Sinh viên thời trang: tư duy sáng tạo hay kiến thức kinh doanh?
Ngày đăng: 23/05/17
Nhiều CEO từ các tập đoàn thời trang đúc kết kinh nghiệm rằng “Các ông trùm thời trang khổng lồ không muốn những nhà thiết kế ngôi sao”. Trong khi đó, Nhà thiết kế của Ederm lại đưa ra nhận định “Bạn không thể dạy cho một người nào đó kinh tế vĩ mô để trở thành nhà thiết kế phi thường. Điều này là không tưởng!”
Vậy, làm thế nào sinh viên thời trang cân bằng cả về nhu cầu sáng tạo lẫn thương mại của ngành công nghiệp này? Đây là một vấn đề vô cùng thú vị!
Công thức nào để trở thành một NTK tuyệt vời?
Một thực tế là, khi chọn học tại các ngôi trường danh tiếng như Central Saint Martins MA, Antwept, hay Parson New School – đa phần các sinh viên thời trang đều đưa ra một lý do duy nhất, họ mong muốn được nuôi dưỡng sự sáng tạo.
Nhưng câu hỏi đặt ra rằng, có nên chăng đầu tư giáo dục quá nhiều vào tư duy sáng tạo trong thời trang, mà cần phải cân bằng với những kỹ năng thực tiễn hơn? Sau tất cả, thời trang cuối cùng vẫn là tồn tại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tìm ra cách đưa ra thị trường, làm hài lòng khách hàng và tạo ra lợi nhuận.
Walter Van Beirendonck, người đứng đầu Khoa Thời trang của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ danh tiếng Antwerp cho biết: “Antwerp không phải là trường để bạn học kinh doanh và chúng tôi không cảm thấy xấu hổ vì điều đó”. Walter Van Beirendonck chính là đồng môn của những NTK danh tiếng: Dries Van Noten và Martin Margiela.
Ông nói thêm: “Họ có thể học ngành kinh doanh sau đó bằng cách rèn luyện và làm việc tại một số công ty, nhưng nếu họ không được đào tạo theo cách thức mang tính sáng tạo cao, họ sẽ không bao giờ có thể đến một nhà thiết kế để xin làm trợ lý cho họ.” Trường hợp các sinh viên tốt nghiệp của Antwerp được thuê bởi các tên tuổi như Balenciaga và Dior, ông giải thích rằng “Họ đi được đến đó chủ yếu vì sự sáng tạo, không phải vì kỹ năng kinh doanh của họ.”
Thật vậy, những số liệu của ngành công nghiệp vẫn cho thấy rằng tập trung vào các kỹ năng sáng tạo là cách tốt nhất để sinh viên trở thành những nhà thiết kế tuyệt vời. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật và chuyên nghiệp mà một khóa học thiết kế nghiêm ngặt yêu cầu là những công cụ mà họ cần cho một sự nghiệp thành công trong ngành thời trang.
Cùng quan điểm, NTK Erdem Moralioğlu cho biết: “Sự nhạy bén trong kinh doanh là tính logic và bản năng cùng biết lắng nghe, biết khi nào nên chú ý đến lời khuyên. Tôi không nghĩ rằng bạn có thể dạy cho một người nào đó kinh tế vĩ mô để trở thành nhà thiết kế phi thường. Điều này là không tưởng!”
Với Moralioğlu, người đã lấy bằng Thạc sĩ của mình tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia London, giáo dục thời trang nên được tập trung vào nuôi dưỡng sự sáng tạo. “Tôi vẫn có thể nhìn thấy mối liên kết giữa bộ sưu tập cuối cùng của tôi tại Royal College và thiết kế của tôi hiện tại. Liệu một số lớp về “ghi chép sổ sách” hay những điều thực sự quan trọng đã giúp cho tôi hiện giờ? Không. Quan trọng hơn chính là cách tôi phát triển trở thành một nhà thiết kế.”
