Phù thủy thời trang Jun Takahashi
Ngày đăng: 29/08/17
Đầu năm nay, trên sân khấu Paris, một người im lặng bước dưới ánh đèn. Cô đang mặc một chiếc váy “honeycomb-net” với phần vai được làm bằng kỹ thuật organza, tóc cô bệnh chặt vào hai bên. Với những âm thanh được đệm đặc sắc bởi Thom Yorke của Radiohead, cô bắt đầu di chuyển giống như một con búp bê đã được lên dây cót được điều khiển bởi quỷ dữ ẩn sâu bên trong. Cô cúi xuống, căng thẳng, quằn quại, với ánh mắt như bị thôi miên. Sau đó, cô trở lại bóng tối và gia nhập vào đội ngũ những bức tượng sống khác, đằng sau bức màn nhung màu đỏ, những người mặt trang phục đính lông vũ, nữ hoàng mang mặt nạ như côn trùng, mũ đội như các nữ tu dòng Flemish thế kỷ 15. Đây là chương trình Fall Women 2017-2018 của Jun Takahashi cho nhãn hiệu Tokyo – Undercover.
Takahashi không phải lần đầu được biết đến khi mà Undercover đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập cách đây hai năm với một cuộc triển lãm lớn ở Nhật Bản – nhưng cảnh tượng tuyệt vời này dường như là sự khởi đầu của một cái gì đó: sự thẩm mỹ tột bậc, mỗi mùa nối tiếp nhau, ngày càng trở nên trau chuốt và không theo quy ước, vượt lên trên tất cả, là tính tinh vi.
Valerie Steele, giám đốc Bảo tàng Viện Công nghệ thời trang tại thành phố New York, đã ngưỡng mộ Takahashi nhiều năm trước khi cô bắt đầu thu thập tác phẩm của ông cho một cuộc triển lãm năm 2010 tại FIT mang tựa đề “Japan Fashion Now”. Mọi người nghĩ rằng mình biết về thời kỳ cách mạng thời trang Nhật Bản những năm 80 và 90, nhưng ít ai biết về những gì diễn ra sau đó. Takahashi được Valerie Steele gọi là một trong những điều thú vị nhất của thế kỷ 21. Từ những màn trình diễn của Jun Takahashi không chỉ gợi nhớ đến những tượng đài như Alexander McQueen, John Galliano và Vivienne Westwood mà dường như còn trở về một thời đại đã mất của thời trang.
Jun Takahashi – một trong những điều thú vị nhất của thế kỷ 21.
Buổi trình diễn mang tên “But Beautiful III, Utopie: A New Race Living in Utopia”, đã trình bày những thiết kế phức tạp của Jun Takahashi. Khi nhắc đến Undercover, dường như luôn có cái gì đó của một sự phân chia nhân cách. Tại Nhật Bản, phần lớn đều biết đến với những bộ đồ thể thao đường phố (áo phông khẩu hiệu, hoodies, parkas) bắt nguồn từ nền văn hóa trẻ trung lạ lùng được sinh ra tại khu phố Harajuku của Tokyo vào đầu những năm 90, đồng sở hữu của Takahashi một cửa hàng được yêu thích tại Harajuku mang tên gọi Nowhere, anh đã mở cửa hàng vào năm 1993 với một người bạn học gọi là Nigo, người đã sáng lập ra một nhãn hiệu khác là A Bathing Ape.
Hiện thân của Undercover là tiền thân của sự cộng tác từ Takahashi với Supreme, Nike và Uniqlo, cho đến một cửa hàng flagship trong khu Aoyama giàu có. Tuy nhiên, về mặt quốc tế, Takahashi được biết đến với một cái gì đó khá khác biệt: sự sáng tạo không bị xiềng xích từ các show diễn của ông cùng tinh thần của Rei Kawakubo, người sáng lập Comme des Garçons.
