Nhìn lại thời hoàng kim của Tuần lễ thời trang New York và những kì vọng dành cho Tom Ford
Ngày đăng: 10/09/19
Tuần lễ thời trang New York (NYFW), diễn ra một năm hai lần vào Tháng 2 và Tháng 9, là nơi các nhà thiết kế giới thiệu bộ sưu mới của mình trước những nhân vật trong ngành thời trang. Kéo dài suốt 75 năm, đã từng trải qua thời kì hưng thịnh, nhưng trong một thập kỷ qua, NYFW đã dần mất đi hào quang, thay vào đó sự triển lãm thương mại cồng kềnh và bộ máy lỗi thời trước một ngành công nghiệp đang bị tác động dữ dội của công nghệ số.
Có thể nói, giai đoạn 1990 – 2000, là cột mốc vàng son của Tuần lễ Thời trang New York. Từ những buổi tiệc thời trang hào nhoáng cho đến việc kinh doanh thời trang mở rộng dần với sự tham gia của những ngôi sao danh tiếng, cho đến khi kinh tế suy thoái và công nghệ số dần lên ngôi, nhiều nhận định cho rằng NYFW đang chết dần.
Nhìn lại lịch sử của Tuần lễ thời trang New York
Bắt đầu mùa thu và xuân năm 1943, sự kiện tuần lễ thời trang được diễn ra, trong thời gian đó các biên tập viên sẽ đổ về các khách sạn lớn để xem các buổi trình diễn và ra mắt các bộ sưu tập mới nhất của các nhà thiết kế. Từ thập niên 1940 đến các thập niên 80, New York, Paris, London và Milan đã tự thành lập nên nhóm Big Four, là trung tâm thời trang lớn nhất và quan trọng nhất, mỗi trung tâm đều có những buổi trình diễn riêng. Khái niệm về một sự kiện kéo dài một tuần, dành riêng tại một thành phố, để thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang của khu vực đó, giờ đã lan rộng trên toàn cầu.
Trong một thời gian dài, tuần lễ thời trang là nơi các biên tập viên và khách hàng có cơ hội xem trước các bộ sưu tập và ngắm nhìn các xu hướng lớn sẽ xuất hiện trên các kệ hàng sáu tháng sau. Để từ đó, các tạp chí bắt đầu chuẩn bị những bài viết và các cửa hàng lên chiến lược kinh doanh của mình.
Tuần lễ thời trang New York được xem là bắt đầu chính thức từ năm 1993, Fern Mallis khi đó là giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ, đã tìm cách tập trung các buổi trình diễn lại trong một khu vực.
Tuần lễ thời trang New York được xem là bắt đầu chính thức từ năm 1993, Fern Mallis khi đó là giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ, đã tìm cách tập trung các buổi trình diễn lại trong một khu vực. Trước đó, trung bình New York có 50 chương trình diễn ra tại 50 địa điểm, một cơn ác mộng đối với các biên tập viên lẫn khách hàng khi phải di chuyển liên tục và chạy khắp thành phố để xem các bộ sưu tập.
Đến năm 1994, thành công của các nhà thiết kế người Mỹ như Calvin Klein và sự góp mặt của những người nổi tiếng mà chương trình thu hút được, chẳng hạn như Leonardo DiCaprio đã khiến NYFW ngày càng trở nên nổi bật. Ngay cả Gianni Versace và Prada cũng muốn trình diễn ở New York để mở rộng kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, với sự ra đời của các dự án “Project Runway” và “America Next Next Model” cộng hưởng với sự hưng thịnh của thời kì nhạc pop Mỹ đã thúc đẩy cho NYFW càng thêm rực rỡ. Trong 16 năm liền, các chương trình đã diễn ra bên trong các lều được dựng trong Công viên Manhattan Bry Bryant. Khách mời không còn cần phải chạy khắp New York, mà các nhà thiết kế cũng không cần phải sản xuất toàn bộ chương trình: không gian, ánh sáng, âm thanh và an ninh đều được xử lý bởi một công ty sản xuất. Chi phí trọn gói vào năm 2007, ước tính ít nhất 50.000 đô la một buổi trình diễn.
