Sự trỗi dậy của Hip-Hop
Ngày đăng: 14/08/17
Khép lại mùa trình diễn các bộ sưu tập Thu Đông 2017 tại New York, một trong những show diễn được mong đợi nhất phải kể đến Marc Jacobs. Những hiệu ứng thị giác mà ông đem lại cho đám đông luôn được chờ đợi và show diễn Fall Winter 17 vừa qua diễn ra đã không phụ lòng giới mộ điệu.
Công viên Avenue Armory tại New York và đường phố bên ngoài trở thành sàn diễn phơi bày nguồn cảm hứng hip-hop. Hai hàng ghế kim loại lấp lánh giữa hội trường, không có âm nhạc làm nền hay ánh sáng được thiết lập để bắt đầu show diễn. Người mẫu, lần lượt bước ra, trong im lặng, đi qua hội trường và lẳng lặng ra ngoài – nơi mà âm thanh huyên náo của phố thị thay thế cho nhạc nền sân khấu.
Điểm đáng chú ý của show diễn, Jacobs đã giải thích về bộ sưu tập của mình: “sự thừa nhận và lòng tôn vinh một cách kính trọng đối với nét tao nhã và sự đáp lại của thời trang đối của thế hệ được tạo nên bởi nền văn hóa thanh thiếu niên đường phố”. Cảm hứng chính của ông bắt nguồn từ chuỗi tài liệu của Netflix “Hip-hop Evolution”. Và mọi thứ đã diễn ra với những sợi dây chuyền vàng to lớn xuất hiện trong hầu hết các look, những chiếc túi cầm tay mini với sợi dây xích và những bộ trang phục baggy kết thúc bộ sưu tập như một lời ngợi ca đối với hip-hop. Nhà thiết kế tự mình mặc một bộ trang phục đơn giản với sợi dây chuyền vàng to lớn cùng với mặt to đùng xuất hiện.
Hip-hop và thời trang đã là bạn đồng hành thân thiết từ rất lâu, tuy nhiên giờ đây mối quan hệ giữa chúng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.
Nhắc lại sự xuất hiện của hip-hop vào những năm 1970 khi thể loại này lần đầu được biết đến, tinh thần của nó đã ảnh hưởng sâu sắc vào sự tự biểu hiện. Phóng viên và nhà nghiên cứu Jeff Chang, trong quyển sách gây chú ý với dư luận “Can’t Stop Won’t Stop: A History of the Hip-Hop Generation” đã tìm thấy hip-hop như một chiếc neo đậu trong lúc xã hội hỗn loạn ở Bronx vào những năm 70. Ban đầu đó chỉ là một hình thức chống đối xã hội nhưng sau đó âm nhạc đã phân tách thành một nền văn hóa riêng biệt từ chính nó.
Hip-hop và thời trang đã là bạn đồng hành thân thiết từ rất lâu, tuy nhiên giờ đây mối quan hệ giữa chúng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.
Xác định toàn bộ nguồn gốc của một nền văn hóa cũng giống như mò kim đáy biển – gần như bất khả do số lượng yếu tố cấu thành. Nhưng về nguồn gốc của hip-hop được ghi nhận, có thể kể đến những tên tuổi ban đầu như Clive Campbell (được biết đến như DJ Kool Herc), Kevin Donovan (được biết đến là Afrika Bambaataa) và Joseph Saddler (Grandmaster Flash).
Nelson George từng miêu tả về một trong những màn trình diễn hip-hop được coi là đầu tiên: “Mặt trời còn chưa lặn, trẻ em đã đổ xô ra đường, chờ đợi một điều gì đó xuất hiện. Một đám người bước ra khỏi bàn, thử đĩa hát. Họ mở ổ cắm của chiếc đèn, lấy thiết bị gắn vào – Boom! Kool Herc đã tạo nên một concert ngay giữa trường học. Anh ta đứng tại chiếc bàn xoay và mọi người dõi theo tay anh. Mọi người nhảy múa, tuy nhiên cũng có vài người chỉ đứng, nhìn những gì anh ta làm”.
