Sinh viên thời trang: Định nghĩa Xấu, Đẹp và Sáng tạo trong thiết kế thời trang
Ngày đăng: 30/05/23
Trong nghệ thuật nói chung và thời trang nói riêng, ranh giới giữa cái Đẹp và cái Xấu luôn mong manh.
Thời trang không phải lúc nào cũng là những bộ cánh chỉn chu, mượt mà, hoàn hảo từ đầu đến chân như những bộ đồ tweed thanh lịch của Chanel, hay đầm gown bồng bềnh của Dior. Thời trang có những lúc trông kỳ cục, khó hiểu, không hề có tính ứng dụng như các thiết kế deconstructed của Rei Kawakubo, Martin Margiela. Cũng có khi thời trang trở nên thoải mái, màu mè, lộn xộn tựa như không tuân theo bất cứ quy tắc nào.
Xấu, Đẹp và Sáng tạo trong thiết kế thời trang là gì?
Bạn có thể đánh giá Xấu, Đẹp dựa trên các nguyên lý về phối màu, bố cục, cách bố trí các đường may,… như lý thuyết đã được học. Tuy nhiên, không phải lúc nào Xấu, Đẹp cũng được phân định rõ ràng dựa trên các nguyên tắc. Đôi khi chính những chi tiết không hoàn hảo, sự xô lệch một cách cố ý lại là thứ tạo nên sự thú vị cho thời trang. Đó là sự Sáng tạo bị giấu dưới cái mác của thời trang “Xấu”.
Chúng mang đến một thông điệp, phản ánh những luồng tư tưởng, văn hoá đang tồn tại xung quanh chúng ta mà những thiết kế đẹp đẽ, chỉn chu theo lối cũ không thể nào truyền tải được. Tất nhiên, vẫn có sự khác biệt rõ ràng giữa một sản phẩm chất lượng kém và một thiết kế Xấu có chủ đích.
Bó hẹp bản thân trong những chuẩn mực cố hữu về Xấu và Đẹp là thứ sẽ giết chết sự sáng tạo.
“To be creative is to see things in a different way” – Sáng tạo là nhìn mọi thứ theo một cách khác biệt. Bó hẹp bản thân trong những chuẩn mực cố hữu về Xấu và Đẹp là thứ sẽ giết chết sự sáng tạo.
Khám phá quy trình thiết kế sáng tạo trong thời trang
Giáo sư Marie Geneviève Cyr – Trưởng khoa thời trang đến từ Parsons School of Design (New York) – Top 2 trường Đại học về thời trang toàn cầu, sẽ trở lại giảng dạy tại Việt Nam theo lời mời từ FACE – The Fashion Design Academy trong mùa hè năm nay, với Workshop Creative Design Process – Quy trình sáng tạo trong thiết kế thời trang giúp Kiến tạo, chuyển thể BST thời trang từ ý tưởng nguyên bản của nhà thiết kế. Workshop sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 13.06 và tại Sài Gòn ngày 19.06.2023.
Khóa học giúp bạn mở rộng tư duy về sáng tạo mà không bị phụ thuộc vào việc tham khảo Pinterest. Các học viên sẽ đào sâu, tìm tòi các “chất liệu” bên trong mình. Sau đó chuyển thể chúng thành ý tưởng trên giấy, từ đó ứng dụng các kỹ thuật 2D pattern making, 3D draping, các phương pháp thủ công… làm việc teamwork theo một quy trình đặc biệt thú vị và vui nhộn, để ra các một bộ sưu tập thời trang theo tư duy của mình. Giảng viên sẽ lắng nghe thuyết trình của các bạn sau đó góp ý để tác phẩm được hoàn thiện hơn.
Thông qua 04 ngày học tập, thảo luận trực quan, nhiều phản biện và kiến thức chuyên sâu với một giáo trình mới được nghiên cứu sâu hơn và dành riêng cho sinh viên thời trang Việt Nam, mang đến cái nhìn tổng thể về việc tạo dựng chiều sâu trong thiết kế, xây dựng BST và thương hiệu.
Học viên có thể nắm bắt các phương pháp sáng tạo dựa trên các nghiên cứu và quy tắc chuyên sâu; qua đó khám phá các kỹ năng sáng tạo nhằm phát triển phom dáng, truyền tải ý tưởng ngẫu hứng và xây dựng hình ảnh truyền thông cho BST cá nhân, cho thương hiệu nhằm tạo dấu ấn riêng của mình.
Creative Design Process – Kiến tạo, chuyển thể BST thời trang chuyển tải những gì?
Nghiên cứu thời trang: Các phương pháp nghiên cứu phát triển BST thời trang
Quy trình thiết kế thời trang: Khám phá các phương pháp sáng tạo để phát triển các phom dáng và kĩ thuật mới cho BST. Làm thế nào để phát triển các ý tưởng chính từ quá trình nghiên cứu và tạo nên quy trình thiết kế độc bản. Làm thế nào để hiện thực hoá các ý tưởng thành các sản phẩm thiết kế.
