Cuộc chiến tạo ra chất liệu denim xanh, sạch, dễ dàng tái chế của ngành thời trang
Ngày đăng: 12/05/20
Denim là một trang phục đa công năng và được yêu thích bởi người tiêu dùng trên thế giới, nhưng lại tiêu tốn rất nhiều nước, năng lượng, và lượng hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước.
Những nhà máy sản xuất denim là một trong những phân mảng sử dụng hóa chất và hao tổn nước nhiều nhất trong ngành thời trang. Đặt giữa những áp lực phải giảm thiểu giá thành sản xuất và quá trình thiết kế ra được kiểu cách mà các nhà thiết kế lẫn người tiêu dùng mong đợi, thật khó để loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực. Những nỗ lực nhỏ như muối bỏ bể đã được thực hiện bởi nhiều thương hiệu như thay đổi tiến trình nhuộm, sử dụng chất liệu tự nhiên hay tái chế.
Tổ chức The Ellen MacArthur đã thiết lập chương trình Jeans Redesign vào mùa Hè năm ngoái để hợp nhất lại những nỗ lực để thúc đẩy toàn ngành công nghiệp này hướng tới mục tiêu tuần hoàn trong sản xuất. “Càng nhiều tổ chức tiến hành sản xuất đồ jeans theo hình thức xoay vòng thì sẽ càng dễ dàng để áp dụng cho toàn ngành”, chia sẻ bởi Francois Souchet – người đứng đầu tổ chức tiên phong Make Fashion Circular.
Jean Redesign được thành lập với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn như Gap, H&M, Tommy Hilfiger, Mud Jeans, Outerknown và Reformation. Chỉ trong tháng qua, thêm 17 công ty gia nhập tổ chức, bao gồm Banana Republic, Wrangler và Icicle. Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất jeans chính yếu cũng đồng lòng chung sức với sự tham gia của hai nhà máy sản xuất nguyên liệu, bảy nhà máy dệt và xử lý vải. Điều đó rất quan trọng bởi không thể nào khả thi để sản xuất sản phẩm xoay vòng nếu không có sự hợp tác từ bất kỳ ai trong chuỗi cung ứng.
Mỗi mắt xích trong tổng thể quá trình sản xuất đến hoàn thiện sản phẩm đều có vai trò riêng trong việc biến đổi cách thức denim được sản xuất: thương hiệu cần nghĩ đến cách thiết kế khác đi, nhà máy cần dùng hóa chất bảo quản và cấu trúc chất liệu khác đi, những nhà cung ứng nguyên liệu cần tìm nguồn, dệt và nhuộm vải khác đi. Francois Souchet cũng nói rằng những thương hiệu đồng thuận tham gia sẽ không ngưng nghỉ những nỗ lực của họ bởi ảnh hưởng của đại dịch. Một vài thương hiệu đã bắt tay vào việc áp dụng những quy chuẩn trong việc tái thiết kế sản phẩm. Chính sự ảnh hưởng của đại dịch đã khiến dự án này trở nên thiết yếu hơn bao giờ.
“Sau khi vượt qua khỏi đại dịch này, chúng ta sẽ đối diện với sự lựa chọn rằng sẽ tái thiết lại ngành công nghiệp thời trang theo cách thức trước đây, lãng phí, ô nhiễm và dễ hư hao, hay thiết kế một mô hình mới để tạo nên một ngành công nghiệp có thể trụ vững, vương thịnh về lâu dài.” Francois Souchet – người đứng đầu tổ chức tiên phong Make Fashion Circular.
Cách để tái thiết kế quy trình sản xuất jeans
Để có thể tham gia vào dự án, một công ty cần phải phát triển một kế hoạch để đạt được bốn quy chuẩn của tổ chức, bao gồm độ bền, tính tái chế, truy xuất được nguồn gốc và độ sạch của chất liệu.
Tổ chức The Ellen MacArthur Foundation sẽ phải giám định với từng kế hoạch của các công ty. Ví dụ trong việc đánh giá sức bền, sản phẩm jeans phải chịu đựng được tối thiểu 30 lần giặt tại nhà. Các thương hiệu cũng phải giao tiếp hiệu quả với người tiêu dùng về cách để bảo quản tốt nhất sản phẩm. Đối với chất liệu, sợi dệt phải được trồng theo hình thức sạch, hữu cơ bởi các trang trại tái sử dụng hay chuyển đổi năng lượng; và không được phép áp dụng những hình thức sản xuất quy chuẩn cũ như mài đá, phun mài mòn, hoặc sử dụng các hóa chất độc hại thuộc danh mục cấm bởi tính chất nguy hại tới môi trường và sức khỏe của người lao động. Cuối cùng, doanh nghiệp buộc phải thống kê cụ thể bởi một bản tường trình thường niên bao gồm nội dung đầy đủ của quá trình sản xuất của họ.
Không phải là ngẫu nhiên mà mỗi hạng mục đánh giá là một thử thách lớn mà ngành công nghiệp phải cố gắng để đạt được. Souchet nói rằng đó cũng chính là lý do cốt yếu là tiêu chí đánh giá được chọn lựa, khi biết rằng ngành công nghiệp này sẽ có rất nhiều thứ để thay đổi.