Bản thân Takahashi cảm thấy sức mạnh của mình nằm ở đâu đó giữa hai điều được học. Mặc dù anh đã làm túi xách dưới hình dạng của bộ não và áo khoác được làm từ các lớp màu đen như xương sọ, show diễn mới nhất này cho thấy một mức độ kịch tính hơn hẳn bình thường. “Tôi không quan tâm đến các chương trình thời trang nơi các người mẫu chỉ xuất hiện. Những gì tôi muốn thể hiện thông qua một show diễn là quan điểm của tôi về thế giới. Tôi muốn thực sự di chuyển mọi người. Tôi cần những giai đoạn như vậy và tôi còn cần cân bằng những bộ quần áo để có thể mặc được nhiều hơn”.
Văn phòng Takahashi nằm trên tòa nhà 4 tầng, nằm tại phường Harajuku nhộn nhịp, sầm uất. Các máy làm mẫu rập đặt ở tầng hầm, và vào những thời điểm nhất định, có một số lượng người đáng kể lên và xuống các bậc thang bằng kim loại màu đen, để trình bày công việc và cần cấp trên phê duyệt.
“Tôi không quan tâm đến các chương trình thời trang nơi các người mẫu chỉ xuất hiện. Những gì tôi muốn thể hiện thông qua một show diễn là quan điểm của tôi về thế giới…” Jun Takahashi
Takahashi, nơi anh làm việc, bao quanh bởi những người thợ. Có một cặp loa từ những năm 60 to lớn, những cuốn sách nghệ thuật và sách phác thảo từ các bộ sưu tập trước đây được sắp xếp gọn gàng trên các kệ. Gầy gò, thành thực, Takahashi, 47 tuổi, ngồi dựa vào chiếc ghế da thuộc trăm năm tuổi. Khi được hỏi có bao giờ anh lo lắng trong việc tìm kiếm ý tưởng? “Tôi đã làm việc đó rất lâu rồi tôi biết rằng một thứ sẽ xuất hiện”, anh trả lời.
Dọc theo cánh tay của Takahashi đầy những hình xăm mũi nhọn, với họa tiết dân tộc. Hình xăm, với ý nghĩa của nền văn hoá gangster, không được tán thành tại Nhật. “Họ bị cấm ở một số nơi,” anh nói. “Bạn không thể đi tắm ở nhà tắm công cộng nếu có hình xăm, và tôi che đậy mỗi khi tôi đến trường học của con trẻ” (Con gái anh năm nay 15 và con trai lên 10). Chi tiết này là một ví dụ về cách mà anh ấy điềm tĩnh cân bằng giữa hai thế giới – một nhà tiên phong và một người của gia đình, đường phố và sàn diễn – điều này dường như trái ngược với nhau.
Takahashi lớn lên ở một thị trấn nhỏ thuộc quận Gunma, một khu vực nông thôn cách Tokyo khoảng hai tiếng đồng hồ lái xe, nơi cha mẹ anh điều hành công ty lau dọn văn phòng. Thị trấn Kiryu đã nổi tiếng từ thế kỷ thứ tám cho việc sản xuất hàng dệt may: vải tơ, ren, thêu và thảm được xuất khẩu sang phương Tây. Trước nhà Takahashi, có một nhà máy và bên cạnh trường học là một dòng sông, nơi nhuộm vải. Điều này không có tác động đặc biệt nào đối với anh khi còn nhỏ, những gì anh yêu nhất là vẽ: quái vật, robot, cơn ác mộng. Nhưng nhiều thập kỷ sau, khi thiết kế bộ sưu tập mùa xuân năm 2005, anh muốn một bộ vải lụa trắng và hồng hình hàm răng đặc biệt được làm ở Kiryu.
Thời niên thiếu, anh đã xem các bộ phim Nhật Bản (nam diễn viên Yusaku Matsuda, một anh hùng hành động được biết đến ở phương Tây trong vai diễn cuối cùng của anh trong “Black Rain” của Ridley Scott) và nghe nhạc pop và punk – Beatles, Sex Pistols, David Bowie. Anh thường rời bỏ sự im lặng của Kiryu để đến với năng lượng của Tokyo, đi lang thang các cửa hàng đĩa hát, và ở đó anh trở nên quan tâm đến thời trang – những gì mà nó truyền đạt. Cuối những năm 80, anh nói, “là khoảng thời gian cuối cùng khi mà âm nhạc và thời trang vẫn còn liên kết, tôi sẽ nói – mods, punks, rockers, hip-hop. Một khi bạn nhìn vào trang phục của một người, bạn có thể biết loại âm nhạc mà họ yêu thích”.
