Ethical fashion certifications: 10 chứng nhận về thời trang đạo đức mà bạn cần biết

Ngày đăng: 05/11/19

Đôi khi những định nghĩa về thời trang bền vững thực sự rất mơ hồ và những thuật ngữ này xuất hiện nhiều như một chiêu trò trong các quảng cáo của các thương hiệu. Ví dụ ethical production (sản xuất có đạo đức) hay environmentally-sound manufacturing (sản xuất thân thiện với môi trường) thực sự là gì? 

Rất nhiều thương hiệu xa xỉ rêu rao về những sản phẩm được handmade (làm thủ công) hay produced by artisans (sản xuất bởi những nghệ nhân) nhưng điều này có đồng nghĩa với việc những người làm ra chúng được trả lương công bằng? Vậy còn những nguồn nhân lực local (bản địa) thì sao, một khu vực rộng lớn cỡ nào sẽ được gọi là “bản địa”? Và tiêu chí nào để xác định được người làm ra sản phẩm là artisan (nghệ nhân)? 

Những xác nhận của một tổ chức uy tín giúp bạn yên tâm hơn khi mua sắm. Trước khi mua một sản phẩm được quảng bá là làm ra với quy trình sản xuất đạo đức, hãy kiểm tra xem liệu có các xác nhận Ethical fashion certifications của một trong các tổ chức sau đây không nhé!

Fashion Revolution

Who made your clothes? (Ai làm quần áo cho bạn?) Nếu bạn muốn đảm bảo rằng quần áo của mình được sản xuất một cách có đạo đức, hãy tìm đến những thương hiệu quần áo đang tham gia vào Fashion Revolution. Tổ chức nhắm tới các thương hiệu mà trong quá trình sản xuất, họ đảm bảo trả lương cho nhân viên một cách công bằng và toàn bộ quy trình sản phẩm có thể theo dõi và minh bạch. Fashion Revolution hiện chưa cung cấp một chứng nhận cụ thể, tuy nhiên họ đang chuẩn bị cho ra mắt chứng nhận của mình.

EcoCert 

Chứng nhận này đánh giá những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể dùng để tạo ra trang phục. Những ví dụ tiêu biểu kể đến: cotton hữu cơ, vải hemp và vải lanh. 

EcoCert được khởi xướng ở Pháp và từ đó mở rộng ra toàn cầu. Họ cung cấp các buổi huấn luyện nông nghiệp giúp các trang trại tổ chức kế hoạch cho các thực hành hữu cơ tốt hơn. EcoCert cũng cấp chứng nhận về chất liệu vải được làm ra từ những chất liệu hữu cơ theo quy chuẩn của Organic Content. Mục đích của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc của các chất liệu thô trong toàn bộ các bước sản xuất. 

Global Organic Textile Standard

Nếu như cotton được sản xuất tại Pakistan sau đó được dệt sợi tại Ấn độ, công đoạn cắt được làm ở Bangladesh và lắp ghép được hoàn thiện ở Trung Quốc, in ấn tại An… thì dễ dẫn tới khả năng các tiêu chuẩn bị lẫn lộn. Nhưng tổ chức Global Organic Textile Standard (GOTs) hợp nhất các tiêu chuẩn giữa các nước cũng như toàn bộ các bước trong sản xuất. Chứng nhận chứng nhận chất liệu chứa 70% hữu cơ và có trong các chất liệu may trang phục từ cotton hữu cơ, vải gai dầu, len hay vải lanh. 

Ngày nay, GOT có 19 cơ quan chứng nhận uỷ quyền giám sát 1,4 triệu công nhân và 4,600 cơ sở hoạt động dựa trên điều kiện của họ. 

Fairwear Foundation

May là một trong những công đoạn yêu cầu nhiều lao động nhất trong sản xuất và cũng là công đoạn xảy ra nhiều vấn đề nhất trong lao động, vì vậy Fairwear Foundation tập trung vào những thay đổi thực tiễn đối với những công nhân may mạc.

Khi trở thành một thành viên của Fairwear Foundation, một thương hiệu sẽ theo đuổi những bước cơ bản dựa trên tiêu chuẩn trong các tuyên ngôn của Liên hiêp quốc về Quyền con người. Sự lựa chọn công việc là hoàn toàn tự nguyện; trẻ em dưới 15 tuổi không được phép tuyển dụng; cơ hội được trao bình đẳng cho tất cả người lao động; công nhân có quyền kết hợp thành liên đoàn; toàn bộ nhân viên có quyền để đạt được cơ hội như nhau, thoả thuận theo nhóm, mức lương, một môi trường làm việc an toàn, thời gian làm việc hợp lý. Một cách ngắn gọn đây là những yếu tố về con người trong sản xuất. 