Khám phá phương pháp thiết kế riêng của cá nhân thông qua bài tập thực hành truyền tải ý tưởng ngẫu hứng, tính trực giác và khả năng sáng tạo của học viên.
Branding/Truyền thông hình ảnh: xây dựng ý tưởng chụp hình, quay phim, trình diễn runway và truyền thông mạng xã hội cho BST. Các phương pháp tư duy và thực hành mới trong lĩnh vực thời trang đương đại hoặc các lĩnh vực có liên quan (nghệ thuật, âm nhạc, trình diễn, v.v.)
Thông tin chi tiết về khóa học tại đây.
Thạc sĩ Marie Geneviève Cyr
Cô Marie Geneviève Cyr tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Visual Culture/Fashion Theory của Đại học New York, hiện làm việc tại trường Parsons School of Design, Top 2 trường Đại học về thời trang toàn cầu với vai trò Trưởng khoa thiết kế thời trang. Năm 2007, cô chiến thắng ở cuộc thi Young Fashion Design Talent Award (Thượng Hải), Top 3 chung kết của TV Show Project Runway Canada mùa đầu tiên. Cô từng được đề cử giải thưởng Genie “Thiết kế trang phục xuất sắc nhất” do Học viện Điện ảnh và Truyền hình Canada.
Từng đảm nhiệm vai trò thiết kế cho thương hiệu Zac Posen, New York, USA hay giám đốc sáng tạo cho Yves Jean Lacasse, cô Marie hiểu rất rõ những chuyển động trong ngành thời trang và quy tắc định vị một thương hiệu. Với mối quan tâm dành cho thủ công và công nghệ, cùng kiến thức về lịch sử thời trang, cô gây ấn tượng với loạt bài nghiên cứu như The Value of Know-how in the Fabrication of Fashion Products tại Institut Francais de la Mode (2012), Craft and Technology in NYC tại Hội thảo thời trang toàn cầu diễn ra tại Bỉ năm 2014, Innovation in Collaborative Systems: NYC Fashion Industry tại hội thảo Canada Breakthrough Designers Conference (2015)…
Marie Geneviève Cyr được nhắc đến tại các trang chuyên về thời trang như Elle Canada, Work Magazine, Purple Magazine, La Presse, Le Journal de Montreal, Elle Quebec, Journal Le Metro, The Gazette, Business of Fashion với tư cách một chuyên gia tư vấn hay cộng tác viết bài chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm. Cô Marie cũng là nhà tư vấn cho Montreal Fashion Week (2012), chấm thi cuộc thi thời trang Wanted Design (Quebec Delegation in New York) hay MA Fashion Design (Haute Ecole d’Art et de Design)…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, hiện nay cô Marie hoạt động chính với vai trò giảng viên chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đến với sinh viên thời trang toàn cầu. Đặc biệt, là giúp sinh viên áp dụng những kiến thức được học vào quá trình làm việc và xây dựng thương hiệu. Với tầm nhìn hiện đại, kiến thức chuyên ngành và thực tiễn của cô giúp các sinh viên vững tin xây dựng thương hiệu, xác định dấu ấn cá nhân trên con đường chinh phục thị trường thời trang quốc tế.
Về chương trình học Master Class
Mùa Hè năm nay, sau sự trở lại của Master tailor THOMAS WONG, FACE – The Fashion Design Academy chào đón sự trở lại của Thạc sĩ VINUTA SANDEEP, Giáo sư MARIE GENEVIÈVE CYR – Trưởng khoa Thiết kế thời trang từ Parsons School of Design cùng với người thầy đáng kính Giáo sư SHINGO SATO – nhà sáng lập kỹ thuật TR Cutting và là người đã đồng hành cùng các thế hệ sinh viên thời trang FACE suốt bao năm liền.
Qua chương trình học MASTER CLASS tại FACE – The Fashion Design Academy, FACE mang lại cơ hội quý báu để các sinh viên thời trang Việt Nam được tiếp cận với những kiến thức, kỹ thuật mới và mở mang tư duy trong thiết kế thời trang, với sự giảng dạy của các giáo sư, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giáo dục thời trang.
Giới thiệu về FACE – The Fashion Design Academy
Thành lập từ năm 2011, FACE – The Fashion Design Academy – không gian giảng dạy kỹ thuật và kiến thức thời trang từ các chuyên gia trong và ngoài nước, với các khoá học Thiết kế thời trang dài hạn, ngắn hạn và workshop.
FACE – The Fashion Design Academy
TP.HCM: 31 – 33 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1
Hà Nội: Nhà 3, Ngõ 20, đường Tây Hồ, Quảng An
www.facefashiondesignacademy.com
Hotline: 0929 653 592 (Hà Nội) 0965147117 (Sài Gòn)