Âm nhạc của những DJ này vượt quá giới hạn của bất kì căn phòng hay buổi party nào. Âm nhạc này là cho đường phố, những tay rapper, sản sinh ra những vũ công và nghệ sĩ graffiti, những người được xem là trụ cột của nền văn hóa hip-hop. Khi nó được hình thành ban đầu, những nghệ sĩ này không được coi là biểu tượng của phong cách cũng như không hề khoe khoang trước đám tín đồ. DJ Kool Herc, người được ca ngợi là cha đẻ của hip-hop, chưa bao giờ đạt được thành công về thương mại, một phần bởi vì âm nhạc của ông chưa bao giờ được thu âm.
Âm nhạc của những DJ này vượt quá giới hạn của bất kì căn phòng hay buổi party nào. Âm nhạc này là cho đường phố, những tay rapper, sản sinh ra những vũ công và nghệ sĩ graffiti, những người được xem là trụ cột của nền văn hóa hip-hop.
Cho tới những năm 70 trong thời kì tính xác thực của thủ công bị phai màu bởi sự quyến rũ của chủ nghĩa thương mại. Năm 1979, nhóm nhạc hip-hop 4 thành viên The Sugarhill Gang đã gia nhập dòng nhạc chính thống khi bài hát của họ xuất hiện trên bảng xếp hạng Top 40. Thế giới bây giờ đã làm quen với thể loại này và công nhận nó, cùng nhiều mong muốn hơn thế nữa. Chang đã viết rằng “sự căng thẳng giữa văn hóa và thương mại sẽ trở thành một trong những điểm chính của thế hệ hip-hop”.
Khi câu chuyện kể về văn hoá có sự thay đổi, nó đã viết lại bản thân như là một ngành công nghiệp đẻ ra tiền. Phong cách mang ảnh hưởng đầu tiên của hip-hop là trang phục của những breakdancers (hay gọi là b-boys). Những chọn lựa, thiên về việc không hạn chế sự di chuyển, lấy cảm hứng từ những bộ trang phục nylon, áo gió với mỹ trùm đầu, sneakers và trên đầu thường có nón lưỡi trai hoặc mũ len trùm đầu. Theo cùng với sự phổ biến của những điệu nhảy, các mẫu thiết kế dành cho các b-boy càng chất hơn vào đầu những năm 80. Họ là những người nổi tiếng với phong cách – đặc biệt là với giày thể thao – trong đó nổi trội là những thương hiệu như Adidas, Puma, Fila, Nike và Reebok.
Phong cách mang ảnh hưởng đầu tiên của hip-hop là trang phục của những breakdancers (hay gọi là b-boys).
Quan hệ giữa nền văn hoá hip-hop và sneakers đã trở nên gắn kết với nhau – gắn chặt như một lời tuyên thệ. Sự hợp tác giữa Kanye West và Adidas đã tạo ra Yeezy – một trong những dòng giày mang phong cách đường phố cực chất. Đối với nhiều nghệ sĩ rap (từ Snoop Dogg đến Kendrick Lamar), những bộ sưu tập giày thể thao họ hợp tác thành công đã giúp củng cố danh tiếng trong làng nhạc.
Bên cạnh ảnh hưởng trong ngành giày dép, bản thân hip-hop cũng dần được công nhận và trở nên phổ biến, quyền lực của nó ngày càng lớn mạnh. Và sự phát triển của nó trong ngành công nghiệp âm nhạc không khỏi khiến nó thành một công cụ kiếm ra tiền. Jay Z đưa ra tuyên bố “Tôi không phải là một doanh nhân, tôi là một người kinh doanh” trong “Diamonds Are Forever” (Remix) của Kanye West năm 2009.