Tổ chức Fairwear Foundatio được đặt tại châu Âu và làm việc với nhiều thương hiệu sử dụng sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu.

Oeko-Tex

Một trong những chứng nhận nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thời trang bên vững. Oeko-Tex Standard cho phép mọi người biết về xuất xứ của chất liệu vải mà bạn đang mặc liệu có chứa các chất hoá học độc hại hay không, điều này đặc biệt quan trọng đối với trang phục trẻ em và đồ ngủ.

Hệ thống của Oeko-tex sử dụng bốn trụ cột – chất hoá học cấm, chất hoá học cho phép nhưng khochưa các thành phần độc hại tới sức khoẻ, chất hoá học được coi là an toàn và các chất hoá học an toàn. 

Oeko-Tex Standard 100 có thể được dung trong những công đoạn sản xuất khác nhau và việc thử nghiệm thì được thực hiện bởi các giám sát viên. Thông thường bạn sẽ thấy chứng nhận Oeko-Tex đi kèm với chứng nhận GOT. 

Cradle 2 Cradle 

Sau cùng mọi vật chất đều trở về với mặt đất, vì thế Cradle 2 Cradle là chứng nhận tập trung vào vòng đời của sản phẩm. Nói ngắn gọn, chứng nhận Cradle 2 Cradle tập trung vào tình trạng hữu cơ của các chất liệu vải – khả năng tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo, chất lượng hiệu quả của nước và trách nhiệm xã hội đằng sau việc sản xuất. Nhìn chung, đây là một chứng nhận tuyệt vời cả về cả đạo đức và tính bền vững.

Ethical Trading Initiative

Sau khi vụ việc xâm phạm quyền con người trong ngành công nghiệp thời trang bị phơi bày vào những năm 1990, tổ chức Ethical Trading Initiative được ra mắt với mục đích giám sát những trung tâm sản xuất. Sứ mệnh của họ rất rõ ràng: nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổ chức tập chung vào 9 nguyên tắc giống như Fairwear Foundation. Đối với tôi, các thương hiệu thành viên của ETI cho thấy họ đang cố để tạo ra những cải thiện đạo đức hơn nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên. Theo quan điểm của tôi, các thương hiệu thành viên, trong đó có H&M, vẫn còn một con đường dài cần đi phía trước mới có thể đảm bảo chuỗi cung ứng của mình có tâm và minh bạch. 

Bluesign

Tiêu chuẩn bluesign® chỉ ra rằng một loại vải có “dấu chân” sinh thái nhỏ nhất có thể. Bluesign đánh giá các thương hiệu từ dưới lên, nhìn nhận một cách cẩn thận vào năng suất của tài nguyên, tiêu dùng an toàn, nước thải, khí thải và sức khoẻ nghề nghiệp cũng như các tiêu chuẩn an toàn khác. Chứng nhận là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra các thực hành về lao động và dấu chân môi trường của một thương hiệu. 

Certified B Corporation 

Các tập đoàn thường được coi là kẻ thù của phát triển bền vững, như B Corporation là một tổ chức đang cung cấp những hành động thân thiện với môi trường. Những thương hiệu có chứng nhận B Corporation là những thương hiệu  đáp ứng đủ một danh sách dài các tiêu chuẩn hiệu suất liên quan tới môi trường và xã hội và có một cấu trúc pháp lý tập trung vào trách nhiệm tổ chức. Certified B Corporation tin rằng họ có trách nhiệm đối với cả cộng đồng và hành tinh. Đây là một mô hình mới, minh bạch hơn, kinh doanh tích cực hơn, không chỉ dành cho các thương hiệu thời trang mà còn cho những người trồng cây lương thực và rộng lớn hơn. 

Fair Trade Certified

Fair Trade Certified thường áp dụng cho thực phẩm, nhưng cũng có thể áp dụng cho hàng may mặc. Chứng nhận cho thấy những người trong chuỗi cung ứng của một sản phẩm đã được trả lương công bằng công việc và sản phẩm của họ, thường là cao hơn giá thị trường hiện tại và làm việc trong điều kiện an toàn. Việc đối xử với nhân công được đặt lên hàng đầu, và bạn có thể yên tâm rằng các thương hiệu được chứng nhận đang giúp phát triển cộng đồng ở các khu vực nghèo nhất trên thế giới. Một số thương hiệu có chứng nhận Fair Trade Certified mà bạn có thể biết bao gồm Patagonia và prAna.

 

Chuyển ngữ: Blue 

Tham khảo Eluxemagazine