tái tư duy mt cách trit đ

Comme des Garçons: “Body Meets Dress – Dress Meets Body”, Spring Summer 1997

Rất hiếm khi Kawakubo để lộ cơ thể người mặc trong các thiết kế. Thay vào đó, bà bị ám ảnh bởi những hình dạng kỳ lạ mà chưa có những thuật ngữ nào mô tả tốt hơn: “những cục u và vết sưng” (lumps & bumps). Bà ấy tạo ra những chỗ lồi lõm làm biến dạng hình hài của con người và khi làm như vậy, NTK bày ra những góc nhìn mới về cái đẹp. Kỹ thuật này đã xuất hiện ngay từ những buổi trình diễn đầu tiên của bà, khi Kawakubo bọc người mẫu (và với cả khách hàng sau đó của bà) trong nhiều lớp vải và sản xuất quần áo không có kích cỡ. Tuy nhiên, ví dụ rõ ràng nhất là bộ sưu tập Xuân Hè 1997 của bà, được biết đến với tên gọi “Body Meets Dress, Dress Meets Body” (Khi cơ thể “gặp” quần áo, Khi quần áo “gặp” thân thể). Bộ sưu tập bao gồm phần lớn những chiếc đầm bị kéo giãn và bị nhồi thêm những miếng đệm bong bóng.

Comme des Garçons: “Body Meets Dress – Dress Meets Body”, Spring Summer 1997

Tất nhiên, lịch sử về các cách mạng cơ thể trong việc làm trang phục đã có từ lâu: áo nịt ngực kéo thít cơ thể để kiểm soát vòng eo, và các đường viền, quần xếp nếp và áo lót thì tôn lên và kéo dài cơ thể. Nhưng chỉ với bộ sưu tập đó, Kawakubo đã trở thành tiếng nói đơn độc chống lại dòng thời trang của những chiếc váy ống mỏng manh, không có cấu trúc và những đường cắt chéo (bias-cut). Những “cục u” của bà dường như che giấu các vùng định sẵn phải mang tính gợi dục, thay vì tôn lên và phô bày những vùng ấy. Bà đã tái định hướng tư duy về cơ thể một cách táo bạo, vì nữ quyền, rời xa khuôn mẫu “phụ nữ” theo định kiến và chuyển sang một thứ gì đó thách thức và có phần hung hăng hơn. Bà tiếp tục khám phá những ý tưởng này tới ngày hôm nay: Bộ sưu tập cho show Mùa Thu/Đông 2017 được bà gọi là “tương lai của phom dáng” – có thể nói lên phần nào ý nghĩa trong số lượng lớn tác phẩm của bà.

Bà không chỉ là NTK thời trang đơn thuần

Comme des Garçons Spring Summer 2014: Objects for the body

Trong tám mùa qua (từ 2017 đổ về trước), kể từ show diễn Xuân Hè 2014, Kawakubo đã thể hiện ý niệm thời trang được cho là cấp tiến hơn (Avant Garde) của bà. Bộ sưu tập đó tập trung vào ý tưởng về “objects for the body” (“Những vật thể dành cho cơ thể”) và biểu thị sự tách rời khỏi phạm trù “trang phục”, và chuyển sang các lĩnh vực trừu tượng hơn. Kawakubo đã thẳng thừng mô tả đây là sự chuyển đổi từ quần áo sang “không phải quần áo”. Nhưng, mọi người có thể tự hỏi, một nhà thiết kế thời trang thì sẽ làm gì nếu người ấy không làm trang phục? “Cách duy nhất nếu muốn làm điều gì đó mới mẻ thì ta không bắt đầu bằng việc thiết kế quần áo,” Kawakubo nói ở hậu trường sau buổi trình diễn tháng 9 năm 2013.

Comme des Garçons Fall Winter 2017

Và Kawakubo đã chứng minh quan điểm của mình: Trong tám năm qua (đến 2023), bà đã đạt đến một tầm cao mới, bỏ qua quần áo và thay vào đó tạo ra một loại thời trang phi thường chưa từng thấy trước đây. Bản thân Kawakubo cũng nhận ra tầm quan trọng của những thiết kế này: Bà ấy muốn buổi triển lãm của Viện Trang phục chỉ trưng bày những nỗ lực trong sáng tạo gần đây nhất của bà. Dù các thiết kế nhìn có vẻ kỳ lạ như việc có những thiết kế thiếu tay áo, thiếu vòng eo, hay bỏ quên đường viền cổ áo; thậm chí là chất liệu vải cũng lạ lùng (BST Thu/Đông 2017 của bà được làm bằng vật liệu công nghiệp, thay vì bằng vải dệt) – thì chúng cũng đã được chứng minh sức ảnh hưởng đáng kể của mình. Cuối cùng, thoát khỏi định nghĩa truyền thống về quần áo đã cho phép bà ấy tạo ra những điều chưa từng có.