“Có một vài sự hoài nghi từ các nhà thiết kế (trong tiến trình đàm thoại bước đầu với các thương hiệu), nhưng khi họ bắt đầu áp dụng những quy chuẩn và thực sự hiểu được chúng, họ bắt đầu tìm thấy rất nhiều sự tự do trong việc sáng tạo”.
Điều đó hoàn toàn khả thi là bởi vì tiêu chí đánh giá liên quan đến sự hạn chế trong suốt quá trình sản xuất và thành quả sau cùng của sản phẩm nhưng lại không đòi hỏi cụ thể rằng doanh nghiệp nên làm gì (thiết kế thế nào) để tuân theo những tiêu chí đánh giá. Điều này cho phép thương hiệu, cũng như nhà cung cấp sẽ được phép để thiết lập và thể nghiệm những hướng đi mới.
Thiết kế theo tính xoay vòng
Đối với những thương hiệu tham gia, đạt được những tiêu chuẩn đánh giá, thực chất lại phụ thuộc phần lớn vào quá trình thiết kế, giả sử giảm thiểu việc sử dụng đinh tán trong thiết kế là một sự lựa chọn về phong cách thiết kế. Một cách khác là các nhà thiết kế có thể sắp đặt chất liệu để làm gia tăng tối đa độ bền của sản phẩm làm ra, hoặc nghĩ đến cách thức để dễ dàng phân rã sản phẩm khi chúng đã đạt đến ngưỡng quá hạn sử dụng. Tuy rằng, nếu thật sự nhận định đúng thì tạm thời những tiêu chí đánh giá đề ra sẽ giới hạn phong cách thiết kế của các thương hiệu.
“Nó sẽ khó khăn hơn trong việc sản xuất những mẫu có tính co giãn cao, đặc biệt là khi sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Vậy nên sẽ khó khăn hơn trong việc làm ra những mẫu trang phục ôm sát cơ thể”, Amos Zhang – đại diện cho trụ sở tại Thượng Hải của thương hiệu Icicle chia sẻ.
Nó cũng không hẳn là một vấn đề quá lớn lao đối với Icicle, với chuyên môn chính là sản xuất các mẫu thiết kế suông ôm và sử dụng chất liệu thiên tự nhiên ngay từ những ngày đầu vận hành. Đây cũng là cơ hội để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với bộ phận thiết kế. “Nhóm thiết kế phải thực nghiệm với những chất liệu thân thiện hơn với môi trường và đáp ứng tiêu chí bền vững, tại sao họ cần giới hạn mật độ sử dụng của đinh tán tới mức tối thiểu, và hiểu được tại sao họ không được sử dụng hình thức mài đá hay phun mài mòn nữa trong tiến trình thiết kế. Điều này tạo ra một hệ thống nhận thức mới tới các nhà thiết kế của chúng tôi, để họ phải suy nghĩ về những gì và cách sẽ thiết kế sản phẩm theo một cách toàn diện hơn.”
Rào cản lớn nhất trong việc tái chế trang phục, bao gồm cả trang phục denim là bởi việc sử dụng các chất liệu hỗn hợp. Công nghệ tái chế tân tiến nhất hiện nay cũng không thể tách biệt các chất liệu hỗn hợp trong quá trình xử lý. Bằng việc yêu cầu tối thiểu sử dụng chất liệu hợp phần đến 98% là sợi tự nhiên, 2% còn lại được dành để tăng cường tính co giãn cho trang phục jeans.
Yêu cầu của dự án sẽ giúp loại bỏ những chất liệu hợp thành giữa cotton và polyester thường thấy trên thị trường. Điều đó cũng đồng thời cấm hoàn toàn việc sử dụng chất liệu polyester, loại nguyên liệu trong ngành sản xuất denim được sử dụng ngày càng rộng rãi vì tính giá thành sản xuất rẻ và tính chất đàn hồi của nó góp phần làm tăng tính lâu bền cho sản phẩm. Nhưng chính bởi thế mà chất liệu này lại gây nguy hại tới môi trường.
Abhishek Bansal, trưởng ban bền vững tại trụ sở sản xuất ở Ấn Độ của thương hiệu Arvind chia sẻ nỗi quan ngại rằng gia tăng độ bền của sản phẩm nhưng không có sự cấu thành của polyester là một chướng ngại lớn. Nhưng thực chất, thử thách thật sự lại là đáp ứng được tất cả mọi tiêu chuẩn giám định đồng thời. Trong quá khứ, Bansal đã từng thực hiện một bộ sưu tập bền vững với mục tiêu để thay đổi một khía cạnh trong quá trình sản xuất, sử dụng nguyên liệu cotton tự nhiên hay áp dụng một cách thức xử lý khác biệt. “Nhưng trường hợp này còn phức tạp hơn thế bởi vì có rất nhiều thứ đang được cố gắng để thay đổi đồng thời”.
