“Hậu đại dịch, thời trang phải coi trọng chất lượng hơn số lượng” – thông điệp từ Sara Maino, Vogue Ý
Ngày đăng: 31/03/20
Các nhà thiết kế thời trang đang gặp khó khăn, nhiều nhà máy lâm vào tình trạng ngừng sản xuất vì ảnh hưởng của COVID-19. “Tôi nghĩ – tôi mong – rằng những thương hiệu lớn nhận ra rằng quá nhiều sản phẩm thật không cần thiết. Mặt khác, ở vai trò người tiêu dùng ta cần nhận thức về cách tiêu thụ sản phẩm” – thông điệp được phát đi từ phó tổng biên tập Vogue Ý, Sara Maino.
“Chúng tôi tiếp tục công việc như thường lệ, nhưng theo một cách khác – Sara Maino nói qua điện thoại. Phó tổng biên tập tạp chí Vogue Italia và người đứng đầu tạp chí Vogue Talents, Maino thường xuyên đi tìm kiếm các tài năng mới. Cô thường tham dự có tuần lễ thời trang hay các sự kiện xuyên suốt tháng Ba và Tư, nhưng năm nay lại khác. Ở tại Milan, tự mình cách ly tại nhà, phó tổng biên tập hỗ trợ các nhà thiết kế thông qua việc đánh giá portfolio qua mạng hay giới thiệu trên chương trình Upload Your Show của chính cô. Cũng từ chương trình này, cô hay chia sẻ những suy nghĩ của mình về tính bền vững, cuộc sống hậu đại dịch và tương lai – cũng như tầm quan trọng – của các show thời trang.
Khi tôi được phỏng vấn nhiều người hay hỏi: “Bà nghĩ gì về ngành xa xỉ?” – Giờ đây ngành xa xỉ cần phải làm điều gì đó. Thực ra, tôi biết nó đang được tranh cãi trên toàn cầu – trong bối cảnh thế giới đang lên nóng lên vì virus cũng là lúc chúng ta có thêm thời gian, điều chưa từng có trước đây. Đây là lúc để nghĩ về những dự án mới và về tương lai, những gì sẽ đạt được, nhưng hiển nhiên là nằm ở tương lai.
Tìm kiếm sự tích cực, tôi nghĩ [lần tạm dừng này] cũng là cách để khởi động và nghĩ lại về những gì sẽ làm. Tôi đã nói chuyện với những sinh viên trong lớp Master Class của mình vào sáng nay và các em hỏi “Chúng ta sẽ thấy gì sau này?” – tôi không có quả cầu chiêm tinh, nhưng những gì tôi thấy là thời trang sẽ không hơn về số lượng nữa, mà phải là chất lượng. Trước đây chất lượng có ở khắp: chất lượng sản xuất, chất lượng show diễn, chất lượng mẫu thử – vì thế chất lượng không được cân nhắc đầy đủ.
Giờ rõ ràng mọi thứ đang chậm lại, chậm lại theo lẽ tự nhiên, bởi các nơi đa phần đóng cửa và chỉ ít nơi còn sản xuất được. Tôi nghĩ – tôi mong – rằng những thương hiệu lớn nhận ra rằng quá nhiều sản phẩm thật không cần thiết. Mặt khác, ở vai trò người tiêu dùng ta cần nhận thức về cách tiêu thụ, và những thương hiệu cùng với truyền thông cần tuyên truyền hơn về những nơi mua sắm có trách nhiệm và cách để làm sao mua sắm thông minh hơn nữa.
Phần khó khăn là tôi đã trò chuyện với rất nhiều nhà thiết kế, họ đang lâm vào tuyệt vọng. Nhiều nhà thiết kế đang gặp khó khăn. Nếu chính quyền không hành động giúp các doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ phải đóng cửa. The Milan Chamber of the Camera Nazionale della Moda Italiana đã gửi tài liệu đến chính quyền để yêu cầu hoãn chi trả tiền thuê và thuế để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể duy trì.
Tôi lo ngại về những gì sau này hơn hiện tại, tôi cần phải nói. Thi thoảng ý tưởng đe dọa tôi còn hơn cả bệnh tật. Đó không chỉ là sau đại dịch kết thúc chúng ta trở lại nhà hàng cùng nhau; mọi thứ cần mở lại từ từ hoặc chúng ta cần giữ khoảng cách. Có điều kiện thì các trường học cần phải đóng đến tháng Chín. Tôi rời nhà với găng tay và khẩu trang chỉ để mua thức ăn và tránh xa 1m với mọi người. Ai đó không giữ khoảng cách và bạn sẽ phải kêu họ tránh xa ít nhất một mét. Đó thật là thử thách!
[Như tương lai của các show diễn thời trang], liên quan đến rất nhiều tiền. Các tuần lễ thời trang không chỉ bao gồm các show diễn, nó còn có các thông điệp, sự kết nối cộng đồng. Các sự kiện trong các tuần lễ thời trang để gặp gỡ, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau. Có nhiều điều đằng sau đó lắm. Tôi nghĩ rằng tôi tương lai, như tôi đã nói, nó sẽ ít hơn về số lượng hơn gia tăng chất lượng. Tôi nghĩ rằng hơn bao giờ hết, cần tạo nên một hệ thống. Rõ ràng các quốc gia đều có cái mình cần, nhưng chúng ta cần thiết để có một hệ thống và hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ với nhau.Virus này là dấu hiệu đến từ hành tinh đang dần bị chúng ta hủy hoại. Giờ đây cá và cá heo đang lội tung tăng ở Venice. Chắc hẳn đến cuối tháng Milan sẽ có chất lượng không khí không thua gì Switzerland. Chúng ta không thể vờ rằng mình sẽ luôn có cá heo và thiên nga giữa lòng Venice; tôi cho rằng cần tìm đến sự cân bằng.
Chúng ta chỉ là người khách trên hành tinh này. Hành tinh này sẽ còn tồn tại, nhưng chúng ta chỉ là khách qua đường. Chúng ta đã không tôn trọng hành tinh này cho đến giờ đây, nó gửi đi một thông điệp bằng [đại dịch] và không may, thông điệp này rất, rất dữ dội. Sự thay đổi cần phải diễn ra. Mọi người nghĩ rằng sẽ thay đổi từ từ, nhưng không thể. Phải thay đổi ngay, nhanh lên. Tôi nghĩ rằng điều này có thể xảy ra nhanh hơn dựa vào việc cách ly khiến chúng ta nhận ra rằng có nhiều điều chúng ta có thể làm mà trước đây chúng ta không làm, và nó cũng cho chúng ta thấy nếu làm cũng nhanh thôi. Chỉ là chúng ta không nghĩ thế vào trước đây.
Chuyển ngữ: Koi
Theo Vogue