Xây cấu trúc trang phục – và Phá vỡ cấu trúc

Kỹ thuật “phá cấu trúc” của Comme des Garcons Spring/Summer 1997

Kawakubo từ lâu đã bị ám ảnh bởi cấu trúc trang phục, cắt rập và kỹ thuật may. Công việc của bà thường thử nghiệm trực tiếp những khía cạnh đó, như sử dụng các thủ thuật cắt may, hay những lúc không loại bỏ hoàn toàn tay áo, bà rải ba hoặc bốn chiếc tay áo thành phương tiện trang trí trên các item quần áo, cố ý đặt lệch vị trí và do đó các thiết kế này đặc biệt trở nên một trang phục mang kỹ thuật rất khó. Khi được đề nghị biên tập một số báo cho tạp chí Visionaire vào năm 1996, Kawakubo đã trình một mẫu của một trong những chiếc váy Xuân/Hè 1997 chủ đề “Lump and Bump” của bà.

Trong mùa tiếp theo, nữ NTK người Nhật chỉ tập trung cho việc tạo mẫu rập trong bộ sưu tập của mình, tách quần áo ra và dán các bộ phận lên vải tuyn (tulle). Trước đó trong sự nghiệp của mình, Kawakubo đã cho trình làng những chiếc áo len được chủ đích đan lỗ chỗ với các ô trống to nhỏ khác nhau – đây là kỹ thuật được triển khai bằng cách nới lỏng các vít trong máy dệt kim, làm cản trở quá trình xây cấu trúc vải. Bởi vậy, bà đã giành được danh hiệu “Mẹ đẻ của kỹ thuật phá vỡ cấu trúc” (mà “Cha đẻ của phá vỡ cấu trúc” chính là NTK người Bỉ – Martin Margiela). Ngay cả khi tạo ra các bộ sưu tập “không phải quần áo” mới nhất của bà, thì các phương pháp xây cấu trúc công phu thường dựa trên các truyền thống may đo và kỹ thuật may trang phục. Kiến thức về kiến trúc của quần áo là nền tảng cho mọi sáng tạo của Comme des Garçons.

Ngay c khi bà không phi là người theo ch nghĩa n quyn, tính n vn là chìa khóa trong thiết kế ca bà

Comme des Garçons Spring/Summer 2012: White Drama

Kawakubo đã thẳng thắn tuyên bố rằng bà không phải là người theo chủ nghĩa nữ quyền – và bà không cảm thấy giới tính của mình là một yếu tố ảnh hưởng đến các thiết kế của mình. Ngay cả cái tên Comme des Garçons cũng hàm chứa thái độ chống lại sự nữ tính – câu nói, được dịch là “như con trai”, ngụ ý việc loại bỏ các dấu hiệu thường thấy của nữ tính. Tuy nhiên, vẫn có một mối liên hệ nội tại giữa tác phẩm của Kawakubo và tính nữ, dù là trong cả hành động cố gắng loại bỏ nó. Các bộ sưu tập của bà thường liên hệ đến nghi thức của người phụ nữ; Kawakubo thường xuyên mang tới hình ảnh của một cô dâu để kết màn fashion show của mình và cũng dành toàn bộ bộ sưu tập để đem đến nhiều biến thể thiết kế về chủ đề cô dâu hơn cả.

2 ảnh trái: Comme des Garçons Fall 2005: Broken Bride; ảnh phải: Comme des Garçons Spring/Summer 2012: White Drama

Tại sao ư? Có lẽ bởi vì cô dâu là một khuôn mẫu nữ tính – nếu không muốn nói là nữ quyền – mà bà Kawakubo có thể thách thức và mong muốn lật đổ. Nhưng thật thú vị, bà đã không ngại lên án hai trong số những bộ sưu tập có chủ đề cô dâu nhất của bà – “Cô dâu tan vỡ” (Broken Bride) (Thu/Đông 2005) và “Drama màu trắng” (White Drama) (Xuân/Hè 2012) – là quá dễ hiểu với người xem show của bà. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, những bộ sưu tập này cũng được tôn vinh là tuyệt đẹp, bên cạnh số các lần được vinh danh khác của bà. Kawakubo luôn thích những sản phẩm khó bán và mang tính thử thách như vậy.

