H&M đang thử nghiệm thuốc nhuộm từ cà phê thiên nhiên và da từ rượu vang thừa
Ngày đăng: 01/02/20
Hơn 10 năm trước, H&M đã ra mắt BST capsule đầu tiên làm từ bông hữu cơ. Những gì được cảm thấy lạ lẫm tại thời điểm đó giờ đây đã trở thành những xu hướng chính và rất được mong đợi; Nếu không sử dụng bông hữu cơ, thì ta có thể làm gì vào lúc ấy? Đây là mô hình mà H&M hy vọng sẽ phát triển với các vật liệu sinh thái mới nhất của hãng, xuất hiện ngày hôm nay trong BST Conscious Collection mới nhất.
Điều đáng ngạc nhiên nằm ở các công nghệ cao đến quá trình DIY hóa toàn bộ, BST lần này nối tiếp các mùa trước với các vật liệu sinh học và vải tái chế một cách nghiệm ngặt. Nhưng Vegea, một chất liệu da thuần chay mềm được tạo ra từ sản phẩm phụ của quá trình làm rượu vang mới chính là ngôi sao. H&M đã phát hiện ra ý tưởng này từ giải thưởng Global Change Award của hãng vào năm 2017. Loại da này được ứng dụng lên túi xách đeo vai và một vài mẫu giày. Cũng bắt nguồn từ các chất hữu cơ tự nhiên nhưng bề mặt đơn giản hơn chính là một loại chất liệu thay thế khác từ bã cà phê trong phòng nghiên cứu của H&M tại Trung Quốc.
“Để hướng về phía trước, chúng ta cần phải sử dụng nhiều vật liệu sinh học hơn và sử dụng nhiều chất thải để tải chế trong các BST của mình.” Chuyên gia về vấn đề bền vững của H&M, Pascal Brun, giải thích. Anh ấy rất hào hứng với các vật liệu tái chế, nhưng tập trung nhiều nhất vào quá trình “fiber to fiber” recycling (vòng tuần hoàn quần áo cũ được phân ra và lấy sợi để làm ra các sản phẩm mới), như polyester tái chế từ chất Renu, có nguồn gốc từ hàng may mặc thực tế, không phải từ chai nhựa. Tương tự, một chất liệu mới có tên Circulose được làm từ bông được thu lại và viscose (vải làm từ bột gỗ nhiều loại cây), 100% tự nhiên và được ra mắt trên toàn thế giới của H&M. Brun hy vọng chúng cuối cùng cũng sẽ trở thành một phần vĩnh viễn trong các BST, không chỉ riêng trong BST ngắn hạn Conscious Exclusive. “Những nghiên cứu này thúc đẩy sự cải tiến của ngành công nghiệp và đồng thời giúp chúng ngày càng thương mại hóa (cho cả H&M chúng tôi và các thương hiệu khác).” Anh nói thêm.
“Những nghiên cứu này thúc đẩy sự cải tiến của ngành công nghiệp và đồng thời giúp chúng ngày càng thương mại hóa (cho cả H&M chúng tôi và các thương hiệu khác).”
Tuy nhiên, việc mua một chiếc váy làm từ viscose tái chế hoặc polyester không phải là một “lối tắt để trở nên bền vững”, Brun và Ann-Sofie Johansson, cố vấn sáng tạo của H&M, đồng ý rằng thách thức lớn vẫn là hàng hóa may mặc thời kỳ cuối đời; tái chế polyester đổ nhựa vi sinh trong quá trình tẩy rửa và không phân hủy sinh học ở bãi rác. “Vào năm 2020 và những năm sau nữa, chúng ta cần đưa khái niệm về tính tuần hoàn lên một cấp độ khác” Brun nói thêm. “Đó là cách duy nhất để hình dung về các mục tiêu của chúng tôi đối với tài nguyên thiên nhiên [trong thập kỷ tới]. Tuy nhiên, đó chỉ là về vật liệu, đó là về cách chúng ta có thể thiết kế quần áo để tồn tại lâu hơn và cuối cùng được tái chế, và làm thế nào chúng ta có thể lôi kéo khách hàng của mình để họ có những hành vi bền vững hơn? Đó mới là một cách tiếp cận toàn diện.”
Johansson giới thiệu các sáng kiến dành cho những BST may mặc của H&M – bạn có thể mang quần áo cũ đến bất kỳ cửa hàng H&M nào để được đem đi tái chế hoặc quyên tặng – và một vài mô hình kinh doanh mới rất tiềm năng để bán lại và cho thuê quần áo. Theo như thiết kế, cô và nhóm của mình lưu tâm về tuổi thọ và tính vượt thời gian hơn là xu hướng, rơi đúng vào vấn đề của thời trang xa xỉ. Cô nói, chúng tôi quan tâm việc làm cho quần áo bền hơn và có thể tái chế, nhưng cũng phải mang “độ bền về mặt cảm xúc”,” cô nói. “Nếu bạn yêu một bộ quần áo, bạn hãy chăm sóc nó và giữ nó thật lâu. Giá cả không là vấn đề nếu bạn thực sự yêu thích nó, bạn sẽ quan tâm đến nó, bạn sẽ sửa chữa nó và khi bạn không muốn nó, có lẽ bạn có thể bán lại nó. Cảm xúc, tình cảm thật sự rất quan trọng.”
Chiếc áo một vai từ polyester tái chế được mặc bởi mẫu Anna Ewers xòe bồng hấp dẫn trong lookbook chắc chắn đủ khả năng khiến bạn thèm muốn hay mẫu đẫm in họa tiết và trang sức thủy tinh tái chế. Đến năm 2030, chúng sẽ chẳng còn gì mới lạ; Mục tiêu toàn cầu của H&M là 100% nguyên liệu của hãng sẽ được tái chế hoặc có nguồn gốc bền vững vào thời điểm đó. Cho đến lúc đó, hãy đánh dấu lịch vào ngày 26 tháng 3 năm nay khi bạn có thể chạm tay vào những chiếc túi da màu da rượu vang và chiếc đầm poly tái chế.
Biên dịch: Hiếu Lê
Theo Vogue
Ảnh: Internet