Văn hoá phương Tây từ lâu đã được lồng vào, diễn dịch và nhấn mạnh ở Nhật Bản, như các bộ phim của Akira Kurosawa, của John Ford và những cuốn tiểu thuyết của Haruki Murakami và Raymond Chandler. Ở một mức độ nào đó, những loại phân biệt này, giữa Đông và Tây, không thể phát hiện được. Nếu bạn hỏi Takahashi liệu trình diễn trong các show diễn của anh có chút ảnh hưởng nào đến truyền thống Nhật Bản – chẳng hạn như Kabuki – mặt anh run lên, đủ để cho thấy rằng ý tưởng quá không thỏa đáng, trước khi anh ta khước từ hoàn toàn.
Takahashi yêu thích nhãn hiệu Vivienne Westwood’s Seditionaries từ những năm 70. Nhìn qua hình ảnh của hàng chục phác hoạ và hình ảnh từ bộ sưu tập Undercover kể từ năm 2004, người ta có thể nhận ra rằng chúng không chỉ là sự tưởng tượng, mà còn rất vui nhộn. Có những bộ váy “ăn” những bộ váy khác, vòng eo với ruột tràn ra khỏi chúng và áo khoác trông giống như chúng được làm bằng sơn nứt hoặc giấy dán tường bị lột ra. Nếu một số chương trình của Takahashi gợi nhớ đến McQueen. Trong các show trình diễn mùa thu đã đón nhận nhiều lời khen ngợi. Sau đó đến cái gọi là “new species”, một thế giới giữa côn trùng và con người hơi đáng sợ, tựa đề chương trình là “A new race living in Utopia”. Ấn tượng đó thật huyền diệu: Các sinh vật này đã khai thác thế giới của họ như thế nào? “Câu chuyện dựa trên ý tưởng rằng mọi người đều có quyền sống bình đẳng”, Takahashi nói. “Có một tầng lớp quý tộc và một chế độ quân chủ, nhưng họ không ở trong tình trạng nguy hiểm.”
Takahashi cũng đã phá vỡ thẩm mỹ truyền thống của những năm 1990, trong thời điểm được xác định bởi sự đơn điệu hoặc những ý tưởng tiên phong của Yamamoto và Miyake. Tác phẩm của Takahashi mang đến sự tươi tắn, thô bạo, độc nhất.
Sau khi rời Kiryu, Takahashi học ở trường Thời trang Bunka ở Tokyo. Yohji Yamamoto đã học ở đó vào cuối những năm 60, Tsumori Chisato vào giữa thập niên 1970 và Junya Watanabe vào đầu thập niên 80. “Tôi đã nghĩ có những người tuyệt vời, điên khùng và thú vị ở đó. Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người yêu âm nhạc như tôi. Nhưng nó hoàn toàn khác. Tất cả các cô gái mặc váy ôm sát cơ thể. Đó không phải là phong cách của tôi”. Thay vào đó, anh đã mạo hiểm vào thành phố, tìm ra nơi của mình trong câu lạc bộ đêm. Trước khi tốt nghiệp, anh cho ra mắt Undercover, đồng thời đi theo học việc ở Rei Kawakubo. Takahashi cũng đã phá vỡ thẩm mỹ truyền thống của những năm 1990, trong thời điểm được xác định bởi sự đơn điệu hoặc những ý tưởng tiên phong của Yamamoto và Miyake. Tác phẩm của Takahashi mang đến sự tươi tắn, thô bạo, độc nhất.
Năm năm sau, anh gặp một nhà sản xuất chương trình thời trang tên là Yoshio Wakatsuki. Họ gặp nhau tại một câu lạc bộ đêm 10 ngày trước khi Takahashi giới thiệu bộ sưu tập thứ ba của Undercover. Wakatsuki đã làm việc cho Rei Kawakubo, và đã tổ chức các buổi trình diễn cho Issey Miyake, nhưng anh hiểu rằng Takahashi về cơ bản là chống lại hệ thống thời trang bấy giờ. Bong bóng kinh tế vừa bùng nổ ở Nhật Bản.