Tập trung vào các kỹ năng sáng tạo là cách tốt nhất để sinh viên trở thành những nhà thiết kế tuyệt vời.
Tuy nhiên, “Các ông trùm thời trang khổng lồ không muốn các nhà thiết kế ngôi sao”?
Tuy nhiên, rõ ràng là, một nhà thiết kế thành công, cần phải am hiểu các yếu tố góp phần tạo nên ngành kinh doanh thời trang: các cửa hàng và các đội ngũ bán hàng – người hiểu rõ những gì được bán và những gì khách hàng phản hồi; các nhà sản xuất và nhà cung cấp – người hiểu được chi phí và hàm ý trong chất liệu họ chọn; Và cả đội ngũ kỹ thuật và digital marketing – người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, 24 giờ một ngày.
“Các ông trùm thời trang khổng lồ không muốn các nhà thiết kế ngôi sao”, Danilo Venturi, Viện trưởng Viện Thiết kế thời trang và Tiếp thị Polimoda ở Florence, Ý, và hiện là giám đốc bộ phận kinh doanh của trường nói. “Họ muốn những người có thể đưa ra một bộ sưu tập đã được tính toán đến việc bán hàng.”
Bruno Pieters, Nhà thiết kế người Bỉ, sau khi học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Antwerp, đã cho ra mắt nhãn hiệu riêng nhớ lại rằng “Không có khoá học nào bất cứ gì về kinh doanh hay bán lẻ … Nếu bạn muốn, hãy tự bắt đầu ngay từ bây giờ. Bạn phải tự mình khám phá tất cả mọi thứ: làm thế nào để bán cho các cửa hàng, phương cách giao hàng. Có rất nhiều điều thực tiễn mà bạn cần phải biết, nhưng không được học ở trường.”
Và đối với các nhà thiết kế khởi nghiệp mà không có nền tảng vững chắc trong các kỹ năng này thì có thể gây ra một số hậu quả. “Bạn phải làm những bộ quần áo thực sự bán được và mang lại lợi nhuận và dễ mặc – nếu không thì tại sao bạn lại kinh doanh?”, Tommy Hilfiger nói, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí BoF hồi đầu năm nay đã chia sẻ. Khi Hilfiger 25 tuổi, The People’s Place – công ty đầu tiên của ông tham gia vào ngành thời trang bán lẻ đã phá sản, buộc ông phải đánh giá lại trách nhiệm của mình để giữ cho công ty của mình đứng vững, cả về sáng tạo lẫn tài chính. “Tôi tự học về kinh doanh và tôi đã vất vả học cách đọc bảng cân đối kế toán, bảng sao kê ngân hàng, và thật sự làm các phép toán thô sơ để tìm hiểu làm thế nào để có thể sinh lợi”, ông nhớ lại. “Lúc đó thật khó cho tôi khi cố gắng nắm bắt ý tưởng vừa trở thành một nhà thiết kế đồng thời là một doanh nhân, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác.”
“Bạn phải làm những bộ quần áo thực sự bán được và mang lại lợi nhuận và dễ mặc – nếu không thì tại sao bạn lại kinh doanh?” – Tommy Hilfiger
Trường hợp các NTK thuê giám đốc để dẫn dắt lĩnh vực kinh doanh của công ty là phổ biến, tuy nhiện, việc này cũng đòi hỏi sự hiểu biết về thực tế thương mại của NTK và CEO, để giải quyết một số vấn đề cùng nhau. Patricia Romatet, giám đốc nghiên cứu tại Institut Français de la Mode, nói: “Bạn cần phải biết một số kỹ năng cơ bản của ngành công nghiệp thời trang để biết cách chọn họ và làm thế nào để thiết lập được mối quan hệ.”Làm thế nào bạn chia sẻ đơn hàng, đăng ký thương hiệu, làm thế nào bạn xác định trách nhiệm tương ứng của doanh số bán hàng.”