Khách mời không còn cần phải chạy khắp New York, mà các nhà thiết kế cũng không cần phải sản xuất toàn bộ chương trình: không gian, ánh sáng, âm thanh và an ninh đều được xử lý bởi một công ty sản xuất.
Bắt đầu những thăng trầm
Đến năm 2010, NYFW đã phát triển đến con số hơn 300 chương trình, ban tổ chức phải rời công viên Bryant Park để chuyển sang Lincoln Center để có vị trí rộng rãi hơn. Một năm sau đó nữa, các nhà thiết kế bắt đầu tung các chương trình lên YouTube để phổ biến hơn với công chúng.
Đây cũng là thời điểm mà các “fashion influencer” bắt đầu hình thành và phát triển. Trước thời của Instagram, những người giàu có với gu ăn mặc đẹp thường chia sẻ hình ảnh về trang phục của họ trên các bài blog. Từ năm 2004-2008, các blogger dần dần phát triển, họ có gu riêng, phong cách riêng, giọng văn riêng, tiêu biểu có thể kể đến Bryanboy hay Tavi Gevinson. Cũng từ đây, các quyền lực định hướng dư luận về thời trang tập trung gần như tuyệt đối trong tay các biên tập viên các tạp chí dần bị lung lay.
Cũng từ đây, các quyền lực định hướng dư luận về thời trang tập trung gần như tuyệt đối trong tay các biên tập viên các tạp chí dần bị lung lay.
Marc Jacobs, một trong những nhà thiết kế đầu tiên đã nhận ra tầm ảnh hưởng của các “fashion influencer”, ông đặt tên một chiếc túi theo tên Bryanboy vào năm 2008, và tạp chí Lucky đã đưa ba người có ảnh hưởng kỹ thuật số lên trang bìa vào năm 2015. “Fashion influencer” trở thành một lực lượng mới xuất hiện ở các Tuần lễ thời trang. Họ khiến cho các quy tắc cũ của Tuần lễ thời trang như chỉ trình diễn trước người trong giới, không được chụp ảnh trong các chương trình trở nên lỗi thời sâu sắc.
“Fashion influencer” trở thành một lực lượng mới xuất hiện ở các Tuần lễ thời trang. Họ khiến cho các quy tắc cũ của Tuần lễ thời trang như chỉ trình diễn trước người trong giới, không được chụp ảnh trong các chương trình trở nên lỗi thời sâu sắc.
Vào năm 2015, NYFW dần tan rã với vụ kiện xuất phát từ địa điểm tổ chức, vốn không được sử dụng cho mục đích thương mại. Tuần lễ thời trang đã rời khỏi Lincoln Center để chuyển sang Skylight Clarkson Square ở Tribeca và Phòng trưng bày tại Dream Downtown. Các nhà thiết kế cũng bắt đầu tự tìm địa điểm riêng cho mình. Alexander Wang thích thuê các nhà kho khổng lồ trình diễn, trong khi các nhà thiết kế mới tổ chức các trunk show hay tạo nên những chương trình giống như các buổi trình diễn nghệ thuật. Norma Kamali đã ra mắt bộ sưu tập thông qua các bộ phim thời trang ngắn. Misha Nonoo phát chương trình trên Snapchat.
Các NTK đã tính toán lại việc ra mắt BST của mình trước áp lực tài chính. Vào năm 2014, một thương hiệu phải chi trả ước tính khoảng 200.000 đô la cho ban tổ chức NYFW. NYFW trở nên suy yếu hơn nữa khi mà nhiều nhà thiết kế quyết định chọn thời gian trình diễn khác lịch tuần lễ thời trang truyền thống.
Tại sao tuần lễ thời trang lại mất dần vị thế?
Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh xã hội khiến cho giờ đây, các chương trình không còn trình diễn khép kín trước một bộ phận khán giả. Bất kì ai cũng có thể xem trên internet, các nhà thiết kế không thể lơ là những phản hồi thông qua các kênh truyền thông xã hội. Điều này thúc đẩy nhiều sự thay đổi: các người mẫu phải đa dạng sắc tộc hơn và đa dạng hơn về hình thể. Các nhà thiết kế cũng lồng ghép vào trong bộ sưu tập những quan điểm và chính trị và xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh xã hội khiến cho giờ đây, các chương trình không còn trình diễn khép kín trước một bộ phận khán giả.