Những chương trình đầu tiên của Undercover đã được tổ chức theo phong cách du kích, trong các kho hàng và bãi đỗ xe, với nhiều bạn bè quay quanh người mẫu, nhiều người say rượu và cãi nhau. Báo chí đã ngồi ở hàng ghế sau, trong khi nhóm người hâm mộ của Takahashi ngồi ở phía trước, trên sàn nhà. Wakatsuki chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy – cách sắp xếp hoặc trang phục. Ví dụ, những đôi giày với những giọt sơn hay áo dệt kim cắt đầy những vết cắt gây sốc.
Wakatsuki nói Takahashi không bao giờ tin tưởng vào người trong giới thời trang. Chính xác hơn Takahashi là một nghệ sĩ nhiều hơn một nhà thiết kế thời trang, với nhiều mối bận tâm của người nghệ sĩ.
Wakatsuki nói Takahashi không bao giờ tin tưởng vào người trong giới thời trang. Chính xác hơn Takahashi là một nghệ sĩ nhiều hơn một nhà thiết kế thời trang, với nhiều mối bận tâm của người nghệ sĩ. Đối với bộ sưu tập mùa xuân năm 2009, thay vì một chương trình, Takahashi đã làm một cuốn sách ảnh khoa học viễn tưởng. Anh đã thiết kế một bộ sưu tập hoàn chỉnh để tôn vinh nhà làm phim Séc 0 Jan Svankmajer. Anh cũng rất kính trọng nghệ sĩ piano jazz năm 60, Bill Evans. Vào năm 1974, Evans đã thu âm một album live với nhạc sĩ saxophone Stan Getz có tựa đề “But Beautiful”, Takahashi đã sử dụng cụm từ đó trong tiêu đề cho show diễn mới nhất của mình “But Beautiful III, Utopie”. Những thiết kế của anh cũng đã phản ánh tinh thần đó: táo bạo, đen tối, hài hước, hoang dã… nhưng thực sự đẹp.
Jun Takahashi rất nghiêm khắc về thời gian của mình. Anh rời công sở lúc 7 giờ tối và ăn tối với vợ Rico, một cựu người mẫu và các con. Takahashi đi nghỉ cuối tuần, thậm chí ngay trước buổi trình diễn, với anh điều đó là bình thường. Wakatsuki nghĩ cuộc sống gia đình là chìa khóa thành công của Takahashi. Cha mẹ của Takahashi đến Paris mỗi lần trình diễn và ngồi ở hàng ghế đầu – họ chưa bao giờ bỏ lỡ một chương trình nào. Anh trai của Takahashi đảm nhận việc kinh doanh gia đình tại Kiryu, ông ấy đến Undercover hai ngày mỗi tuần để giúp cho việc kinh doanh của Takahashi. Con gái Takahashi thì bắt đầu thử sức với vai trò người mẫu.
Wakatsuki nhớ lại rằng Takahashi đôi khi đã được lấy cảm hứng từ đồ chơi của con trai mình. Bộ sưu tập năm 2003, “Paper Doll”. Bản thân Takahashi nghĩ rằng anh ấy không hề thay đổi về mặt cơ bản – mặc dù anh ấy nói thêm rằng “mỗi ngày, tôi cảm thấy mạnh mẽ vì tôi nhận thức về bản thân như một người cha”. Wakatsuki vẫn còn nhớ những ngày đầu nổi loạn của Takahashi, “Ấn tượng đầu tiên của tôi, khi tôi nhìn thấy Tokyo Sex Pistols là chất punk. Nhưng kể từ khi anh ta gặp vợ và có con, tôi đã cảm thấy sức mạnh sáng tạo của anh ta tăng vọt. Những gì trong anh ta vẫn là chất punk. Ý nghĩ chống lại đám đông – đó là những gì anh ta muốn thể hiện. Nhưng anh ấy lại mộng mơ hơn, vui tươi hơn, mềm mại hơn. Đó là tình yêu. Yếu tố đang trở nên mạnh mẽ và mạnh mẽ hơn nữa bên trong anh ta”.
Lược dịch: Koi
Theo NYtimes