“Nếu bạn chưa được dạy bất kỳ ngôn ngữ kinh doanh nào và bạn lại làm làm giám đốc sáng tạo cho một thương hiệu, bạn sẽ không được xem trọng trong các cuộc họp với các giám đốc thương hiệu hoặc thậm chí với CEO của bạn”, Pieters nói – Giám đốc sáng tạo của của Hugo Boss từ năm 2007 đến năm 2010. “Đó là thời điểm vô cùng thất vọng. Tôi chỉ được xem như một người thuộc bộ phận sáng tạo và ý kiến của tôi về bất cứ điều gì khác thường bị bỏ qua.”
Thời thế đổi thay
Năm ngoái, Trường Cao đẳng Thời trang Luân Đôn đã bắt đầu đưa khoá học về kinh doanh thời trang vào giảng dạy. Trong ba năm qua, Parsons cũng thực hiện lại chương trình giảng dạy bậc đại học sao cho cân bằng giữa kinh doanh và sáng tạo. “Các sinh viên thiết kế có thể kết hợp của các lớp học kinh doanh bắt buộc và không bắt buộc”. Joel Towers, giám đốc điều hành của Parsons, nói: “Có một sự thay đổi xảy ra khi sinh viên nhận ra hoạt động kinh doanh ngày càng thú vị, và họ muốn đi sâu hơn và hợp nhất kinh doanh và sáng tạo hơn.”
Vậy, cách tốt nhất, để học được những kiến thức kinh doanh thời trang, dù cho bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, là ở đâu? Hãy làm quen với các trải nghiệm thực tế tại các xưởng thời trang lớn. “Việc thực tập cần được thực hiện ngay từ những ngày đầu. Đó là nơi bạn thực sự học những kĩ năng sống còn trong cuộc chơi này.” Nhà thiết kế Phillip Lim, người bắt đầu sự nghiệp của mình ở một công xưởng, mê đắm trong việc ngắm nhìn những mặt hàng thời trang được bán, và than thở rằng nhiều trường chỉ cung cấp thực tập cho sinh viên năm cuối. “Vâng, tại sao phải chờ đợi đến tận năm cuối mới thực tập? Hãy bắt đầu từ năm nhất!”
Sinh viên cần phải nhớ cốt lõi của học tập vẫn là trải nghiệm. Tôi thực tập, tôi làm việc không công, tay tôi dính bẩn ở khắp nơi, tôi thấy những điều mà tôi không nên nhìn thấy, nhưng đó là trải nghiệm tạo ra sự khác biệt. – NTK Christopher Kane
Năm 21 tuổi, Alexander Wang vừa là thực tập sinh của Barneys, vừa học tập tại Parsons. “Đối với một số người, trường học là điều đúng đắn. Nhưng tôi đã được kích thích nhiều hơn bởi những kinh nghiệm khác bên ngoài nữa. Một năm bán giày tại Barneys cũng cho tôi quá nhiều bài học lớn.”
Christopher Kane, người đã từng làm việc cho NTK Giles Deacon trong thời gian học tại Central Saint Martins, và Versace trong khi thiết lập nhãn hiệu riêng của mình, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm thực tế: “Sinh viên cần phải nhớ cốt lõi của học tập vẫn là trải nghiệm. Tôi thực tập, tôi làm việc không công, tay tôi dính bẩn ở khắp nơi, tôi thấy những điều mà tôi không nên nhìn thấy, nhưng đó là trải nghiệm tạo ra sự khác biệt.”
Tuy nhiên, không phải nơi thực tập nào cũng là như ý. Điều này cần sự tỉnh táo của sinh viên, tránh sa vào các môi trường nhà xưởng quá gossip, hoặc công việc quá nhàn hạ, giấu nghề. Chưa kể một số môi trường nhà xưởng dạy nhiều điều gian dối trong kinh doanh. Hãy hiểu rằng, điều bạn cần là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai. Điều nào tốt, hãy chọn lấy để học hỏi!
Bài viết được mang lại bởi đội ngũ FACE – The Fashion Design Academy