Với Kawakubo, chất punk đã ngấm trong máu từ lâu

Comme des Garçons Bộ sưu tập Thu/Đông 2000

Comme des Garçons được sinh ra một phần từ nhạc punk. Bộ sưu tập đột phá trong tuần lễ thời trang Paris năm 1982 của Kawakubo có tên là “Destroy” (phá hủy), một tên gọi vang rền đầy tự hào cho văn hóa nhạc punk. Tác phẩm ban đầu của Kawakubo có mối tương quan về thẩm mỹ với những tác phẩm của Vivienne Westwood, với những lớp vải bụi bặm và vụn nát khiến ta cảm nhận sự mục nát và khắc khổ. Kawakubo cũng đã nhiều lần chủ ý đưa cảm hứng từ nhạc punk vào những tác phẩm của mình. Cảm hứng về punk chủ yếu được hiện diện thông qua việc khám phá hệ tư tưởng, với các chủ đề về sự hủy diệt, hỗn loạn và hành động khinh thường những điều cổ hủ. Kawakubo đã lấy cảm hứng trực tiếp từ phong cách punk cho buổi trình diễn Bộ sưu tập Thu/Đông 2000 của mình, kết hợp những chiếc áo sọc caro kinh điển với những chiếc khóa thắt lưng bằng da có đinh tán, bên cạnh đó là vải in hình lưỡi dao cạo. Tất cả có thể nói là phong cách punk 101 (phong cách Punk cơ bản nhất).

Comme des Garçons Homme Plus 2016

Buổi trình diễn Thu/Đông 2016 của bà tái hiện phong cách punk vào thế kỷ 18. Người ta thường dành nhiều sự tán thưởng cho phong thái Punk của Kawakubo trong các show thời trang nam Comme des Garçons Homme Plus (Các bộ quần áo thường được buộc dây và có kẻ sọc).

Nói rộng hơn, không phải toàn bộ bản sắc ở Comme des Garçons chính ra đều toát lên phong cách đặc “punk” hay sao?! Một bản sắc mang một thái độ thích đối đầu và gai góc. Trong thời đại bão hòa ranh giới nhà thiết kế-người nổi tiếng và việc lộ diện truyền thông quá nhiều, thì việc Kawakubo từ chối cúi chào ở màn kết tại bất kỳ fashion show nào của bà trong nhiều thập kỷ, có thể nói là cử chỉ “punk” nhất trong tất cả.

Trên hết, Rei Kawakubo ám ảnh bởi những “sự hư vô”

Kawakubo thành công có được vị trí vững chắc trong lịch sử thời trang vào năm 1982, với chiếc áo len đen cơ bản và được đục lỗ. Trớ trêu thay, bà ấy gọi chất liệu đó là “ren” (lace) – và về mặt kỹ thuật, nó là một loại vải được đục lỗ. Nhưng đó không phải là loại ren mà chúng ta từng biết trước đây. Thay vào đó, loại vải đục lỗ này mang một vẻ man rợ, khiến người ta băn khoăn và bối rối, cũng như không mang cảm giác cầu kỳ hay sang trọng theo lẽ thường. Ấy vậy mà những chiếc lỗ này xuất hiện trên nhiều bộ quần áo của bà, chọc thủng các bề mặt hoặc chia cắt đường may. (Ví dụ, bộ sưu tập Thu/Đông 2008, những mảnh quần áo được cắt nhỏ thành hình đôi môi hoặc trái tim, viền ngoài chúng bằng những dải ruy băng xếp nếp tạo điểm nhấn).

Comme des Garçons Thu/Đông 2008

Thật tréo ngoe và cũng rất Comme des Garçons khi bà thể hiện những ý niệm của mình vào khoảng lặng hay vào những khoảng không gian trống, chứ không thể hiện chúng ở những thớ vải bao bọc quanh nó. “Khoảng trống hay hư vô” là cách Andrew Bolton, người phụ trách chính của Viện Trang phục tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và là người đứng sau buổi triển lãm Comme des Garçons đầy tham vọng của bảo tàng, mô tả những lỗ hổng này – nhấn mạnh tầm quan trọng của hư vô, hay sự trống rỗng, trong các khái niệm của Kawakubo. Từ tiếng Nhật của khái niệm này là “mu” – một kiểu ý niệm mà đối với Kawakubo là nhân tố rất quan trọng trong phương pháp tiếp cận của bà. Nhưng sự hư vô không nhất thiết là một sự thiếu hụt hay hàm ý tiêu cực: “Không có gì là để nắm giữ và chứa đựng,” Bolton nói, “Điều đó biểu thị một niềm tin và tư tưởng rằng ý tưởng không nên bị giới hạn bởi các ranh giới.” Trong cuộc trò chuyện với The Independent vào năm 1995, Kawakubo cũng từng nói rằng “hàm ý đằng sau mỗi thiết kế cũng không có hàm ý nào cả”. Sự sáng tạo của chúng ta thực ra nên được tự do nhiều hơn những gì chúng ta thường nghĩ.

Comme des Garçons Spring 2023

Thực hiện chuyển ngữ: Linh J.

Nguồn: THE NEWYORK TIMES