Tuy nhiên, hình thức mua sắm của người tiêu dùng ngày nay cũng dần thay đổi. Vào thế kỉ 17, Vua Louis XIV đã thiết lập để nước Pháp trở thành trung tâm của ngành dệt may xa xỉ bằng cách áp dụng lịch trình theo mùa, trong đó hàng dệt may mới sẽ được phát hành hai lần một năm, như một cách khuyến khích mọi người mua sắm nhiều hơn. Trong thời đại internet, khách hàng phải chờ 6 tháng để mua một món trang phục xuất hiện trên đường băng là quá chậm. Trong thời đại hình ảnh bão hòa, một xu hướng thời trang sau 6 tháng đã chớm tắt. NYFW cũng thay đổi, năm 2016, các nhà thiết kế lớn như Burberry, Tom Ford và Tommy Hilfiger đã áp dụng chiến lược “see now – buy now”, các BST trình diễn có sẵn để khách hàng có thể mua ngay lập tức.
Tuy nhiên, áp lực phải cho ra mắt tối thiểu 4 bộ sưu tập mỗi năm là một gánh nặng sáng tạo và tài chính cho các thương hiệu. Một số thương hiệu tìm hướng đi khác, như tạo sự khan hiếm đối với sản phẩm của mình, ra mắt BST giới hạn và ra mắt vào thời điểm thích hợp thay vì theo lịch, thành công điển hình là Supreme. Các thương hiệu này không lệ thuộc vào NYFW.
Một số thương hiệu tìm hướng đi khác, như tạo sự khan hiếm đối với sản phẩm của mình, ra mắt BST giới hạn và ra mắt vào thời điểm thích hợp thay vì theo lịch, thành công điển hình là Supreme.
Tom Ford chính thức làm Chủ tịch CFDA
Bắt đầu vào tháng 6-2019, nhà thiết kế Tom Ford đã chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng các Nhà thiết kế thời trang của Mỹ (CFDA). Kế nhiệm Diane von Furstenberg, Tom Ford là gương mặt thứ 11 vinh dự giữ vị trí Chủ tịch hội đồng. Dưới thời Diane von Furstenberg và Giám đốc điều hành Steven Kolb, CFDA đã mở ra kỷ nguyên tăng trưởng chưa từng có cho ngành công nghiệp thời trang Mỹ. Với kinh nghiệm và vốn kiến thức sâu rộng, Tom Ford được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những kết quả khả quan như người tiền nhiệm.
Với kinh nghiệm và vốn kiến thức sâu rộng, Tom Ford được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những kết quả khả quan như người tiền nhiệm.
Sau khi tiếp quản vị trí Chủ tịch, Tom Ford cần tập trung vào những thay đổi từ Giải thưởng Thời trang CFDA (CFDA Fashion Awards), lịch trình Tuần lễ thời trang New York và các sáng kiến bảo vệ quyền lợi của người mẫu, yếu tố bền vững cùng sự đa dạng trong ngành thời trang Mỹ. Bắt đầu từ Tháng 9, mùa thời trang Xuân Hè 2020, chương trình NYFW sẽ kéo dài 5 ngày 5 đêm thay vì 7 ngày 8 đêm như hiện nay. Chương trình sẽ diễn ra từ tối thứ Sáu, ngày 6/9 đến tối thứ Tư, 11/9. Đây là bước chuyển lớn đầu tiên của Tom Ford với vai trò chủ tịch CFDA.
Là người từng 7 lần nhận giải thưởng danh giá của hội đồng VFDA, cũng như tiên phong trong chiến dịch kinh doanh “see now-buy now”, Tom Ford được kì vọng sẽ tạo nên những chiến lược mới để vực dậy NYFW. Cả thế giới đang chờ đợi tầm nhìn của Tom Ford và những động thái tiếp theo của ông trước tình hình phức tạp: sự thay đổi của ngành công nghiệp bán lẻ, sự cạnh tranh của thương mại điện tử, mô hình bán buôn thời trang xa xỉ thay đổi trong vài năm trở lại đây. Cả thế giới đang chờ đợi sự chuyển mình của NYFW!
Thực hiện: Hoàng Khôi
Tham khảo BOF, Vox, NYtimes