Sự thay đổi trong quan điểm của hip-hop đối với thương mại có thể được quan sát trên ranh giới của thời trang. Trong những ngày đầu tiên khi ra mắt, những thương hiệu như Cross Colors và Karl Kani phản ánh lối sống riêng biệt của hip-hop. Trong khi Karl Kani được xác nhận như một trong những rapper vĩ đại nhất mọi thời đại, Tupac Shakur, Cross Colors sản xuất “trang phục không định kiến”. Đây là những bộ trang phục thiết kế trong thời kì đầu tiên vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện giờ, những thương hiệu này, phong cách cá nhân từng được thiết lập ít còn liên quan đến những gì trước đây.
Sự lựa chọn của các nghệ sĩ hip-hop ngày hôm nay thường là các nhãn hiệu thời trang cao cấp hàng đầu, sự khiêm nhường của đường phố trước đây dần dần bị bỏ quên.
Sự lựa chọn của các nghệ sĩ hip-hop ngày hôm nay thường là các nhãn hiệu thời trang cao cấp hàng đầu, sự khiêm nhường của đường phố trước đây dần dần bị bỏ quên. Trong bài hát của Migos về Versace năm 2013 – Drake, tên của nhà mốt xa xỉ của Ý được lặp lại hàng trăm lần trong bài hát dài 4 phút. Jay-Z đã gọi Gucci – “red and green G’s all on my hat”, “more G’s on me, than a late ’80s Gucci leather” – trong các bài hát tên của thương hiệu hầu như được lặp đi lặp lại đủ để đi vào tâm trí người nghe. West, một trong những người đóng góp nổi bật nhất cho giới thời trang, cộng tác với Balmain trong một đoạn video âm nhạc, một phần trong chiến dịch quảng bá của mình với single “Wolves”.
Đã qua rồi là những ngày tháng mà các nghệ sĩ như Tupac và Notorious B.I.G trong thời kì hoàng kim của hip-hop thống trị phong cách ăn mặc giới hip-hop. Gu thẩm mỹ khiêm tốn của những năm 70 và 80 cũng không còn nữa. Rời khỏi đống hoang tàn của quá khứ, các rapper đã dọn sạch nó. Trên thảm đỏ, họ lựa chọn những bộ trang phục tinh tế và hoàn hảo của các nhà thiết kế như Tom Ford và Riccardo Tisci.
Khi các nghệ sĩ hip-hop thích các nhà thiết kế cao cấp, đổi lại rapper này đi đầu trong chiến dịch quảng bá của nhà mốt, thúc đẩy về mặt thương mại.
Đây là một sự trao đổi có lợi cho đôi bên. Khi các nghệ sĩ hip-hop thích các nhà thiết kế cao cấp, đổi lại rapper này đi đầu trong chiến dịch quảng bá của nhà mốt, thúc đẩy về mặt thương mại. Rapper ASAP Rocky trong sự hợp tác với J.W. Anderson năm ngoái, trong chiến dịch quảng bá cho Dior Homme Thu Đông 17 đã gia tăng thứ hạng trong giới thời trang.
Đôi khi mối quan hệ giữa nhà thiết kế và hip-hop còn tiến xa hơn nữa khi mà các nghệ sĩ hợp tác trong một bộ sưu tập. Năm 2008, Pharrell Williams đã cùng tạo ra một dòng trang sức với Louis Vuitton. Nhà mốt của Pháp sau đó đã hợp tác với Kanye West trong bộ sưu tập giày dép.
Còn đối với đồng hồ, có lẽ ý định mời một nghệ sĩ hip-hop làm đại diện trên các ấn phẩm quảng cáo thời trang cao cấp sẽ được coi là viển vông. Tuy nhiên, hip-hop đã giành được sự tôn trọng đáng kể, làm mờ đi những biên giới đã tách biệt nó từ buổi ban đầu. Có thể gọi đó là sự buôn bán, hay một góc của thương mại hoặc giả là kinh doanh đều hoàn toàn có thể.
Thực hiện: Koi
Theo Kames Narayanan/ Tsingapore