Nhà cung cấp Hirdaramani có trụ sở tại Sri Lanka đã tiến hành thực nghiệm với phương pháp phát triển chất liệu để đáp ứng được với tiêu chí kiểm định. Họ đề cao việc cân nhắc rằng điều gì sẽ xảy đến với chất liệu khi nó đã quá hạn sử dụng, và đó chính là một yếu tố để những nhà thiết kế chất liệu cân nhắc trong quá trình làm việc. Tính tuần hoàn sẽ trở nên khả thi, một khi quy trình thiết kế loại bỏ được việc tổn hao ra khỏi vòng đời của sản phẩm.
Để đạt được thành công như mong đợi, tất cả mọi người trong chuỗi dây chuyền cần phải chung tay, đặc biệt là các thương hiệu. “Chúng tôi, những nhà sản xuất không thể nào sản xuất tận 500,000 chiếc quần jeans theo đáp ứng đúng tiêu chí xoay vòng nếu như đó không phải là nguyện vọng đến từ các thương hiệu”.
Hướng mở cho thử thách
Để có thể khiến sự thay đổi cần thiết đáp ứng được đủ mọi tiêu chuẩn giám định sẽ đòi hỏi đến việc đầu tư, và giải pháp cho công đoạn hậu cần, như thu nhặt sản phẩm để tái chế khi chúng hết hạn sử dụng đối với người tiêu dùng.
Đó là trách nhiệm của nhà cung ứng trong việc nghiên cứu và phát triển những công đoạn cần thiết trong việc cung ứng bằng việc tạo ra chất liệu vải có độ bền cao. Nếu các thương hiệu đồng thuận với mức giá thành gia công cao hơn để gia tăng độ bền của sản phẩm thì điều đó hoàn toàn khả thi. Quan trọng nhất vẫn là các khoản đầu tư cần thiết cho quy trình cung ứng, sản xuất nguyên liệu với phương cách mới sẽ được diễn ra nhanh hơn, “Chúng tôi có một nguồn lực hạn chế trong việc đầu tư vào quá trình nghiên cứu từ gia công đến cung ứng. Tiến độ rất chậm nhưng nếu có thêm hơn nguồn đầu tư thì tiến trình giúp cho ngành công nghiệp trở nên tốt hơn sẽ nhanh chóng được thúc đẩy”, chia sẻ bởi Abhishek Bansal.
Tổng quan, mục tiêu đề ra bởi dự án Jeans Redesign là nhằm thiết lập sự hợp tác và thúc đẩy ngành công nghiệp denim chuyển mình thành mô hình xoay vòng. Tất cả chỉ đang trong quá trình thử nghiệm nên sẽ có những thất bại và bài học cần được rút ra. Tổ chức cũng mong rằng các thương hiệu sẽ bắt đầu với những gì mà họ cho là hợp lý.
Thương hiệu Blue of a Kind cũng đang phát triển từ bốn đến sáu phong cách khác nhau khi tham gia dự án này. Trong khi đó, Abhishek Bansal – đại diện của thương hiệu Arvind tiết lộ rằng họ đang lên kế hoạch từ 10-20 thiết kế đáp ứng theo những quy chuẩn của tổ chức nhưng vẫn đồng thời đáp ứng tính thương mại của sản phẩm và từ đây sẽ phát triển thêm hơn.
“Đối với chúng tôi, đây là một hành trình học hỏi dài hơi, và đây chỉ là điểm bắt đầu”, chia sẻ bởi Francois Souchet – người đứng đầu tổ chức tiên phong Make Fashion Circular. Ông giải thích lí do tại sao những mục tiêu ngắn hạn được đề ra, là để các thương hiệu thích ứng và hỏi học được từ những lần thử nghiệm của mình để sau đó áp dụng trên diện rộng. “Cách thức chúng tôi tiếp cận dự án Jeans Redesign là làm sao để có thể bắt đầu quá trình thực nghiệm quy cách mới và tích lũy kinh nghiệm từ đó, và việc tạo ra những sản phẩm theo mô hình xoay vòng như vậy có ý nghĩa như thế nào?”
Tất cả thương hiệu và nhà cung cấp tham gia dự án đều cho rằng giá trị của dự án là việc đưa mọi người lại với nhau để cùng thúc tiến phát triển thay vì những nỗ lực biệt lập như trước. Chẳng hạn như chế tác ra chất liệu bền vững, giảm thiểu lượng nước tiêu thụ tại từng cơ sở sản xuất, và đưa ra những câu hỏi mang tính quy mô, thử thách để giúp tìm ra đáp số và thay đổi cục diện của toàn ngành công nghiệp theo từng phân mục nền tảng nhất.
“Hiện tại, chúng ta vẫn đang ở một thị trường mà người tiêu dùng bị dẫn dắt bởi giá thành sản phẩm hơn là những gì thuộc về bản chất của sản phẩm. Ý tưởng hiện tại là tạo ra một khối thống nhất được cam kết bởi số đông doanh nghiệp để cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn, và dựa vào đó để thiết lập một cách kinh doanh mới ra bên ngoài thế giới”, CEO của thương hiệu Blue of a Kind – Fabrizio Consoli chia sẻ cùng tờ Vogue Business.
Bài viết được chuyển ngữ từ trang Vogue Business
Thực hiện: Fellini Rose